Dạy trên truyền hình: Từ bục giảng đến trường quay

Theo dõi VGT trên

Dù là những giáo viên giỏi, các thầy cô dạy trên truyền hình vẫn gặp phải những vất vả và áp lực riêng, khi đằng sau chiếc camera kia là hàng triệu ánh mắt dõi theo của học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

Dạy trên truyền hình: Từ bục giảng đến trường quay - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Mai Hạnh trong tiết giảng ngữ văn trên truyền hình – Ảnh: TRỌNG NHÂN

Sở GD-ĐT TP.HCM đang phối hợp Đài truyền hình TP.HCM dạy học qua truyền hình lớp 9 (môn toán, văn, ngoại ngữ) và lớp 12 (toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa, sinh), phát sóng tất cả các ngày trong tuần.

Dạy 45 phút, chuẩn bị một ngày

“Mình dạy một tiết thao giảng cho các thầy cô trong tổ là thấy áp lực lắm rồi, còn giờ là dạy cho cả thành phố xem” – ThS Nguyễn Quang Vũ, Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Gò Vấp, TP.HCM), phụ trách môn sinh học lớp 12 trong chương trình, chia sẻ tâm trạng lo lắng những ngày đầu khi vừa được giao nhiệm vụ dạy trên truyền hình mùa dịch COVID-19.

Thầy nói tất cả mọi thứ từ kiến thức đến hình thức phải chỉn chu từng li từng tí, một bài giảng khi phát sóng chỉ dài khoảng 45 phút nhưng thầy phải bỏ một ngày ròng chuẩn bị giáo án.

Chưa hết, thầy còn “khổ công” luyện nói, luyện đọc tại nhà hàng chục lần chẳng khác gì một phát thanh viên chuẩn bị cho lần đầu ghi hình. Do đứng trên bục giảng đã quá quen, với những học trò quen mặt nên phong cách giảng dạy, cách dùng câu từ đậm màu lớp học.

Nay trên trường quay mọi thứ cần khác đi, trước mặt toàn máy quay phim, đèn chiếu, cũng không được dùng từ ngữ quá tự nhiên như thông thường.

“Mình phải soạn thật kỹ từng chỗ phải nói như thế nào, chỗ kia diễn đạt ra làm sao để các em xem có cảm giác như mình đang tương tác với nhau” – thầy Vũ nói.

Với phái nữ như cô Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), phụ trách môn ngữ văn lớp 9 trong chương trình ôn tập, bề ngoài khi lên sóng cũng là một áp lực không nhỏ.

Là giáo viên ngữ văn khiến cô tự đặt ra yêu cầu cao hơn: phải thật chuẩn, từng câu, từng chữ, cách diễn đạt mượt mà và đặc biệt không được vấp váp.

Bởi phải chăm chút từng chút một, cô Hạnh kể hôm nào cũng mất từ 8h sáng đến hơn 12h trưa mới quay xong ba tiết ngữ văn, trong khi trên bục giảng ba tiết này chỉ khoảng 2 tiếng 15 phút.

Khó cân bằng cho các cấp độ

Từng có nhiều kinh nghiệm dạy học trên truyền hình nhưng thầy Vũ chia sẻ hình thức dạy học này không hề dễ.

Ở lớp có những chỗ thầy trò dễ dàng trao đổi, hỏi đáp nhưng trên sóng thì được giao bao nhiêu phút phải “độc thoại” hết bấy nhiêu. Từ đó người dạy rất dễ “lướt” giáo án, nếu không chuẩn bị giáo án thật kỹ thì chỉ nói tầm 20-25 phút đã hết bài.

Video đang HOT

Cân bằng các cấp độ kiến thức trong từng bài giảng cũng là một điều trăn trở.

“Tôi ưu tiên những kiến thức cơ bản, những điểm quan trọng tôi thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài để các em học sinh chậm có thể hiểu chắc. Đan xen vào đó là những câu khó cho các em khá giỏi.

Tôi cũng chú ý nhấn vào các lỗi sai các em hay mắc phải bởi chính từ các lỗi sai này, các em sẽ nắm bài kỹ hơn” – thầy Vũ Vạn Xuân, hiệu trưởng Trường TH-THCS Việt Mỹ (Tân Bình), phụ trách môn tiếng Anh lớp 9 trong chương trình ôn tập, nói.

Trong khi đó cô Mai Hạnh chia sẻ trên lớp cô trò rất hiểu nhau, chỉ cần một ánh mắt hoặc một cử chỉ gì của cô là học trò đã hiểu phải làm gì. Trên truyền hình mọi thứ đều phải tiết chế và chuẩn mực, lại khó dùng ngôn ngữ hình thể.

Dạy “một lèo” nên đôi lúc trong bài giảng cần các em lắng đọng để thấm lời dạy, cảm cái hay của bài thì đành “bó tay”. Trên sóng nếu dừng sẽ làm thời gian chết.

“Tôi khá tiếc khi đôi chỗ rất muốn có đôi ba phút lắng đọng cho các em hiểu hơn và cảm hơn về bài giảng” – cô Hạnh nói.

Học sinh lịch sự

Các bài sau khi phát sóng đều được đài đăng tải trên kênh YouTube riêng, thầy Nguyễn Quang Vũ thường xuyên lên xem lại phần giảng của mình và đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.

Thầy Vũ chia sẻ trước khi ghi hình thầy khá lo lắng về chuyện liệu sẽ nhận phản hồi ra sao và đặc biệt có vấp phải những bình luận thái quá hay không.

Tuy nhiên thầy cho biết thực tế số bình luận khen nhiều hơn, xen vào là những góp ý tâm huyết của các em trên tinh thần xây dựng với câu từ và lời lẽ rất lịch sự. Nhiều em còn đặt thêm câu hỏi, thầy cũng nhiệt tình giải đáp.

“Không chỉ bài của mình mà ở các bài giảng của các thầy cô khác, học sinh bình luận rất lịch sự” – thầy nói.

- “Tôi chọn cách dạy chậm rãi để các em tiếp thu đầy đủ kiến thức hơn. Trên truyền hình khó giao tiếp với các em, nên nếu tốc độ giảng nhanh dễ làm các em không theo kịp bài”.

Cô Nguyễn Ngọc Thùy Trinh (Trường trung học Thực hành Sài Gòn, Q.5, TP.HCM)

- “Vinh dự khi được dạy trên truyền hình cũng có, nhưng phần lo lắng vẫn nhiều hơn như cả thành phố dự giờ. Dẫu vậy trong mùa dịch, chúng tôi đóng góp được gì thì sẽ cố gắng hết sức”.

Cô Lê Phan Phương Ngọc (Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM, phụ trách môn toán lớp 12 trong chương trình ôn tập)

- “Những bình luận, góp ý của học sinh, đồng nghiệp nếu chính xác sẽ là rất quý báu bởi chúng tôi cũng có những sai sót cần phải điều chỉnh để bài giảng được tốt hơn”.

Thầy Nguyễn Anh Minh (Trường THPT Trường Chinh, Q.12, TP.HCM, phụ trách môn hóa học lớp 12 trong chương trình ôn tập)

TRỌNG NHÂN

Dịch Covid-19, cơ hội có 5 thay đổi cho giáo dục Việt Nam

Dịch Covid-19 đã gây hậu quả nặng nề cho giáo dục và đào tạo, khi hàng tỉ học sinh, sinh viên trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải nghỉ học kéo dài và chưa biết khi nào kết thúc.

Dịch Covid-19, cơ hội có 5 thay đổi cho giáo dục Việt Nam - Hình 1

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Người dân vẫn đang chờ phương án của kỳ thi này trong năm nay khi học sinh nghỉ học quá dài vì dịch Covid-19 - Ngọc Dương

Tuy nhiên, dịch Covid-19 không chỉ là thách thức mà nó cũng mở ra những cơ hội mới cho giáo dục nước ta.

Bổ sung luật Giáo dục

Luật Giáo dục 2019 đã được Quốc hội mới thông qua tháng 6.2019 và có hiệu lực từ 1.7.2020 không có một điều khoản nào quy định trong trường hợp một địa phương, một vùng, hay toàn quốc bị thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh xung đột thì việc dạy, học và thi của học sinh, sinh viên như thế nào.

Vì vậy, khi xảy ra dịch Covid-19, Chính phủ, ngành giáo dục và đào tạo (GĐ-ĐT) cũng như các địa phương khó khăn, không chủ động trong việc đưa ra giải pháp kịp thời, hiệu quả. Mặc dù, Bộ GD-ĐT đã 2 lần dự kiến lùi thời gian kết thúc năm học, thi THPT và tinh giản chương trình, nhưng diễn biến dịch bệnh còn phức tạp nên chưa biết lúc nào các trường mới mở lại.

Nhiều nước trên thế giới như Anh, Ấn Độ, Úc... đã hoãn hoặc hủy các kỳ thi THPT. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên xét tốt nghiệp. Nhưng điều này trái với luật Giáo dục, do đó, muốn xét tốt nghiệp thì Quốc hội sửa luật hoặc trong trường hợp Quốc hội không họp được thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết.

Năm 2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho phép bỏ thi tiểu học và đến năm 2005, sửa đổi luật Giáo dục bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở. Cách đây hơn 40 năm, tháng 3.1979, Hội đồng Nhà nước ban hành Lệnh tổng động viên, những học sinh đang học lớp 12 nhập ngũ theo lệnh Tổng động viên đều được đặc cách tốt nghiệp.

Như vậy, đây là điều kiện để Quốc hội bổ sung, sửa đổi luật Giáo dục, quy định đầy đủ các vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh.

Điều chỉnh chính sách du học của Việt Nam

Chiến lược cử người hay khuyến khích người dân đi học ở các nước có nền khoa học và giáo dục phát triển là một chiến lược lâu dài, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc du học này cũng có mặt trái của nó. Theo UNESCO, Việt Nam có hàng trăm ngàn học sinh du học các nước và một năm đầu tư một khoản kinh phí rất lớn, gần 3 tỉ USD. Trong đó, gần 6% là do ngân sách Nhà nước tài trợ và 94% là do người dân tự đầu tư hoặc học bổng tài trợ của nước ngoài. Trong số du học sinh đi học đó, không chỉ học các trường đại học chất lượng cao, học phí cao, mà có cả những trường chất lượng không cao, do học phí thấp. Trong khi, các trường đại học quốc tế trong nước, học sinh Việt Nam chỉ được học với tỷ lệ 10-20% trong tổng số sinh viên.

Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách hạn chế học sinh đi học nước ngoài ở những trường có học phí thấp (Trung Quốc đã thực hiện từ những năm 1980), đồng thời tăng tỷ lệ học sinh Việt Nam học ở các trường quốc tế trong nước.

Bồi dưỡng giáo viên dạy trực tuyến

Theo kế hoạch, đến tháng 9.2020 chính thức triển khai đại trà chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều này muốn thực hiện được, đến tháng 3.2020, các trường tiểu học phải lựa chọn xong bộ sách giáo khoa sử dụng cho trường mình và đến tháng 6.2020 sẽ tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho tất cả giáo viên.

Nhưng việc chọn sách giáo khoa gặp khó khăn và kết thúc năm học muộn, nên việc bồi dưỡng giáo viên sẽ khó khăn. Do đó, Bộ GD-ĐT cần có nhiều phương án như lùi thời gian khai giảng năm học 2020-2021 và tăng chường các hình thức bồi dưỡng giáo viên trực tuyến.

Rõ ràng đại dịch là một thử thách lớn, nhưng qua đây, các nhà xuất bản, trường sư phạm phối hợp với các sở GD-ĐT tăng cường hình thức bồi dưỡng giáo viên từ xa và đẩy mạnh việc tự học, tự nghiên cứu của giáo viên.

Dịch Covid-19, cơ hội có 5 thay đổi cho giáo dục Việt Nam - Hình 2

Giáo viên làm quen với việc dạy trực tuyến, dạy từ xa kể từ khi học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 - Đậu Tiến Đạt

Triển khai dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình

Theo ước tính của UNESCO, đến ngày 24.3.2020, ít nhất có 138 nước đã áp dụng lệnh đóng cửa trường trên toàn quốc, ảnh hưởng tới 80% học sinh toàn cầu (khoảng 1,3 tỉ em). Vì vậy, các nước đã tập trung vào giải pháp học trực tuyến và truyền hình. Các nước như Trung Quốc, Nga, Argemtina, Mexico, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Anh, Mỹ,... đã đẩy mạnh dạy học trực tuyến.

Ở Việt Nam, việc dạy học trực tuyến đã được đề xuất từ lâu nhưng chưa có tỉnh, thành phố nào thực hiện được. Qua dịch Covid-19 , tất cả 63 tỉnh, thành phố đều tổ chức giảng dạy qua truyền hình hoặc giảng dạy trực tuyến. Như vậy, đại dịch này cũng là cơ hội để giáo dục và đào tạo nước ta triển khai dạy học trực tuyến từ trường đại học đến phổ thông, nhất là giảng dạy cho học sinh lớp 9 và lớp 12.

Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như không đảm bảo tính bình đẳng, vì còn nhiều học sinh chưa có máy tính và mạng internet ở nhà, học sinh chưa thực sự chủ động trong học tập, thậm chí một số học sinh đã để tên tài khoản (ID) và mật khẩu công khai trên mạng xã hội để một số đối tượng xấu vào lớp học để quậy phá.

Vì vậy, về lâu dài Bộ GD-ĐT cần có quy định cụ thể và xây dựng quy chế tổ chức lớp học trực tuyến. Các trường sư phạm tăng cường đào tạo về dạy học trực tuyến cho sinh viên sư phạm và các địa phương khuyến khích trung tâm dạy thêm, học thêm sử dụng hình thức học trực tuyến.

Dịch Covid-19, cơ hội có 5 thay đổi cho giáo dục Việt Nam - Hình 3

Giáo viên phổ thông cũng bắt đầu thực hiện dạy học trực tuyến - Đăng Nguyên

Nâng cao vai trò các môn khoa học xã hội và nhân văn

Dịch Covid-19 cho thấy, dù quốc gia có nền khoa học, công nghệ và y tế phát triển cao đến đâu cũng không ngăn chặn được dịch nếu như không có các giải pháp nhân văn như cách ly xã hội triệt để, mang khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, nâng cao ý thức công dân...

Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và xác định "chống dịch như chống giặc". Những giải pháp mà Chính phủ đưa ra xuất phát từ việc coi trọng tính mạng và sức khỏe của nhân dân, hy sinh một phần về kinh tế.

Có thể khẳng định rằng, vai trò các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường phổ thông là rất lớn, góp phần quan trọng hình thành và phát triển những phẩm chất như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

Từ dịch Covid-19, cần đưa vào chương trình giáo duc phổ thông về các đại dịch trên thế giới mà loài người đã vượt qua để các thế hệ học sinh biết và ứng phó. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân cho học sinh, những giá trị cao đẹp và nhân văn của dân tộc Việt Nam để các thế hệ học sinh cần biết đến, trân trọng, giữ gìn và phát huy trong thời đại ngày nay.

Hồ Sỹ Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
"Chị đẹp" Song Hye Kyo lại gây náo loạn với loạt ảnh mới, ngày càng có khí chất tổng tài"Chị đẹp" Song Hye Kyo lại gây náo loạn với loạt ảnh mới, ngày càng có khí chất tổng tài
14:45:09 22/01/2025
Hoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phốHoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phố
15:11:27 22/01/2025
Xuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc AnhXuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc Anh
14:59:44 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Louis Phạm lọt ống kính "team qua đường", nhan sắc thế nào sau phẫu thuật thẩm mỹ?

Louis Phạm lọt ống kính "team qua đường", nhan sắc thế nào sau phẫu thuật thẩm mỹ?

Sao thể thao

20:49:47 22/01/2025
Tối 21/1, trên trang cá nhân, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (hay còn được biết đến với nickname Louis Phạm) gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh diện áo dài đu trend đón tết.
Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Netizen

20:48:46 22/01/2025
Nữ giúp việc bắt đầu công việc từ 5h30 và chỉ được nghỉ ngơi sau 23h mỗi ngày. Chu kỳ mệt mỏi lặp đi lặp lại khiến người phụ nữ kiệt sức.
Nam diễn viên Việt nổi tiếng: "Nhiều khi chỉ muốn đập nát cái xe hoặc về nhà đập cái ly"

Nam diễn viên Việt nổi tiếng: "Nhiều khi chỉ muốn đập nát cái xe hoặc về nhà đập cái ly"

Sao việt

20:47:06 22/01/2025
Mình không thay đổi được gì, chỉ biết chấp nhận và tự làm mình vui. Bởi vì nếu mình bực bội quá, giãy giụa trong mớ hỗn độn đó thì cuối cùng mình làm mình mệt thôi , Trung Dũng bày tỏ.
Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Thế giới

20:44:53 22/01/2025
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Yoon kể từ khi Văn phòng Điều tra tham nhũng với quan chức cấp cao (CIO) thi hành lệnh bắt vào giữa tuần trước.
Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Sao châu á

20:41:31 22/01/2025
Trong video, khi được hỏi về cách thức chia tay bạn trai cũ, Jisoo đã chọn đáp án gặp và nói trực tiếp với đối phương hiện trên màn hình.
Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Pháp luật

20:28:20 22/01/2025
- Chưa xin cấp phép lập dự án, Trần Công Thắng đã rao bán dự án Ruby City, thu tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Tin nổi bật

20:18:21 22/01/2025
Đây là một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai , theo người phát ngôn.
Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Nhạc việt

20:16:57 22/01/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.
7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

Tv show

19:35:39 22/01/2025
Phát sóng tập đầu tiên vào năm 2018, chương trình 7 Nụ cười Xuân từng là món ăn quen thuộc của nhiều khán giả mỗi dịp Tết đến.