Dạy trẻ lớp 1 học ở nhà hiệu quả
Chìa khóa của việc trẻ lớp 1 học online là phụ huynh cần phối hợp với giáo viên. Tính tự học sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển sau này.
Học online, như chúng ta đều biết, có nhiều hạn chế. Trẻ không tập trung, giáo viên không thể sâu sát, cầm tay chỉ việc, phụ thuộc nhiều vào chất lượng Internet, thiết bị và khả năng sử dụng của học sinh.
Trẻ lớp 1 học online đặc biệt vất vả, thời gian đầu gần như mỗi buổi con cần có người kèm, trợ giúp kỹ thuật. Đây là lứa tuổi các con mới chuyển từ giáo dục mầm non, chơi là chính sang môi trường học tập, làm quen với tập đọc, tập viết, làm toán.
Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở chương trình mới, từ cuối mầm non (5 tuổi), các con đã được thầy cô dạy làm quen, tập tô chữ và con số. Dịch bệnh 2 năm qua làm cho nhiều trẻ không học đầy đủ ở trường mầm non nên chưa biết những điều này, lại càng thêm khó khi vào lớp 1.
Để cả gia đình không quá căng thẳng, cha, mẹ cần xác định mục tiêu chính của lớp 1 là các con biết viết, đọc, làm Toán (và Tiếng Anh nếu có thể). Đặt nhiều mục tiêu quá sẽ dễ lan man, gây áp lực cho con và cho người lớn.
Trẻ lớp 1 học online. Ảnh: T.T.
Tiếng Việt
Trong những mục tiêu trên, khó nhất có lẽ là dạy trẻ viết. Là người trực tiếp dạy con mình ở lớp 1, tôi hiểu sự vất vả này.
Việc cầm bút đúng cách, ngồi viết đúng tư thế với trẻ là thách thức thực sự. Thông thường ở trường, các cô sẽ làm mẫu cụ thể để các con bắt chước. Bạn nào chưa làm được, các cô sẽ cầm tay chỉnh nên các con có thể làm quen rất nhanh.
Còn học online, cô chỉ có thể làm mẫu, nhiều con cầm bút sai, cúi sát đầu xuống bàn, lâu dài sẽ gù lưng, viết xấu, viết chậm, từ đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập nói chung. Nếu sai tư thế cầm bút, tư thế ngồi từ bé, lớn lên, trẻ rất khó sửa.
Học sinh lớp 1 thực sự cần sự sát sao, kèm cặp của cha, mẹ. Các em cần học liệu sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt, vở chính tả.
Mỗi ngày, phụ huynh cùng con học tuần tự từng bài trong sách giáo khoa, sau đó làm bài tập trong vở là đủ. Cha, mẹ có thể tham khảo cách dạy trẻ trên Internet như cầm bút sao cho đúng, tư thế ngồi thế nào, vở nghiêng ra sao…
Bên cạnh kỹ năng viết, kỹ năng đọc cần được chú trọng. Hàng ngày, người lớn dạy con đọc to từng bài trong sách giáo khoa, xen kẽ vào đó là đọc những cuốn sách hay trước giờ đi ngủ, giúp khơi dậy tình yêu đọc sách ở trẻ.
Video đang HOT
Việc đọc to quan trọng, giúp trẻ ghi nhớ tốt và phụ huynh cũng nhận ra chỗ nào con đọc chưa đúng để điều chỉnh, cần kiên trì thực hiện.
Thực tế, nhiều học sinh cấp hai đọc đề bài không hiểu câu hỏi hoặc thấy nhiều chữ là bỏ qua. Điều này do từ bé các con chưa được rèn khả năng đọc, nhất là đọc to.
Môn Toán
Dạy môn Toán cho trẻ lớp 1 nói chung tương đối nhẹ nhàng so với viết và đọc, cần học liệu là sách giáo khoa, vở bài tập, bút, thước, nháp. Mỗi ngày, cha, mẹ cùng trẻ học và làm bài tập một tiết học trong sách giáo khoa, sau đó làm bài tập tương ứng trong vở bài tập.
Tiếng Anh
Phụ huynh có thể mua tài khoản uy tín học online, giá hợp lý, hàng ngày cho con đọc theo giọng chuẩn, trả lời câu hỏi của bài học. Sau đó, người lớn cho con chép chính tả đúng, mỗi ngày 1 đến 2 bài, tùy trình độ.
Thời gian đầu, từ vựng của trẻ chưa nhiều, phụ huynh cùng con học và tra từ, cũng là dịp học phát âm chuẩn. Sau này, con lên lớp lớn, có thể tự đọc và tự làm với sự giám sát của cha, mẹ.
Các môn học khác
Các nội dung Khoa học, Lịch sử, Xã hội, Địa lý… được cập nhật qua sách, phim khoa học sẽ khiến con tiếp thu dễ dàng, gần gũi và hấp dẫn.
Tổng kết
Mỗi ngày, người lớn ở nhà cùng con học viết 30 phút, đọc 30 phút, Toán 60 phút, Tiếng Anh 60 phút để hoàn thiện kiến thức nền tảng. Thời gian còn lại, các con chơi, đọc sách, làm việc nhà.
Trẻ lớp 1 chưa có khả năng tập trung lâu, cha, mẹ có thể chia nhỏ ra khoảng 20 phút mỗi lần học để nghỉ giải lao, chơi thể thao xen kẽ.
Nếu người lớn bận đi làm, cuối ngày nên xem bài vở đã học của con để kèm thêm mỗi kỹ năng ít nhất 15 phút. Điều này khiến phụ huynh biết con hổng ở đâu, trẻ cũng không chểnh mảng, lười biếng.
Kết quả lớn nhất cha, mẹ đón nhận không phải là kết quả học tập, quan trọng rèn cho con sự chủ động, tự giác, giờ nào việc đó, tăng cường khả năng tự học. Đây là điều quyết định trong quá trình học các năm tiếp theo và cả cho cuộc sống sau này.
Trưởng thành từ hoạt động trải nghiệm
Những năm qua, ngoài giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Học sinh Trường THPT Yên Khánh A trong giờ sinh hoạt ngoại khóa.
Giáo dục đạo đức qua giờ sinh hoạt ngoại khóa
Thầy Lê Văn Thuyết, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Khánh A (Ninh Bình) cho biết: Trong những năm qua, ngoài các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để tạo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Nổi bật như thực hiện chuyên đề Lịch sử theo hình thức dạy học kết hợp trải nghiệm sáng tạo; chuyên đề hoạt động trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam giúp học sinh được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, truyền thống của 54 dân tộc...
Cùng với đó là các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm với chủ đề: "Tình bạn tuổi học đường", "Vẻ đẹp người phụ nữ trong thơ văn", "Thanh niên với văn hóa học đường", "Thanh niên với phòng chống tác hại của thuốc lá"... được nhà trường tổ chức thường xuyên đã đem lại cho học sinh những kiến thức thiết thực, bổ ích, lý thú; cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống, môi trường lớp học.
Qua các hoạt động ngoại khóa, giáo viên và học sinh gắn bó và hiểu nhau hơn. Học sinh tích cực học tập, thêm yêu trường, lớp, bạn bè, thầy cô. Giáo viên tâm huyết với nghề, tích cực học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, giúp học trò được giáo dục toàn diện, phát huy những phẩm chất và năng lực theo tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT.
Em Phạm Tú Anh- học sinh lớp 12P K53 Trường THPT Yên Khánh A chia sẻ: Trong thời gian học tại trường, em học được nhiều điều bổ ích, tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. Những bài học về đạo đức lối sống được học trong nhà trường sẽ giúp em có hành trang vững chắc trong tương lai.
Một buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề Giáo dục đạo đức lối sống của học sinh Trường THPT Yên Khánh A.
Trong những năm qua, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) luôn chú trọng tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh bằng các hoạt động cụ thể, hình thức sinh động, phù hợp, hấp dẫn theo từng lứa tuổi.
Theo thầy Hoàng Hải Nam- Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, nhà trường tổ chức nhiều câu lạc bộ sở thích cho học sinh, buổi tọa đàm, sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề "Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường",; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo Bác.
Các buổi sinh hoạt ngoại khóa thu hút đông đảo học sinh tham gia nhằm tăng cường giải pháp xây dựng trường học thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường học, góp phần giáo dục ý thức, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, tạo dựng phong cách thanh lịch của học sinh.
Học sinh Ninh Bình tham gia hoạt động viếng nghĩa trang liệt sỹ.
Thiết thực, hiệu quả
Theo bà Phạm Thị Ánh Nguyệt- Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Ninh Bình), thời gian qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên các phong trào thi đua trong HSSV ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
Các nhà trường đã phát động và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành Giáo dục phát động; phong trào thi đua của tổ chức Đoàn, Hội, Đội nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, đất nước được tổ chức thường xuyên.
Ngành Giáo dục cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương HSSV tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, hành động cao đẹp, gương người tốt, việc tốt trong HSSV. 100% các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, quảng bá di sản văn hóa của tỉnh và dân tộc.
Để thu hút HSSV tích cực tham gia các phong trào, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã tăng cường hướng dẫn các nhà trường tiếp tục xây dựng và duy trì chuyên mục tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu nhi trong đơn vị.
Học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt được giới thiệu kết nạp Đảng.
Nội dung giáo dục đạo đức lối sống đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Cũng theo bà Phạm Thị Ánh Nguyệt, nhà trường đã bố trí thời gian hợp lý cho các hoạt động Đoàn, Hội, Đội và hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Đạo đức và Giáo dục công dân, Giáo dục lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực phẩm chất người học.
Hiện 100% các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh và công tác xã hội trong trường học. Toàn tỉnh có 6 trường học tiến hành thực nghiệm xong mô hình tư vấn tâm lý học đường. Năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Ninh Bình sẽ nhân rộng mô hình tư vấn tâm lý học đường trên quy mô toàn tỉnh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Tham gia hoạt động quét dọn vệ sinh, dâng hương tưởng nhớ công ơn vị anh hùng liệt sỹ tại khu tượng đài thành phố Ninh Bình, em Bùi Vũ Thanh Vân, học sinh lớp 11 Trường THPT Lương Văn Tụy chia sẻ: Những buổi sinh hoạt ngoại khóa giúp em trưởng thành, có ý thức hơn trong học tập. Những trải nghiệm trong thời gian học tập tại trường còn giúp em có các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước.
Chuyên gia "mách nước" cách dạy và học trực tuyến lớp 1 hiệu quả Để trẻ lớp 1 học trực tuyến hiệu quả, cha mẹ và giáo viên cần phải hiểu đặc điểm tâm lý cùng những khó khăn mà trẻ vướng phải trong quá trình học online, từ đó đưa ra chiến lược, giúp con tự tin. Ngày 3/9/2021, ĐHQGHN đã tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề "Chuẩn bị hành trang tâm lý...