Dạy trẻ kỹ năng đi thang máy an toàn: Những điều nên và không nên
Cho con đi thang máy 1 mình không đơn giản như cha mẹ nghĩ, có những kĩ năng cần thiết mà cha mẹ nhất định phải dạy con.
Dạy cho con những kỹ năng cơ bản khi đi thang máy là điều vô cùng cần thiết khi hiện nay nhiều gia đình có con nhỏ đang sống ở chung cư hoặc những khi trẻ đi học, đi ra ngoài một mình và buộc lòng phải sử dụng thang máy. Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ nên lưu ý và dạy con những kỹ năng cần thiết sau:
Không nên:
Không nên xô đẩy, chen lấn, dàn hàng ngang trước cửa thang máy.
Nên:
Nên xếp hàng chờ vào thang máy ở bên tay trái, khi thang máy đến thì lần lượt đi vào, không chen lấn xô đẩy.
Không nên:
Thang máy quá đông nhưng vẫn cứ chen vào.
Nên:
Video đang HOT
Trẻ nên đợi chuyến thang máy mới có ít người hơn hoặc không có ai để đi.
Không nên:
Cha mẹ nên dạy con khi thang máy vừa đến không nên ngay lập tức chạy vào mà không quan sát.
Nên:
Mà hãy đợi mọi người lần lượt ra hết rồi thì mới đi vào.
Không nên:
Không nên dùng tay để giữ cửa thang máy vì rất dễ bị thương.
Nên:
Hãy dạy bé bấm nút chờ thang máy.
Không nên:
Khi thang máy đột nhiên mất điện và không hoạt động, tuyệt đối không được dùng tay để mở cửa thang máy ra. Trẻ có thể sẽ bị thương hoặc tệ hơn là tay sẽ bị mắc kẹt trong cửa thang máy. Thêm nữa cũng không được với lên phía trên thang máy, vì đó là khu vực có nhiều thiết bị điện, trẻ sẽ dễ dàng bị điện giật, rất nguy hiểm.
Nên:
Lúc này các bé hãy bấm nút khẩn cấp trên thang máy, nếu không có ai phản hồi, hãy gọi điện ngay cho bố mẹ để có được sự trợ giúp.
Trên đây là một số những kỹ năng quan trọng cha mẹ nên dạy cho trẻ khi đi thang máy, tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại rất cần thiết để trẻ bảo vệ bản thân an toàn hơn.
Theo Helino
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Bài toán khó
Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã và đang tiếp nhận trẻ khuyết tật (TKT) học hòa nhập. Tuy nhiên, thực trạng số trẻ khuyết tật ngày càng tăng cao trong khi việc giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn đã tạo áp lực không nhỏ tới các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo viên đang giảng dạy trong các cơ sở công lập.
GD hòa nhập cho trẻ khuyết tật là trách nhiệm của nhà trường
Rào cản từ nhận thức
Từ năm học 2014 - 2015, Phòng Giáo dục quận Ngô Quyền phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới triển khai thí điểm mô hình GDHN cho trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non Sao Sáng 7 và Trường Tiểu học Trần Quốc Toản? Từ hiệu quả tại hai trường nói trên, ngành Giáo dục quận Ngô Quyền nhân rộng thêm 5 trường, rồi thực hiện tại 100% các trường mầm non, tiểu học và THCS trên toàn quận.
Sau 3 năm thực hiện mô hình GDHN cho TKT, cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường học thuộc 3 cấp học trên địa bàn quận Ngô Quyền đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong GDHN. Từ đó nhận thức được vấn đề dạy hòa nhập cho trẻ là nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình giáo dục.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trong hai trường được Tổ chức Tầm nhìn thế Giới chọn làm thí điểm chương trình GDHN nên được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất như phòng GDHN; giáo viên được tập huấn, được trang bị đồ dùng dạy học... đó là những thuận lợi cơ bản, tạo nền tảng bước đầu đối với công tác GDHN cho TKT trên địa bàn quận.
Bên cạnh những thuận lợi, chia sẻ về khó khăn trong công tác GDHN bà Bùi Thị Lệ Hằng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Ngô Quyền) cho rằng: Hiện giáo viên có được những kiến thức khá chắc đối với công tác này, tuy nhiên Trường Trần Quốc Toản cũng như các trường khác còn nhiều vướng mắc trong công tác này. Đầu tiên phải kể đến là nhận thức của phụ huynh. Đó là một rào cản lớn đối với công tác dạy hòa nhập cho TKT.
Trường Trần Quốc Toản có đối tượng trẻ khuyết tật học hoà nhập khá đông. Năm học 2018 - 2019, trường có 27 trẻ học hòa nhập rải ra 14 lớp trên tổng số 18 lớp trong toàn trường, trong đó có 14 trẻ có hồ sơ TKT. Những trẻ chưa có hồ sơ khuyết tật còn lại, một phần do việc làm chứng nhận cho trẻ tốn kém ,nhiều gia đình không có điều kiện. Phần còn lại, phụ huynh không chấp nhận con mình là TKT, không muốn con mang hồ sơ khuyết tật cả cuộc đời. Đặc biệt, có phụ huynh còn tâm lý phó mặc trẻ cho nhà trường. Coi đó là trách nhiệm của ngành Giáo dục.
Bà Bùi Thị Lệ Hằng cho biết: Phát hiện học sinh có biểu hiện tự kỷ khá nặng, nhà trường mời phụ huynh lên trao đổi, mong nhận được sự phối hợp để tìm ra biện pháp giáo dục tốt cho trẻ. Tuy nhiên, gia đình gần như không hợp tác. Do học sinh này không tập trung, không có ý thức tự chủ, thường chạy khắp lớp học và sẵn sàng bỏ bất kỳ đồ vật gì nhặt được vào miệng, khiến giáo viên giảng dạy rất vất vả; Buộc nhà trường phải yêu cầu gia đình có bản cam kết khi gửi con tại trường.
Theo bà Bùi Thị Lệ Hằng, vướng mắc thứ hai gây khó khăn lớn cho giáo viên là không có tài liệu giảng dạy chính thống trong khi trẻ ở dạng tật khác nhau. Để có được giáo án giảng dạy đối với TKT, các cô vẫn phải "tự bơi" bằng nhiều nguồn.
Ảnh minh họa. Internet
Thiếu cơ chế chính sách
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng, việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho giáo viên dạy hòa nhập còn nhiều hạn chế.
Bà Vương Thị Đào, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Hải Phòng trao đổi: Công tác GDHN cho TKT được thực hiện từ nhiều năm học trước, giáo viên tại các trường mầm non có TKT trên toàn thành phố đều được đào tạo, bồi dưỡng qua các lớp học tập huấn và các hội thảo cùng các chuyên gia hàng đầu về giáo dục khuyết tật. Vì vậy, hầu hết các trường làm tốt công tác GDHN. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi băn khoăn là hiện nay lương của giáo viên quá thấp, trong khi lớp có TKT, giáo viên rất vất vả nhưng lại chưa được hưởng bất kỳ khoản phụ cấp nào.
Bà Đào cho biết thêm: Năm 2014, khi Tổ chức Tầm nhìn thế giới thí điểm mô hình GDHN tại các trường học trên địa bàn quận Ngô Quyền, mỗi lớp học có TKT thì giáo viên được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/tháng. Nhưng đến năm học 2017 - 2018, chương trình này kết thúc, khoản phụ cấp này cũng không còn.
Ngày 21/7/2018, UBND thành phố Hải Phòng có Công văn số 4612/VP-VX và Sở GD&ĐT Hải Phòng có Công văn số 1414/SGDĐT triển khai thực hiện khoản 1 Điều 7 Nghị định số 28/2012/ NĐ-CP về việc đảm bảo chế độ phụ cấp đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy NKT trong đó có hướng dẫn cụ thể mức chi trả phụ cấp. Nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay chỉ có quận Ngô Quyền thực hiện rà soát và tiến hành các thủ tục hành chính liên quan chế độ trên. Còn lại, nhiều quận huyện vẫn chưa có động thái quan tâm đến chế độ này của giáo viên bởi ngân sách của địa phương hạn chế.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
10 kỹ năng sống bất kỳ học sinh trung học nào cũng cần biết Tự phản biện trước thầy cô, làm bữa ăn hay lập kế hoạch cho một chuyến đi là những gì con cần biết trước khi học xong THPT. Bố mẹ nào cũng yêu thương và muốn bảo vệ, giúp đỡ con, muốn nuôi dưỡng chúng thành những con người hạnh phúc. Tuy nhiên, việc quá bao bọc, giúp đỡ con lại phản tác...