Dạy trẻ biết yêu thương, giúp người nghèo
Từ các hoạt động quyên góp, ủng hộ, tiết kiệm…, bình quân mỗi năm, Trường Tiểu học Mỹ Lộc – Can Lộc ( Hà Tĩnh) đã huy động nguồn quỹ gần 40 triệu đồng. Hoạt động này không chỉ góp phần giúp đỡ những người khó khăn mà còn giáo dục học sinh biết chia sẻ, yêu thương.
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam ở Trường Tiểu học Mỹ Lộc cũng là dịp để học sinh mổ lợn tiết kiệm hỗ trợ bạn nghèo
Khác với nhiều trường học, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay ở Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Can Lộc) đã trở thành sự kiện đáng nhớ của giáo viên và học sinh. Trong ngày lễ tôn vinh, tri ân thầy cô giáo, các em học sinh mổ lợn tiết kiệm hưởng ứng đợt cao điểm quyên góp hỗ trợ bạn nghèo.
Số tiền thu được từ lợn nhựa tuy còn khiêm tốn nhưng đó là tình cảm, là hành động đáng trân trọng của các bạn nhỏ trong phong trào làm việc tốt.
Cô Phan Thị Thủy – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Lộc cho biết: “Từ sự khởi xướng của cô hiệu trưởng với việc tổ chức đêm nhạc từ thiện “Vòng tay yêu thương”, đến nay, hoạt động này đã được đổi mới một cách sáng tạo, linh hoạt theo từng chủ đề năm học như: Tết vì người nghèo, Áo ấm tặng bạn, Ủng hộ gây quỹ từ thiện, nhân đạo, Thắp lửa mùa đông…”.
Nguồn quỹ tương thân tương ái đã nhận được sự đồng hành tích cực của phụ huynh và địa phương, giúp nhà trường mở rộng các hoạt động nhân đạo từ thiện
Cùng với thực hiện theo từng thời điểm cố định, phong trào chữ thập đỏ ở Trường Tiểu học Mỹ Lộc còn được lồng ghép một cách linh hoạt qua các giờ chào cờ đầu tuần, các tiết học trên lớp. Trong đó, nhà trường nêu gương học sinh vượt khó học giỏi; gương người tốt, việc tốt như: không tham của rơi, đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ người khó khăn…
Từ đó, không chỉ giáo dục học sinh lòng nhân ái, biết yêu thương và chia sẻ, gắn kết với nhau hơn mà còn động viên các em vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Video đang HOT
Ngoài giúp đỡ, hỗ trợ học sinh, nguồn quỹ tương thân tương ái của nhà trường còn được trích để tặng quà, động viên những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn
Không chỉ quyên góp để tặng quà cho học sinh nghèo trong trường thông qua hình thức nuôi ăn bán trú, tặng quà trong các dịp lễ tết… quỹ tương thân, tương ái của trường còn hỗ trợ các gia đình khó khăn hoạn nạn, gia đình chính sách trong và ngoài xã, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo….
Anh Trần Bá Thuận, phụ huynh học sinh cho biết: “Với ý nghĩa thiết thực của quỹ tương thân, tương ái, chúng tôi hoàn toàn đồng tình và ủng hộ. Dẫu đời sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn sẵn sàng trích một số tiền để đồng hành với nhà trường trong các hoạt động thiện nguyện”.
Dưới sự chứng kiến của lãnh đạo nhà trường, em Phạm Tiến Thành, học sinh lớp 3A nhặt được ví tiền trị giá hơn 15 triệu đồng trả lại cho người đánh mất
Tinh thần “nêu cao lòng nhân ái, hành động vì người nghèo” qua lời dạy và mỗi việc làm của các thầy cô đã thấm vào suy nghĩ, hành động của mỗi học sinh. Vì vậy, phong trào giúp đỡ bạn của học sinh Trường Tiểu học Mỹ Lộc không chỉ thể hiện bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập mà còn thể hiện rõ nét trong việc giúp đỡ về vật chất từ việc gom góp quần áo, sách cũ hay từ tiền tiết kiệm…
Cùng với khuyến khích tham gia hoạt động thiện nguyện, các em còn được thầy cô thường xuyên nhắc nhở về tính thật thà, nhặt được của rơi phải tìm người trả lại. Trong số nhiều câu chuyện về việc không tham của rơi, thì câu chuyện về em Phạm Tiến Thành, học sinh lớp 3, nhặt được ví tiền và vàng trị giá hơn 15 triệu đồng, báo với nhà trường để trả lại cho người đánh rơi đã làm nhiều người cảm động.
Song song với việc dạy chữ, hoạt động rèn người qua những việc làm, những hành động đẹp của Trường Tiểu học Mỹ Lộc đã giúp học sinh hoàn thiện về nhân cách, biết sống đẹp, biết chia sẻ, yêu thương.
Theo baohatinh
Hiểu trò bằng cả trái tim
Để yêu thương, dạy dỗ học trò từ kiến thức cũng như rèn giũa đạo đức, kỹ năng sống, trước hết giáo viên phải hiểu được tính cách lứa tuổi mà mình đang tiếp xúc.
Đó là chia sẻ của cô Phạm Thị Ngọc, GV bộ môn Toán, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) khi chia sẻ về trường học hạnh phúc.
Cô giáo Phạm Thị Ngọc cùng HS Trường THCS Hoàng Cầu. Ảnh: NVCC
Hiểu được tính cách lứa tuổi
Cô giáo Phạm Thị Ngọc cho rằng: Con người sống trên đời khó tránh khỏi có lúc bị người khác bực tức chỉ trích, oán trách, thậm chí phỉ báng. Nhưng tức giận là bản năng, kìm nén là bản lĩnh. Làm giáo viên, bạn luôn tiếp xúc với rất nhiều học trò - lứa tuổi "nhất quỷ nhì ma", để thành công trong nghề trồng người bản thân mỗi thầy cô giáo phải rèn luyện cho mình: Không tức giận, mọi chuyện trên đời đều có lối đi.
Trong cuộc đời làm nghề giáo của mình, cô Ngọc gặp không ít những tình huống sư phạm, nhưng luôn đặt chữ " Nhẫn" để giải quyết. Cô luôn tâm đắc: Muốn hiểu người khác sao lại hành động như vậy, bạn hãy đặt địa vị của mình vào địa vị của họ. Để yêu thương, dạy dỗ học trò của mình từ kiến thức cũng như rèn giũa đạo đức, kỹ năng sống cho học trò được tốt, trước hết bạn phải hiểu được tính cách lứa tuổi mà bạn đang tiếp xúc. Phải hiểu học trò bằng cả trái tim.
Cô Ngọc kể lại câu chuyện cách đây không lâu khiến cô không bao giờ quên. Trống vào lớp, cô giáo bước vào, cả lớp vẫn đang gục mặt xuống bàn ngủ say sưa. Khi biết giáo viên vào, cả lớp đứng lên chào giáo viên với tâm trạng ngái ngủ, mệt mỏi. Tôi khá lúng túng. Bao tâm huyết chuẩn bị bài của mình, niềm đam mê truyền đạt tri thức cho học sinh bị thiêu rụi ngay từ giây phút đầu tiên đó. Trấn tĩnh tinh thần, tôi đề nghị cả lớp giơ tay cao lên đầu và...lắc cái mông. Tôi đi khắp lớp, kiểm tra từng học sinh một, thấy rõ một điều: Từng ánh mắt không còn mệt mỏi nữa, tinh thần phấn chấn hơn. Khi đó tôi mới bắt đầu vào bài giảng. Thế là bài học của tôi diễn ra tốt đẹp trong niềm vui và hồ hởi của học trò.
Cô giáo Phạm Thị Ngọc
Tình cảm chân thành sẽ cảm hóa học sinh
Cô Ngọc chia sẻ: GV giống như người đưa đò. Song, qua bao chuyến đò mà bạn chèo qua sông, có biết bao chuyến đò làm bạn thấy ức chế, không thoải mái. Nếu "người lái đò" không biết lựa "sóng" để vượt qua, chắc chắn sẽ khó đưa đò đến bến.
Nhớ lại câu chuyện khi mới nhận lớp mới, cô Ngọc rưng rưng cảm xúc. Trong tiết đầu tiên gặp mặt học sinh, giáo viên chủ nhiệm giới thiệu với cả lớp về quy định sách vở, cách học... Khi quay lên bảng viết bài, cô nghe thấy học sinh bên dưới nói: "Đồng bóng". Thế nhưng cô không phản ứng hay tỏ thái độ bực tức với học trò.
Sau hai, ba buổi dạy, khi dành thời gian cho học sinh viết bài, cô Ngọc đã xóa bảng. Những học sinh lề mề không viết bài, chần chừ, thấy cô xóa bảng nói: "Ngáo à! Chưa xong đã xóa". "Tôi cảm thấy vô cùng xúc phạm!", cô Ngọc tâm sự.
Song, cô nghĩ, mình là giáo viên - Người dạy tri thức và đạo đức làm người cho học sinh... Không thể nóng vội với những học sinh cá biệt.
Sau vài tiết dạy, cô Ngọc còn phát hiện ra một điều: Có một số học sinh không thích học, thể hiện ra mặt, luôn ở tư thế sẵn sàng bật lại cô khi bị nhắc nhở về ý thức học. Cô vẫn nhẫn nại và kiên trì dạy các em những kiến thức cơ bản nhất. Đồng thời, cô cũng quan tâm đến từng học sinh.
Ba tuần học trôi nhanh, cô Ngọc cho HS làm bài kiểm tra để phân loại trình độ. Ngoài ra, cô cho các em viết phiếu ý kiến: "HS cần gì ở giáo viên, nhu cầu của bản thân (đang ở trình độ nào?)". Từ phiếu ý kiến của từng HS, cô bắt đầu cảm nhận được tình cảm của học sinh dành cho mình sau 3 tuần học tập. Lúc đó, cô Ngọc cũng nói lên cảm xúc của mình khi bước chân vào lớp.
Ngày hôm sau, cô cho phiếu bài tập phân loại học sinh và cuối tiết dạy, cô nhận được ngay lời nhận xét: "Con bắt đầu yêu môn Toán, bắt đầu yêu cô". Bài kiểm tra chất lượng đầu năm, cô khen ngợi những học sinh tiến bộ dù điểm của các con vẫn dưới trung bình; nhưng các con đã vượt lên chính mình.
Tình cảm chân thành của cô Ngọc đã cảm hóa các em. Giờ đây, học sinh lười và luôn tìm cách bật trả cô đã tự giác học, mong được cô khen tiến bộ. Và cô Ngọc nhận ra rằng, làm việc bằng tình yêu và lòng đam mê, mọi người sẽ cảm nhận được. Cô đã hạnh phúc khi lựa chọn nghề giáo.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
"Công thức" cho trường học hạnh phúc PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, trường học hạnh phúc là trường tự xây dựng cho mình mục tiêu, sứ mệnh phù hợp với người dạy, người học và bối cảnh giáo dục mà nhà trường được đặt vào... Học sinh tham gia các hoạt...