Dạy tốt môn Tin học bằng kiến thức thực tiễn
Cô Phạm Kim Oanh – giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) luôn đem đến cho học sinh những bài học hấp dẫn, hiệu quả, vận dụng sáng tạo kiến thức đưa vào thực tiễn.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi trong giờ học Tin học.
Trong quá trình giảng dạy, cô Oanh đã đoạt nhiều giải thưởng cấp thành phố về thiết kế bài giảng E-Learning, giải Khuyến khích cấp thành phố về bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12, hướng dẫn đề tài dự thi Khoa học kỹ thuật đoạt giải Ba cấp thành phố, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao.
Tại Trường THPT Nguyễn Trãi, cô Oanh là “chuyên gia” hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật Intel ISEF cấp thành phố. Cô thường khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác cùng với môn Tin học để tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, trường học.
Tham gia cuộc thi, nhiều học sinh đã nhận thức được việc tổng hợp kiến thức là nhờ vào khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, quan sát, làm thử, thử nghiệm… để phát hiện cái mới của khoa học về thế giới tự nhiên và xã hội, các em phải vận dụng kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu và phải đưa ra điểm sáng tạo, phương pháp giải quyết vấn đề.
Video đang HOT
Theo cô Oanh, với đề tài khoa học kỹ thuật, các em tham gia đã được trải nghiệm quá trình nghiên cứu, sáng tạo khoa học; áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Cô còn được nhà trường phân công tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Olympic cụm trường và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 hàng năm. Nhận thấy, đây là vinh dự, cũng là trách nhiệm nặng nề, cô Oanh đã cố gắng tìm hiểu, phát hiện các học sinh có năng khiếu với môn Tin học để tiến hành luyện thi, bồi dưỡng kiến thức.
Cô Oanh và học trò tham dự cuộc thi tìm hiểu kiến thức về dịch vụ công trực tuyến.
Hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cô Oanh đã tham gia viết bài dự thi cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning với hy vọng sẽ góp phần xây dựng nguồn tư liệu đất nước, con người Việt Nam. Cô chia sẻ ước muốn về một bài giảng đầy đủ tư liệu, hình ảnh, kiến thức, góp phần tạo ra phương pháp giảng dạy mới nhằm tác động đến tư duy học sinh, giúp các em có được các tiết học vui vẻ, cuốn hút với nội dung phong phú, dễ hiểu bằng tranh ảnh và phim minh họa.
Từ kinh nghiệm hướng dẫn đề tài dự thi tại các giải “Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và sự thành công hướng dẫn học sinh dự thi Intel ISEF, cô Oanh đã nghiên cứu nắm bắt các giải pháp mới, sáng tạo cùng kiến thức của bộ môn Tin học và kiến thức các bộ môn khác, sáng tạo các ứng dụng hiệu quả vào hoạt động giảng dạy.
Bằng những kiến thức tự tìm hiểu sau quá trình giảng dạy, cô đã viết phần mềm “điều khiển đèn giao thông” để giúp các em học sinh hiểu hơn về “cấu trúc rẽ nhánh” trong lập trình Pascal. Trong bài dạy, cô tăng cường sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, giáo án điện tử và kết hợp mô hình dạy học tự nghiên cứu từ thực tế nhằm làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống.
Đam mê, cống hiến và những "quả ngọt"
Nhiều năm qua, ngành giáo dục Thanh Hóa luôn "gặt hái" được những "quả ngọt" từ phong trào phát hiện và bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi.
Đặc biệt, trong năm 2019, ngành giáo dục tỉnh nhà đã "bội thu" tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 3 HCV, 1 HCB quốc tế và 1 HCĐ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, làm rạng danh truyền thống hiếu học xứ Thanh.
Các thầy, cô giáo và 4 học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn đạt huy chương Olympic quốc tế năm 2019.
Đóng góp vào thành tích tự hào trên là những gương mặt xuất sắc của Trường THPT chuyên Lam Sơn: Em Nguyễn Khánh Linh đạt HCV môn Vật lý; Nguyễn Văn Chí Nguyên đạt HCV môn Hóa học; Trịnh Hữu Gia Phúc đạt HCV môn Tin học; Hoàng Minh Trung đạt HCB môn Sinh học. Mỗi em có một ước mơ riêng nhưng có chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học và quyết tâm cao trong chinh phục đỉnh cao tri thức.
Đam mê, yêu thích môn Hóa học, Nguyễn Văn Chí Nguyên đã tham gia nhiều kỳ thi HS giỏi Hóa học và đạt nhiều thành tích đáng nể. Năm lớp 9 em đạt giải nhì HS giỏi cấp thành phố, giải nhất HS giỏi cấp tỉnh. Dự thi vào Trường THPT chuyên Lam Sơn em đỗ thủ khoa chuyên Hóa học với 41,75 điểm. Năm lớp 10 em đạt HCĐ trong kỳ thi Olympic Khu vực Duyên hải và Đồng Bằng Bắc bộ. Đến năm lớp 11 Chí Nguyên bổ sung vào bảng thành tích học tập với giải nhất HS giỏi quốc gia, HCB Olympic Hóa học quốc tế.
Và, tấm HCV Olympic Hóa học quốc tế năm 2019 là thành quả sau bao ngày nỗ lực, miệt mài của Chí Nguyên. Nguyễn Văn Chí Nguyên tâm sự: "Tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế là cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những người có chung đam mê Hóa học của các nước trên thế giới. Những cố gắng của em trong kỳ thi là để đạt được ước mơ cũng như đền đáp tâm sức của thầy, cô, gia đình, bạn bè dành cho em".
Với Nguyễn Khánh Linh, Trịnh Hữu Gia Phúc hay Hoàng Minh Trung cũng vậy, để có được thành tích như kỳ vọng của nhiều người, bên cạnh sự đồng hành giúp đỡ của gia đình, thầy, cô và bạn bè, đó là sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của mỗi cá nhân. Với các em "bí quyết" để có kết quả cao trong học tập là trên lớp tập trung nghe thầy, cô giáo giảng bài, tìm nhiều cách giải cho một bài Vật lý, Tin học hay bài Sinh học "hóc búa". Đặc biệt, ngoài những kiến thức do thầy, cô hướng dẫn trên lớp, trong sách giáo khoa, phải biết tự tìm tài liệu, tổng hợp kiến thức để phục vụ học tập, nghiên cứu. Hoàng Minh Trung chia sẻ "Trong việc học phải có mục tiêu và quyết tâm, bên cạnh đó phải chăm chỉ, cần cù. Và, điều quan trọng nhất để thành công là phải có niềm đam mê".
Thành tích của HS phụ thuộc nhiều vào tài năng, sự nỗ lực của chính bản thân, nhưng nếu không có những người thầy tận tâm "truyền lửa" đam mê thì các em sẽ không thể phát huy hết khả năng của mình. Nhắc đến tấm HCV Hóa học quốc tế quý giá của Nguyễn Văn Chí Nguyên vừa đạt được tại Pháp hồi cuối tháng 7-2019, không thể không nhắc đến cô giáo Mai Châu Phương, người trực tiếp dìu dắt, dạy dỗ, hướng dẫn Nguyên. 12 năm công tác ở Trường THPT chuyên Lam Sơn, cô Phương đã có 4 HS đạt huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế, 30 HS đạt giải HS giỏi quốc gia và nhiều HS đạt giải HS giỏi cấp tỉnh môn Hóa học.
Có được thành tích đó, trong suốt những năm tháng gắn bó với sự nghiệp "trồng người" cô Phương luôn nỗ lực hết mình để "truyền lửa" đam mê cho học trò. Cũng như cô Phương, với bề dày kinh nghiệm và nhiều năm dẫn dắt đội tuyển HS giỏi, thầy Lê Văn Hoành liên tục ghi tên mình vào "bảng vàng" danh dự của ngành giáo dục Thanh Hóa với thành tích 10 lượt HS đạt huy chương tại đấu trường tri thức quốc tế và khu vực môn Vật lý, trong đó, có 4 HCV, 2 HCB và 4 HCĐ.
Nói về kinh nghiệm "cầm quân" của mình, thầy Hoành chia sẻ: "Trường chuyên là môi trường tốt để giáo viên tôi luyện, HS của nhà trường là những em có học lực tốt, đòi hỏi giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, phấn đấu tự học tập và sáng tạo để HS noi theo. Đặc biệt, mỗi giáo viên phải là người "truyền lửa" cho HS để trong mọi khó khăn các em không từ bỏ niềm đam mê. Để thành công, ngoài tài năng, sự đam mê của HS, mỗi giáo viên cần phải có kế hoạch đào tạo bài bản. Trước khi các em bước vào kỳ thi phải chuẩn bị cho các em tinh thần tốt nhất, đó là kinh nghiệm làm bài, cách xử lý các tình huống phát sinh và mỗi em phải xác định "độc lập tác chiến" để chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại".
"Thầy dạy tốt - trò học giỏi" vẫn mãi là "bí quyết" để ngành giáo dục xứ Thanh "gặt hái" được nhiều "quả ngọt" trong đấu trường tri thức quốc tế. Ai cũng biết, đằng sau những tấm huy chương là những vất vả, khó khăn, sự sáng tạo, nỗ lực vượt bậc của thầy và trò. Với "mùa quả ngọt" đón xuân này, chúng ta có thể kỳ vọng thêm những "quả ngọt" trong những năm tiếp theo từ tấm lòng yêu nghề, sẵn sàng cống hiến của những người thầy và sự đam mê, nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi HS.
Lê Phong
Theo baothanhhoa
Tạo sức hấp dẫn mới cho môn Tin học Thời gian qua, số lượng học sinh thi tuyển vào lớp chuyên Tin học của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong chưa nhiều, chất lượng đầu vào còn có hạn chế. Vậy làm thế nào để thúc đẩy phong trào, tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn Tin học? Kỳ thi online học sinh giỏi Tin - Trường THPT chuyên Lê...