Dạy toán biết khơi dậy đam mê của học sinh.
Trẻ em không ghét toán. Trẻ em ghét sự rối rắm và sợ hãi khi không hiểu bài. Sự thấu hiểu sẽ đem đến niềm vui. Niềm vui sẽ mang đến sự tiến bộ, sự tự tin…
Và kho tàng tri thức sẽ được mở ra. Đó là triết lý của chương trình toán Mathnasium do giáo sư người Mỹ Larry Martinek sáng lập, đang được giảng dạy ở Việt Nam và hơn 20 nước trên thế giới.
Tốt nghiệp ngành sư phạm với tấm bằng khá, cô Nguyễn Ngọc Bảo Châu phân vân giữa hai lựa chọn: làm giáo viên ở trường công lập hay tham gia dạy chương trình toán Mathnasium của Mỹ. Đó là một quyết định không chút dễ dàng khi khởi đầu sự nghiệp.
Mở một cánh cửa mới
Với mong muốn được thử thách, sau gần hai tháng tham gia khóa tập huấn của Mathnasium, cô Châu cảm thấy đây chính là lựa chọn phù hợp với bản thân. Mathnasium đã mở ra cho cô một phương pháp giảng dạy mới, một cách tiếp cận mới với toán học. Cô chia sẻ: “Trước khi ra trường, tôi hình dung một lớp học tất yếu sẽ có từ 40 đến 50 em, giáo viên sẽ là người đứng trên bục giảng. Nhưng lớp học Mathnasium hoàn toàn khác. Mỗi giáo viên phụ trách một nhóm từ 4 đến 5 em, các em ngồi quanh một chiếc bàn. Nhờ đó, giáo viên có thể nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng em và giúp mỗi em học theo năng lực riêng, với chương trình cá nhân hóa.”
Mathnasium có một bài kiểm tra đầu vào rất toàn diện, đánh giá học sinh trên kiến thức và kỹ năng toán của mỗi em chứ không căn cứ vào độ tuổi hay điểm số mà các em đạt được ở trường phổ thông. Do đó, các em sẽ bắt đầu học chương trình Mathnasium ở cấp độ phù hợp nhất. Những em chưa khá sẽ không bị áp lực chạy theo chương trình. Còn những em khá giỏi sẽ hứng thú hơn khi không phải học lại những phần các em đã nhuần nhuyễn mà được tiếp cận những kiến thức mới.
Văn toán song toàn
Video đang HOT
Toán Mathnasium cũng tập cho học sinh thói quen tư duy, vận động trí não để giải các bài toán mà không cần giấy bút. Một điều đặc biệt nữa là thông qua toán, Mathnasium còn dạy học sinh biết trình bày, diễn đạt dòng suy nghĩ của mình bằng lời. Giáo viên sẽ sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi Socrat, để học sinh lý giải tới tận cùng logic tư duy của mình, tự phát hiện lỗi sai và sẽ không mắc lại lỗi đó nữa. Nhờ cách học toàn diện mà học sinh phát triển tư duy hệ thống và nâng cao kỹ năng ngôn ngữ. Phụ huynh của em Nguyễn Ngọc Viễn khoe rằng: “Nhờ học Mathnasium, con tôi không chỉ giỏi toán hơn, mà làm văn cũng rõ ràng, mạch lạc hơn.”
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú trong học tập
Toán Mathnasium không chỉ dạy học sinh làm toán trên giấy, với những con số khô khan. Mỗi giáo viên được trang bị một bộ dụng cụ giảng dạy giúp học sinh học toán bằng tất cả các giác quan. Cô Châu cho rằng: “Các em học mà như chơi với những bộ giáo cụ phong phú. Khi các em hiểu bản chất bài toán, các em sẽ thấy thích thú vì có thể áp dụng bài toán đó trong thực tế cuộc sống.”
Theo những nghiên cứu về giáo dục, có tới một nửa số người trên hành tinh sẽ học tốt hơn thông qua tư duy hình ảnh (visual). Hay có những em tiếp thu tốt hơn khi được cầm, nắm, cảm nhận sự vật bằng tay (tactile). Kỹ thuật này được hỗ trợ bằng một hệ thống giáo cụ rất đa dạng, ví dụ như bộ Desktools độc quyền của Mathnasium với hơn 30 thiết kế áp dụng cho rất nhiều bài toán…
Cũng tham gia dạy chương trình Mathnasium, cô Trần Thị Mỹ Lan hào hứng: “Khi các em học trong một nhóm nhỏ, tinh thần thi đua rất sôi nổi, tích cực. Mỗi học sinh đều có một thẻ theo dõi kết quả học tập để tích lũy điểm A . Em nào được nhiều điểm A không chỉ cảm thấy tự hào mà còn có thể đổi A nhận phần thưởng.”
Học Mathnasium cũng đồng thời giúp cho các em học toán ở trường phổ thông tốt hơn. Cô Mỹ Lan tự hào: “Tôi có một em học sinh đã tiến bộ từ một học sinh trung bình về toán vươn lên đứng đầu môn toán ở trường. Chương trình Mathnasium hay ở chỗ nó có đủ “món” cho mỗi học sinh. Em nào hổng phần kiến thức nào sẽ được lấp đầy phần kiến thức đó. Em nào thích những dạng bài toán đa dạng, thử thách, sẽ có hệ thống bài toán phong phú và mới lạ cho các em thỏa sức.”
Mắt cô Bảo Châu cũng lấp lánh khi cô khoe: “Có học sinh của tôi luôn mong chờ đến ngày học toán Mathnasium. Em còn luôn nhắc ba: “Đến giờ con đi học Mathnasium rồi, ba đưa con đi học đi”.
Ưu điểm nổi bật của chương trình toán Mathnasium:
- Phương pháp hướng cá nhân
- Nhóm học lý tưởng (mỗi giáo viên chỉ phụ trách tối đa 5 em trong giờ dạy)
- Phương pháp hướng dẫn khoa học
- Hệ thống bài tập phong phú
- Quy trình học tập khoa học, chặt chẽ
- Chương trình phù hợp với học sinh Việt Nam và bổ sung các kiến thức toán quốc tế
Theo 24h
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Rối rắm vì cải tiến
Những đổi mới trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 bộc lộ nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tế khiến trường và thí sinh đều khổ.
Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 đang dần khép lại nhưng một số đổi mới trong quy chế tuyển sinh năm nay đã không mang lại kết quả như ý muốn. Đại diện nhiều trường nhận định chưa năm nào việc tuyển sinh lại căng thẳng và rối rắm như năm nay.
Khổ vì thí sinh ảo
Đại diện Trường ĐH Hoa Sen cho biết chưa bao giờ tỉ lệ ảo trong xét tuyển lại "khủng khiếp" như vậy: Trường tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung đợt 1, tỉ lệ ảo lên tới 90%, đợt 2 70%. Do vậy, lúc đầu trường chỉ dự kiến tuyển bổ sung 2 đợt nhưng cuối cùng phải kéo dài tới 4 đợt để cho đủ chỉ tiêu. Ông Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cũng cho biết tỉ lệ ảo hệ CĐ tại trường này lên tới 90%, trong khi hệ ĐH là 40%.
Đại diện nhiều trường ngoài công lập như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kỹ thuật Công nghệ, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Ngoại ngữ Tin học... đều cho biết tỉ lệ ảo các NV lên tới 40%-70%. Tỉ lệ ảo quá cao khiến việc xét tuyển của các trường rất bị động, đặc biệt ở các trường CĐ. Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho biết trường lường trước số ảo nên đã gọi thí sinh (TS) trúng tuyển lên tới 4.200 em, tăng 200% so với chỉ tiêu nhưng rốt cục chỉ có 1.300 em nhập học.
Nguyên nhân dẫn đến số lượng TS ảo lớn, theo đại diện các trường, là do quy chế tuyển sinh năm nay cho phép kéo dài thời gian xét tuyển nên TS "đứng núi này trông núi nọ". Ngoài ra, nguyên nhân chính là TS được phép nộp bản sao kết quả thi và do đó, một TS có thể nộp vào nhiều trường nhưng thực tế TS đó chỉ có thể nhập học một trường. Vì vậy, nhiều trường không chủ động được nguồn tuyển.
Từ cấm thành cho
Quy chế tuyển sinh 2012 quy định điểm chuẩn đợt sau cao hơn đợt trước, đồng nghĩa với việc cho phép các trường hạ điểm chuẩn. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng từ khi áp dụng "ba chung" đến nay, Bộ GD-ĐT cấm các trường hạ điểm chuẩn như là một giải pháp nhằm giữ công bằng trong xét tuyển và để bảo đảm chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, năm nay, bộ lại cho phép hạ điểm chuẩn. Theo đó, TS trúng tuyển trường này nhưng trường kia hạ điểm chuẩn thì lại rút ra, nộp vào trường kia, làm trường rất rối. Ngoài ra, cùng vào một ngành nhưng TS trúng tuyển đợt sau lại đạt điểm thấp hơn điểm đợt trước là điều thiếu công bằng.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển ở Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng việc hạ điểm chuẩn sẽ khó cho các trường tốp dưới. Đồng thời, có thể nảy sinh tiêu cực khi một số trường lợi dụng quy chế này để cho con em họ đủ điều kiện vào ĐH. Ngoài ra, việc hạ điểm chuẩn cũng khiến khả năng tuyển vượt chỉ tiêu cao, dễ bị phạm quy. Do vậy, để tránh rắc rối, cho đến thời điểm này, hầu hết các trường đã không áp dụng giải pháp hạ điểm chuẩn. Thay vào đó, rất nhiều trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập, ngay NV 1 chỉ xác định điểm chuẩn bằng điểm sàn tất cả các ngành để thuận lợi khi xét tuyển đợt sau mà không cần đến giải pháp hạ điểm chuẩn.
Giữ chân thí sinh
Đại diện các trường cũng cho rằng quy định cho phép tự chủ thời gian xét tuyển có thể giúp trường tuyển đủ chỉ tiêu nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến việc xét tuyển các NV năm nay rất căng thẳng. Theo ông Lý Ngọc Đức, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM, nhiều trường tổ chức thi cố giữ chân TS bằng cách không gửi hoặc gửi kết quả cho TS mượn trường thi rất trễ. Không chỉ trường không tổ chức thi, điều đó còn ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của TS đăng ký xét tuyển vào các trường này. "Có TS đến trường phản ánh vì sao trường A, trường B lại gửi giấy báo trúng tuyển trong khi các em không thi vào trường đó mà chỉ mượn trường thi" - ông Đức nêu thực tế.
Quy định tự chủ xét tuyển cũng bộc lộ bất cập khi nhiều trường do muốn rút ngắn thời gian xét tuyển đã hối hả kết thúc tuyển sinh sớm, có trường thông báo xét tuyển khi chưa đến thời hạn gửi phiếu điểm cho TS. Do đó, rất nhiều TS ở xa năm nay gặp bất lợi vì khi nhận được phiếu điểm để xét tuyển thì nhiều trường lại kết thúc xét tuyển rồi. Trước áp lực của TS và xã hội, Bộ GD-ĐT lại có công văn yêu cầu các trường không được phép kết thúc xét tuyển trước ngày 7-9. "Một mặt, bộ cho phép các trường được tự chủ trong xét tuyển nhưng một mặt lại can thiệp vào thời gian xét tuyển của các trường. Quy chế tuyển sinh năm tới cần phải thay đổi để tránh bất cập" - ông Đức nói.
Theo người lao động
GS.Ngô Bảo Châu: SGK Toán không có lỗi Chiều 31/8, tại Hội trường Viện trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF- TPHCM), giáo sư Ngô Bảo Châu đã có cuộc giao lưu với bạn trẻ TPHCM. Cuộc giao lưu kéo dài tới 6 giờ tối mà vẫn không dứt. Rất nhiều câu hỏi được gởi đến giáo sư nhưng rất tiếc, giáo sư không có thời gian để trả lời hết....