Dạy tiếng Anh tăng cường ở Xuyên Mộc chưa đồng bộ
Tiếp tục thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề “Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, ngày 21/10, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã khảo sát thực tế các trường học trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh, phụ trách Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc tại Trường TH Bưng Riềng.
Đoàn đã khảo sát 3 cơ sở giáo dục, gồm: THPT Bưng Riềng, TH Bưng Riềng, THCS Bình Châu. Tại các cơ sở giáo dục, Đoàn đã lắng nghe lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Xuyên Mộc, ban giám hiệu các trường chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết và đề xuất, kiến nghị để triển khai Nghị quyết hiệu quả hơn. Đoàn ghi nhận hầu hết các trường gặp khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai dạy tiếng Anh tăng cường.
Đoàn giám sát của HDDND tỉnh khảo sát tình hình dạy – học tiếng Anh tại các trường trên địa bàn Xuyên Mộc.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, phụ trách Đoàn giám sát của HĐND tỉnh cho biết, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Xuyên Mộc cơ bản đã triển khai dạy học tăng cường 2 tiết tiếng Anh/tuần theo tinh thần Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, một số trường thực hiện chưa bảo đảm 100% các khối lớp, chưa có sự đồng bộ đồng bộ theo tinh thần Nghị quyết.
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu nhân sự. Đoàn giám sát yêu cầu các trường có phương án thực hiện hiệu quả để bảo đảm quyền lợi của HS.
Video đang HOT
Đoàn giám sát ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, lắng nghe kiến nghị của các trường học.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh sẽ tiếp tục khảo sát tại các địa phương để nắm bắt khó khăn trong quá trình triển khai, cũng như lắng nghe các đề xuất, kiến nghị.
Dự kiến ngày 27/10, Đoàn sẽ khảo sát các trường TH, THCS, THPT trên địa bàn TP. Bà Rịa.
Thầy giáo chỉ ra 5 nguyên tắc phát âm tiếng Anh, lỗi thứ 2 nhiều người mắc phải
Bạn phải nghe, nghe và nghe. Nghe càng nhiều, càng chăm chú thì phát âm càng giỏi.
Phát âm tiếng Anh thiếu chính xác sẽ khiến cho người nghe không hiểu được ý mà bạn muốn truyền đạt và bạn cũng không thể hiểu được người khác đang nói gì. Thầy Đỗ Cao Sang, tác giả sách, là thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, có kinh nghiệm từng nhiều năm giảng dạy tiếng Anh cho biết, có 5 nguyên tắc khi phát âm tiếng Anh người học cần "thuộc nằm lòng".
NGUYÊN TẮC MỘT
Khi mới học Anh văn, bạn phải nói chậm, rõ, nhấn trọng âm và âm cuối thật sắc nét. Nhiều người không đồng tình với lối phát âm này. Họ lý luận rằng "ở ngoài thực tế, người ta không phát âm như vậy". Lý luận ấy cũng đúng. Nhưng họ không hiểu quy tắc rèn kĩ năng phải trải qua 4 giai đoạn: MÔ - THẠO - TINH - BIẾN. Mô là làm theo thật chuẩn và giống. Muốn chuẩn và giống thì phải làm chậm và rõ. Phát âm rõ, kéo dài và chậm, người ta gọi là giai đoạn exaggeration. Nghĩa là phóng đại trọng âm và âm cuối lên một cách sắc nét.
NGUYÊN TẮC HAI
Người Việt mắc hai lỗi phát âm căn bản là KHÔNG TRỌNG ÂM và KHÔNG ÂM CUỐI. Bạn phải đào sâu và rèn thật tỉ mỉ hai vấn đề này. Đừng phí công vô ích vào những phần người Việt vốn đã giỏi và đã thạo từ lâu. Ví dụ như nguyên âm đôi, người Việt Nam có thể tuyên bố làm "vô địch thiên hạ" về lĩnh vực này. Tại sao? Vì hệ ngữ âm của ta có rất nhiều nguyên âm đôi, nguyên âm ba, một đặc thù không có ở tiếng Nhật, tiếng Hàn và đa số các ngôn ngữ khác.
NGUYÊN TẮC BA
Ngoài lỗi trọng âm, lỗi bỏ qua phụ âm cuối từ, người Việt bị một lỗi nữa nhỏ hơn là phát âm sai tổ hợp phụ âm. Ví dụ như FR, ST, KT, FL... Hãy nghe bản ngữ thật nhiều và làm cho giống.
NGUYÊN TẮC BỐN
Đừng quá câu nệ vào bảng phiên âm quốc tế (IPA). Không phủ nhận tác dụng của nó, nhưng bạn không thể chỉ ôm lấy nó mà giỏi phát âm được. Bạn phải nghe, nghe và nghe. Nghe càng nhiều, càng chăm chú thì phát âm càng giỏi.
NGUYÊN TẮC NĂM
Bạn đừng quá tự tin vào suy luận. Hãy kiểm tra lại từ điển và thực hành nhiều. Vì phát âm tiếng Anh cũng giống như các lĩnh vực khác (cách dùng từ vựng, ngữ pháp) luôn có những ngoại lệ bất ngờ. Ví dụ như Ballet, Sugar, Iron, Wednesday, Peru, Nepal có cách phát âm vô cùng "quái dị", không theo suy luận thông thường của mình.
"Nếu bạn nghĩ học tiếng Anh là chỉ cần chăm chỉ học trên lớp, hoàn thành trách nhiệm trên lớp thì thật sai lầm! Ngôn ngữ là văn hóa. Tiếng Anh cũng như vậy. Ta cần học ở mọi nơi, mọi lúc và từ mọi thứ. Đi đường nhìn biển báo, cầm hộp bánh hộp kẹo trên tay chúng ta cũng hoàn toàn có thể học được tiếng Anh. Ghi lại từ chưa biết, tra từ điển và học thuộc. Học ngôn ngữ, do đó, giáo trình, lộ trình không có nhiều ý nghĩa.
Hãy nắm rõ và làm theo nguyên tắc 3E (Every where, Every time, Every thing)! Học tiếng Anh là hoàn toàn chủ động và tự học. Luôn nghĩ mình đang học tiếng Anh, gặp bất cứ điều gì, cái gì cũng tự hỏi trong tiếng Anh sẽ là thế nào. Cứ như vậy, ta duy trì bền bỉ nhiều năm, nhiều tháng thì đó mới là cách làm đúng đắn", thầy Sang nói.
CÁCH LUYỆN TRỌNG ÂM
Nói tiếng Anh (từ hai âm tiết trở lên) phải chú ý nhấn mạnh vào trọng âm. Trọng âm là âm có ba đặc tính sau: Cao nhất (highest), dài nhất (longest) và to nhất (loudest).
Làm sao để trọng âm trở nên nổi bật? Thứ nhất, bạn phải nhấn mạnh, kéo dài giọng khi gặp âm trọng âm. Thứ hai, bạn phải hạ giá trị của những âm bên cạnh xuống. Muốn hạ chúng đến mức thấp nhất, bạn đẩy chúng về âm [ə] hoặc /i/. Vì hai âm này là yếu nhất trong hệ ngữ âm.
Tiết dạy xuyên biên giới nhiều quốc gia của cô giáo Việt Nam Qua màn hình trực tuyến, các học sinh của một trường huyện thuộc tỉnh Nam Định đã có những buổi học Tiếng Anh xuyên biên giới, kết nối với nhiều lớp học ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan... Ở Trường Tiểu học Giao Thiện (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), những cô cậu...