Dạy tích hợp sẽ đi về đâu?

Theo dõi VGT trên

Điều kiện thiết yếu để giảng dạy tích hợp như đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị nên chưa biết tích hợp sẽ đi về đâu!

Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết giảng dạy liên môn, tích hợp đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Thế nhưng, cách làm của họ khác chúng ta. Họ làm theo lộ trình cuốn chiếu, từ bậc học thấp đến cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam lại muốn đồng bộ ở tất cả cấp học nhưng chưa chuẩn bị kỹ mọi điều kiện.

Mỗi giáo viên “tích” một kiểu

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Gò Vấp, TP HCM cho rằng, không nhất thiết phải chờ đến khi tất cả điều kiện đều chín muồi, chúng ta mới bắt đầu dạy tích hợp. Vấn đề là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không nên ôm đồm, muốn trong một thời gian phải hoàn thành ngay, phải hiệu quả ngay.

“Bộ để cho giáo viên tự soạn bài, ai thích đưa kiến thức gì thì đưa, mà không có sự bàn bạc, thống nhất với nhau thì chỉ như sự ghép nối đơn thuần, khiên cưỡng” – vị này nhận xét.

Theo ông Ngô Tương Đại, Phó hiệu trưởng Trường Quang Trung – Nguyễn Huệ (TP HCM), dạy tích hợp, liên môn chắc chắn là nên làm nhưng để tích hợp hiệu quả, tất cả các khâu – từ đào tạo giáo viên đến chương trình, đề thi – phải cân nhắc rất kỹ; nếu không, mỗi giáo viên “tích” một kiểu thì không ổn.

Dạy tích hợp sẽ đi về đâu? - Hình 1

Để dạy tích hợp, khâu đào tạo giáo viên cần phải được chú trọng từ trường sư phạm. Trong ảnh: Sinh viên ĐH Sư phạm TP HCM trong giờ học. Ảnh: T.uổi Trẻ.

Ngoài ra, cần thống nhất tích hợp giữa các môn như thế nào và tích hợp đến đâu. Nhiều nước chỉ yêu cầu tích hợp một số nội dung cơ bản, sau đó cho giáo viên và học sinh thoải mái lựa chọn các chủ đề trong rất nhiều chủ đề tích hợp khác để dạy và học.

“Quan trọng nhất là khâu kiểm tra, thi cử. Bộ GD&ĐT nên nói rõ việc thi cử theo hình thức học liên môn tích hợp sẽ thế nào? Với các bậc học thấp, việc kiểm tra thì đơn giản nhưng ở THPT thì cụ thể ra sao?” – ông Đại đề xuất.

Ông Đại cho rằng, nếu đã dạy liên môn, tích hợp thì giáo viên chấm thi phải có quyền quyết định. Khi chấm bài, người thầy thấy học sinh lý luận đúng quan điểm của mình – có thể quan điểm đó không trùng với đáp án – thì vẫn cho đạt yêu cầu.

Video đang HOT

Một khi đáp án cứ yêu cầu phải đầy đủ thì tội cho học sinh, bởi tích hợp không chỉ là liên kết kiến thức của các môn mà còn dạy cho học sinh phương pháp nghiên cứu, xử lý các tình huống, phân tích những vấn đề khác nhau trên nền kiến thức cơ bản.

Trước hết phải cải tiến chương trình, SGK

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng, cải tiến chương trình và sách giáo khoa (SGK) là yêu cầu quan trọng cần thực hiện sớm, trước khi bắt tay vào giảng dạy tích hợp.

Ở Pháp, trong môn Lý – Hóa (chương trình giáo dục của Việt Nam tách riêng làm 2 môn), học sinh được học không chỉ các công thức vật lý và hóa học mà còn học ứng dụng của chúng đến sức khỏe của con người ra sao; trường điện từ, áp suất hay các nguyên tố ảnh hưởng đến con người thế nào… Học sinh được thực nghiệm trên lớp, làm những dụng cụ như radio hay vi mạch điều khiển tự động ở mức đơn giản.

Theo ông Nghĩa, học sinh phổ thông theo hướng học nghề của Pháp được tiếp cận với máy móc công nghiệp hiện đại, như các máy để chế tạo và sửa chữa ô tô. Ở các trường thực nghiệm, 3 môn Lý – Hóa, sinh vật và công nghệ được tích hợp thành một môn hỗn hợp kiểu “khoa học và công nghệ”.

Cách tiếp cận môn toán và các môn khoa học khác đã bắt đầu mang tính nghiên cứu: Đặt vấn đề, suy luận, đặt các giả thuyết, làm thí nghiệm trên các ví dụ, viết ra phương trình thích hợp, tính toán tìm lời giải, kiểm tra lời giải, trình bày và thông báo kết quả…

Ở môn công nghệ, học sinh được học các phương pháp và kiến thức để hiểu và sử dụng được một số máy móc phổ biến do con người tạo ra nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau. Tóm lại, nội dung các chương trình môn học và cách tổ chức môn học tiếp cận sát thực tế, đưa học sinh đến gần cuộc sống hơn.

Một giáo viên Trường THPT Marie Curie (TP HCM) đ.ánh giá không phải giáo viên không biết cách dạy tích hợp mà Bộ GD&ĐT cần nói rõ tích hợp mức độ nào, cần những phương tiện giảng dạy gì, chứ không phải cứ na ná nhau là tích hợp. Việc giáo viên tự soạn chủ đề tích hợp trong khi còn chưa hiểu môn này cần tích hợp gì, môn khác tích hợp cùng thì ra sao, thì chỉ là cách làm chắp vá.

“Nếu chưa có tài liệu về tích hợp thì cần những hướng dẫn cụ thể. Đội ngũ biên soạn tài liệu liên môn, tích hợp cũng phải hùng hậu, được chọn lựa kỹ càng, có sự thống nhất; các nhà khoa học kiểm định có phù hợp với năng lực, trình độ học sinh hay không thì chúng tôi mới tâm phục khẩu phục” – giáo viên này bày tỏ.

Cần nhiều bộ sách

Ông Ngô Tương Đại cho biết, cái khó của tích hợp, liên môn hiện nay là chúng ta đang chỉ có một bộ SGK. Trong khi đó, ở các nước, gần nhất là Singapore, họ chấp nhận nhiều bộ SGK, nhiều chủ đề tích hợp do nhiều tác giả biên soạn. Họ chỉ yêu cầu một chương trình khung cơ bản, giáo viên chỉ cần dạy phần cơ bản, còn thời gian sau đó được tùy chọn loại sách, chủ đề để dạy và giúp học sinh thảo luận.

Theo Đặng Trinh/Người Lao Động

Đại học làm gì trước áp lực quốc tế hóa?

Để có những trường đại học đạt chất lượng quốc tế, không thể duy trì cách tổ chức quản lý nhà trường như cách đây vài thập kỷ, vì bối cảnh giờ đây đã hoàn toàn khác.

Hội thảo Đổi mới Quản lý giáo dục đại học (ĐH) do Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây thu hút nhiều diễn giả danh tiếng từ Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nga, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Hội thảo đặt ra các vấn đề đáng lưu ý về xu hướng và những thay đổi mới nhất trong bức tranh toàn cầu về giáo dục ĐH cũng như kinh nghiệm của các nước trong việc thích ứng với những thay đổi này.

Đại học làm gì trước áp lực quốc tế hóa? - Hình 1

Các đại biểu tranh luận tại hội thảo. Ảnh: Người Lao Động.

Cần xác định lại vai trò

Những động lực nào đã khiến quốc tế hóa trở thành một áp lực không thể làm ngơ đối với sự sinh tồn của các trường? TS Herrera, Hiệu trưởng trường Keuka University (Mỹ), cho rằng, đó là hiện tượng mọi nền kinh tế và xã hội, trong đó có thị trường lao động, đã trở thành toàn cầu hóa.

Không những thế, nhiều vấn đề khác cũng đang trở thành vấn nạn toàn cầu, không còn riêng của một nước nào, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tội phạm trong môi trường mạng...

Thế giới ngày nay đang trở thành số hóa và điều này làm biến đổi hầu như tất cả cách thức con người giao tiếp với nhau. Các trường ĐH không thể hoạt động hiệu quả nếu chỉ đóng khuôn trong nước vì môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi các trường phải kết nối xuyên quốc gia nhằm hiểu biết lẫn nhau, làm việc cùng nhau và tạo ra một thế hệ công dân toàn cầu mới.

Có nhiều thách thức đặt ra đối với việc lãnh đạo các trường ĐH ở châu Á. Ngày càng nhiều tiếng nói phàn nàn rằng, các trường đang dạy cho sinh viên những thứ không cần thiết.

Một tiến sĩ đến từ Malaysia cho biết, mỗi năm, Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp, 90% trong số đó không thể tìm được việc làm trên thị trường lao động ngoài nước vì không được chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng sống còn của thế kỷ XXI, như tư duy phản biện, khái niệm hóa, giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm thông tin và sử dụng công nghệ truyền thông...

Nhiều đại biểu cho rằng, từ lâu, các trường ĐH đã được quản lý và vận hành theo quan điểm của giới hàn lâm với nguồn tài trợ chủ yếu của nhà nước. Giờ đây, tình thế đó không thể tiếp diễn.

Các trường phải đáp ứng được đòi hỏi của nhiều bên liên quan. Trước hết là người học và gia đình họ, những người đã trả học phí và có quyền được nhận một kết quả xứng đáng. Bên cạnh đó còn có các nhà tuyển dụng, những người tiêu thụ sản phẩm mà các trường tạo ra, các nhà làm chính sách...

Mỗi bên có những yêu cầu khác nhau và quan niệm khác nhau về vai trò và trách nhiệm của các trường ĐH. Vì vậy, hơn bao giờ hết, các trường ĐH phải xem lại ý nghĩa tồn tại của mình đối với xã hội và chứng minh rằng trường là một tổ chức thiết yếu, không phải vì nó cấp cho người học một tấm bằng như một cái vé vào đờ. Bởi, cái vé ấy đã và đang lạm phát, mà vì nó mang lại cho người học những trải nghiệm và những giá trị mà họ hầu như không thể có nếu không trải qua môi trường này.

Đổi mới thiết chế quản trị

Các trường ĐH Việt Nam đang đáp ứng như thế nào trước nhu cầu quốc tế hóa, xét về mặt quản trị?

GS Nguyễn Hữu Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng, xếp hạng như một công cụ để tự đ.ánh giá hoạt động của trường. Bằng cách vận dụng những thước đo của nhiều bảng xếp hạng quốc tế khác nhau, ĐH Quốc gia Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí đ.ánh giá gồm 4 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí, tổng cộng 1.000 điểm để xác định 5 mức độ khác nhau trong việc đạt mục tiêu trở thành ĐH nghiên cứu.

Theo GS Đức, một số thành tựu của trường có thể đo được bằng các thước đo đang được nhiều nước sử dụng nhưng cũng có nhiều thành tích quan trọng khác mà những chuẩn mực ấy chưa thể phản ánh đủ. Tuy vậy, tham gia vào các bảng xếp hạng quốc tế vẫn là điều cần thiết để biết chúng ta đang ở đâu và cần phải làm gì để được công nhận trên phạm vi toàn cầu.

Đại diện ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP HCM chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc vận dụng cơ chế tự chủ về tài chính để tạo ra những cơ chế linh hoạt nhằm khích lệ sự ưu tú; đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, coi đó là một điểm nhấn để thu hút người tài.

Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia Hà Nội là trường hợp khác về tự chủ tài chính, một cơ chế cho phép đa dạng hóa nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu quốc tế hóa. Khoa đang giảng dạy bằng 4 ngôn ngữ với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản từ nước ngoài và duy trì giao lưu thường xuyên với giới hàn lâm quốc tế.

Thực tế cho thấy Khoa Quốc tế tăng trưởng rất nhanh: Năm 2002 có 44 sinh viên, năm 2015 lên 2.500, trong đó 150 sinh viên nước ngoài. Thực tế này chứng minh khó khăn về nguồn lực có thể vượt qua khi nhà trường chứng minh được những giá trị gia tăng mà mình đem đến cho người học.

Giáo dục ĐH trên thế giới đang trở nên đa dạng chưa từng có. Tuy cùng đương đầu với những vấn đề giống nhau nhưng các trường phải có những cách giải quyết khác nhau. Ai cũng đồng ý rằng năng lực lãnh đạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của từng trường. Những gì chúng ta đang có hiện nay là kết quả của cách vận hành hiện tại. Chỉ có thể tạo ra một kết quả mới khi chúng ta thay đổi cách vận hành ấy. Khả năng tự đổi mới mình trở thành khả năng sống còn của mọi tổ chức, trong đó quan trọng nhất là đổi mới thiết chế quản trị.

Theo Phạm Thị Ly/Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tóm gọn ảnh chủ tịch showbiz đưa nàng thơ gen Z sang tận Mỹ khám thai, thái độ khi bị phát hiện gây tranh cãi
20:18:40 29/08/2024
Vụ xe tải nghi cố tình làm c.hết người: Lời kể xót xa phía bị hại, tạm giữ tài xế
20:54:24 29/08/2024
Nhà sản xuất phim 'Bước ngoặt' yêu cầu Thuỳ Anh bồi thường hơn 20 tỷ đồng
22:48:43 29/08/2024
Nam thần mới của Vbiz: Visual miễn chê, vướng tin hẹn hò và ở chung nhà sao nữ hơn t.uổi
19:57:21 29/08/2024
Cặp đôi Vbiz bị đồng nghiệp để lộ chuyện hẹn hò, nguyên nhân xuất phát từ 1 món đồ
23:40:06 29/08/2024
Lọ Lem rơm rớm nước mắt, lên tiếng về hành động liếm môi gây tranh cãi
22:18:29 29/08/2024
Mỹ nam ê chề vì b.ị c.hê "mù chữ, ít học" khắp MXH
23:16:30 29/08/2024
Nữ diễn viên xây biệt phủ, tặng resort cho mẹ: U50 vẫn độc thân, đặt việc báo hiếu lên đầu
23:09:28 29/08/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lập lờ thông tin 'ABBA đến Việt Nam'?

Nhạc quốc tế

01:04:16 30/08/2024
Chiều 29/8, họp báo giới thiệu tour diễnThe music of ABBAcủa nhóm nhạc Arrival from Sweden diễn ra tại TPHCM. Chương trình do Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng Sài Gòn (SPO) và một công ty phối hợp tổ chức.

Việt Hương đính chính hậu tâm thư xin lỗi

Sao việt

23:27:29 29/08/2024
Việt Hương đã chụp màn hình nhiều Fanpage và bài đăng l.ừa đ.ảo, cảnh báo đến công chúng tránh bị lừa để t.iền mất tật mang.

Đi Giữa Trời Rực Rỡ tập 22: Chải bắt gặp Pu ngã vào lòng trai đẹp

Phim việt

23:21:31 29/08/2024
Thái vội chạy lên phòng ông Vinh thì Pu vấp ngã lao xuống. Anh liền nhanh chóng đỡ lấy Pu, tạo ra khoảnh khắc mắt chạm mắt đầy rung động.

Love Next Door: Phim ngôn tình "cũ rích" vẫn cực cuốn, cặp chính chemistry ngập trời khiến dân tình si mê

Phim châu á

23:12:22 29/08/2024
Bộ phim Love Next Door tuy chưa thực sự mang tới sự mới mẻ về mặt kịch bản nhưng vẫn là một tác phẩm khá thú vị và đáng xem.

Game quá hot, Black Myth: Wukong lãi gấp 15 lần chỉ sau vài ngày ra mắt

Mọt game

23:03:22 29/08/2024
Độ nóng của Black Myth: Wukong vẫn chưa hạ nhiệt và tựa game này đã mang về doanh thu khủng chưa từng có đối với một tựa game vừa mới ra mắt.

Bùi Thạc Chuyên: Thái Hoà là 1 trong những diễn viên giỏi nhất hiện nay

Hậu trường phim

22:59:21 29/08/2024
10 năm thai nghén, ấp ủ với tác phẩm Địa đạo , Bùi Thạc Chuyên mong sự chân thành, tâm huyết của ê-kíp làm phim về tình yêu quê hương, đất nước sẽ chạm được tới mọi người.

Loại bánh của Việt Nam lọt top món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Ẩm thực

22:40:08 29/08/2024
Việt Nam có 4 món ăn được vinh danh trong danh sách 100 món ăn từ gạo ngon nhất thế giới được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas công bố hôm 15/8.

Chiếm quyền facebook, mạo danh người quen lừa t.iền của hơn 400 người

Pháp luật

22:36:52 29/08/2024
Được biết thời gian qua, nhiều n.ạn n.hân đã đến Công an TP Đà Nẵng trình báo về việc bị kẻ gian dùng các thủ đoạn chiếm quyền điều khiển Facebook và mạo danh họ để mượn t.iền, l.ừa đ.ảo chiếm đoạt t.iền của người khác.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris tăng cường tiếp cận cử tri gốc Arab

Thế giới

22:20:36 29/08/2024
Trước đó, đội ngũ vận động tranh cử của bà Harris cũng đã thuê luật sư người Mỹ gốc Afghanistan Nasrina Bargzie để tiếp cận cử tri theo đạo Hồi.

Song Hye Kyo hé lộ người bạn thân đặc biệt, nói về hạnh phúc hiện tại

Sao châu á

22:14:46 29/08/2024
Tình bạn của nữ diễn viên Hàn Quốc Song Hye Kyo và ngôi sao kém 13 t.uổi, Suzy, thu hút sự quan tâm của người hâm mộ.

'Thần đồng' điền kinh Thái Lan giành huy chương lịch sử

Sao thể thao

22:10:59 29/08/2024
Tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để giành huy chương cho Thái Lan tại Olympic 2028 , Puripol Boonson chia sẻ mục tiêu tiếp theo sau khi trở thành VĐV Đông Nam Á đầu tiên giành huy chương bạc chạy 100m giải điền kinh trẻ thế giới.