Dạy thêm trái quy định, lãnh đạo Đà Nẵng lên tiếng
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cam kết xử lý nghiêm đối với giáo viên, hiệu trưởng tổ chức dạy thêm trái quy định.
Không cấm !
Chiều 27/3, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 13 của UBND TP Đà Nẵng về quản lý dạy thêm, học thêm, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã thẳng thắn khi nói về thực trạng dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian qua.
Ông Xuân Anh cho rằng tình trạng giáo viên núp bóng dạy thêm vẫn còn. Vẫn còn nhiều phụ huynh tiểu học phản ánh về tình trạng dạy thêm học thêm không theo quy định.
“Chúng ta không cấm chuyện dạy thêm, học thêm mà chúng ta quản lý việc này đúng theo quy định của nhà nước, tránh tình trạng xé rào, không thuân thủ các quy định. Hơn nữa, đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan đến các thầy cô”, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thẳng thắn nói.
Đà Nẵng quyết liệt quản lý dạy thêm học thêm bằng những biện pháp “cứng rắn”
Ông Xuân Anh khẳng định: “Quản lý chứ không phải cấm, không cấm chứ không phải là muốn làm gì thì làm. Phải đưa việc dạy thêm học thêm vào khuôn khổ, quản lý đối với các cơ sở, tránh ảnh hưởng đến người dân”.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Hải Châu ý kiến: “Chúng ta có nỗ lực hạn chế việc dạy thêm học thêm, nhưng kết quả còn mang tính đối phó. Thực tế nhu cầu dạy thêm, học thêm của phụ huynh và học sinh là có nên chúng ta cần tạo điều kiện để các em được tiếp thu kiến thức.
Tuy nhiên, cần có quy định quản lý hiệu quả, phù hợp, bởi thực trạng giáo viên một nơi, cơ sở đăng ký dạy nơi khác gây khó khăn trong công tác quản lý”.
Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, toàn thành phố có 456 cơ sở ngoài nhà trường được cấp phép dạy thêm (trong đó có 313 cá nhân), 878 cơ sở dạy thêm trong nhà trường (trong có đó 825 cá nhân) và 11 cơ sở quản lý lưu trí đối với học sinh tiểu học.
Qua kiểm tra đối với 344 cơ sở dạy thêm (trong đó 110 cơ sở trong nhà trường, 234 cơ sở ngoài nhà trường), lực lượng Thanh tra đã xử lý 6 cơ sở vi phạm với 5 cơ sở bị phạt tiền và 1 cơ sở bị cảnh cáo.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng một số cơ sở dạy thêm mượn người đứng tên đã gây khó khăn trong kiểm tra, xử lý.
“Việc dạy thêm, học thêm đều diễn ra ngoài giờ hành chính, trong khi lực lượng thanh tra lại mỏng nên rất khó khăn trong công tác thanh kiểm tra, xử lý. Bởi nếu có ý thức tốt, có đăng ký, có giấy phép thì còn quản lý được. Còn nếu lén dạy thì lực lượng thanh tra không thể biết được trừ khi có tố cáo của người dân.
Chính vì vậy, nên huy động lực lượng tổ dân phố cùng phối hợp trong công tác quản lý sẽ mang lại hiệu quả, sẽ đưa việc dạy thêm, học thêm vào nề nếp”, Phó Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề xuất.
Theo thầy Phan Văn Tánh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám cho rằng học thêm dạy thêm là một nhu cầu rất thực và nhạy cảm, nên cần có ứng xử thấu tình đạt lý
Về vấn đề này, thầy Phan Văn Tánh, Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Hoa Thám cho rằng: “Chúng ta đã có nhiều biện pháp quyết liệt, văn bản hướng dẫn để xử lý tình trạng dạy thêm học thêm nhưng thực tế việc dạy thêm học thêm vẫn diễn ra.
Điều này cho thấy nhu cầu học thêm dạy thêm là có. Chính vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn thấu tình đạt lý, công tác quản lý sao cho phù hợp, thuận tiện. Đừng để giáo viên dạy thêm cảm thấy “sợ” khi nói đến cấp phép, giấy phép dạy thêm. Có như vậy thì việc quản lý dạy thêm học thêm mới hiệu quả”.
Quy định nghiêm
Nói về công tác kiểm tra, chế tài xử phạt đối với các cơ sở, ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chia sẻ: “Theo quy định của UBND TP là rất nghiêm. Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Giáo viên dạy trái quy định lần 1 là cảnh cáo toàn ngành và tái diễn lần 2, lần 3 sẽ luân chuyển, thậm chí cho thôi việc.
Nghị định của Chính phủ đã ra đời từ năm 2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giáo dục, xử phạt ra sao, thu rút giấy phép thế nào đã có và quy định rất nghiêm.
Chỉ có việc chúng ta thực hiện công tác thực hiện chưa tốt. Việc buông lỏng quản lý ở các cấp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Nhưng công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện còn chưa tốt, lực lượng thanh tra còn mỏng, vẫn còn tình trạng xuê xoa, cả nể. Như một số đại biểu phát biểu là báo trước thì không đủ chế tài. Nhưng quy định thì đủ mức độ nghiêm.
Chỉ là ta thực hiện quy định ấy như thê nào. Có quyết tâm làm hay không thôi, giáo viên vi phạm chúng ta có đưa ra xử lý hay không thôi. Nếu trường có giáo viên dạy thêm trái phép thì Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm, thậm chí Hiệu trưởng phải thôi giữ chức vụ”.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵn Nguyễn Xuân Anh, công tác quản lý dạy thêm học thêm còn xê xoa, cả nể nên rất cần sự chung tay của báo chí
Tuy nhiên, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng thừa nhận: “Như đích thân tôi qua trường Phù Đổng, làm việc với Hiệu trưởng và cảnh báo với Hiệu trưởng là nếu trường Phù Đổng xuất hiện giáo viên dạy thêm trái phép cho học sinh tiểu học thì Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm, thậm chí thôi làm Hiệu trưởng. Quyết tâm của UBND là rất cao trước tình hình thế này. Tuy nhiên việc thực hiện chưa được tốt”.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng hoan nghênh báo chí nêu và các kênh cung cấp thông tin cho các cơ quan hữu quan về thực trạng dạy thêm học thêm trái phép nếu có. Và trường nào bị nêu thì ngoài việc giáo viên bị kỷ luật, hiệu trưởng trường ấy sẽ bị xử lý. Ban đầu là không xét thi đua và nếu tái diễn thì hiệu trưởng sẽ bị luân chuyển công tác.
“Một trường hợp nào đó vi phạm thì rất mong báo chí cung cấp thông tin. Tôi cam kết là việc xử lý sẽ được thực hiện nghiêm và rất nghiêm”, ông Nguyễn Xuân Anh khẳng định.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Anh, không chỉ vấn đề dạy thêm học thêm mà nhiều vấn đề khác cũng cần ra tay quyết liệt.
“Việc chỉ có 50% học sinh tiểu học được học bán trú buổi thứ 2 là vấn đề mà chúng tôi đang rất quan tâm. Sẽ là thiếu công bằng giữa chính các em học sinh được bán trú và không được bán trú nếu không giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Chính vì vậy, chủ trương cấm học trái tuyến tại các trường trung tâm là việc làm nhằm mang lại sự công bằng này. Chúng tôi đang nỗ lực đến năm 2016, Đà Nẵng sẽ chấm dứt việc học sinh không được học 2 buổi tại trường”, ông Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
Theo VTC
Dạy thêm tràn lan, thu hàng tỷ đồng để chi tùy tiện
Với việc tổ chức dạy thêm tràn lan, Trường THPT Cao Thắng (TP.Huế) đã thu hàng tỷ đồng của học sinh để chi tiêu tùy tiện.
Dạy thêm kiểu "cá mè một lứa"
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh học sinh (HS) và giáo viên Trường THPT Cao Thắng, nhiều năm nay, lãnh đạo trường này tổ chức dạy tăng tiết một số môn cho tất cả các lớp trong toàn trường để thu tiền đồng loạt đối với HS.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường còn tổ chức dạy thêm theo hình thức dạy ngoại khóa chuyên đề để thu tiền. HS của trường phải tham gia học chuyên đề nhiều môn như toán, vật lý, hóa học, ngoại ngữ... Theo quy định, việc dạy thêm, học thêm phải được HS tự nguyện và được gia đình học sinh đồng ý. "Nhưng ở đây lãnh đạo trường lại xếp thời khóa biểu học thêm cho toàn trường để yêu cầu tất cả HS phải đi học, phải nộp tiền nên con em chúng tôi không thể không đi học"- một phụ huynh bức xúc.
Bà Hoàng Thị Mai lý giải những nội dung tố cáo của giáo viên đối với lãnh đạo trường tại buổi làm việc với PV NTNN
Mặt khác, dù nhà trường đưa ra nhiều mức thu tiền học thêm khác nhau đối với HS (8.000 đồng/tiết, 10.000 đồng/tiết và 12.000 đồng/tiết) nhưng khi tổ chức dạy học lại dồn HS của nhiều lớp vào một phòng để dạy. Trường "nhét" 5 lớp với hơn 150 HS vào một phòng học để dạy chuyên đề. "Cách làm này khiến HS không được phân loại để học cho hiệu quả theo quy định. Đây là một hình thức làm tiền trắng trợn của lãnh đạo trường khiến phụ huynh hết sức bất bình"- một giáo viên của trường cho biết.
Chi tiền của học sinh vô tội vạ
Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, chỉ riêng học kỳ 1 năm học 2013-2014, Trường THPT Cao Thắng đã thu của HS 972.873.000 đồng tiền học thêm. Số tiền này được sử dụng để chi tiêu nhiều khoản hết sức vô lý, như: Chi hơn 140 triệu đồng cho các khoản phúc lợi tập thể vào các dịp 8.3, 20/10, 20/11 và Tết Nguyên đán; chi hơn 160 triệu đồng cho bộ phận quản lý phục vụ dạy thêm, học thêm; chi hơn 46 triệu đồng cho sinh hoạt 15 phút đầu giờ; chi gần 21 triệu đồng cho họp liên tịch...
Chỉ riêng học kỳ 1 năm học 2013-2014, Trường THPT Cao Thắng đã thu của học sinh 972.873.000 đồng tiền học thêm. Số tiền này được sử dụng để chi tiêu nhiều khoản hết sức vô lý.
Bà Hoàng Thị Mai - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng cho biết: "Việc trường tổ chức dạy thêm đã được Sở GDĐT tỉnh cấp phép và phụ huynh HS đồng ý tại biên bản làm việc giữa trường với phụ huynh". Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được cung cấp biên bản này thì bà Mai từ chối và bảo "lên sở mà nắm".
Bà Mai nói việc trường dồn HS nhiều lớp vào một lớp học thêm là không đúng quy định nhưng lại phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Việc trường xếp thời khóa biểu học thêm vào thời khóa biểu chính khóa cũng được bà Mai giải thích là nhằm "tạo điều kiện thuận lợi" cho HS và giáo viên. Bà Mai còn bảo việc trường tổ chức dạy thêm tràn lan là do đầu vào của HS nhà trường quá thấp và "do cái tâm".
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đặng Phước Mỹ - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Sau khi nhận được phản ánh của giáo viên Trường THPT Cao Thắng về những nội dung trên, Sở đã vào cuộc nhưng hiện kết quả kiểm tra đang hoàn thành nên chưa công bố. Ông Mỹ cũng cho biết tới đây Sở sẽ làm việc với Ban giám hiệu nhà trường để chấn chỉnh những gì trường này thực hiện chưa đúng.
Về việc Trường THPT Cao Thắng sử dụng tiền thu được từ tổ chức dạy thêm để chi nhiều khoản vô lý, ông Mỹ nói Sở không thông qua những khoản chi này và sẽ kiểm tra làm rõ.
Theo TTVN
Phải dạy thêm vì "học sinh quá dốt" Đó là phát biểu của bà hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng (Huế) trước phóng viên, nhằm lý giải cho việc tổ chức dạy thêm ngay trong thời khóa biểu chính khóa với quy mô đại trà, chi tiền dạy thêm vô tội vạ... và số tiền thu vào gần cả tỉ đồng. Bà Hoàng Thị Mai (bìa trái), hiệu trưởng Trường THPT...