Dạy thêm, học thêm: Không nhất thiết phải cấm !
Những biện pháp cấm dạy thêm vừa rườm rà về thủ tục hành chính vừa hình thức và không khả thi
Việc học thêm của học sinh phổ thông là một nhu cầu thật của xã hội, không chỉ ở nước ta mà còn có ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tỉ lệ học sinh học thêm chiếm đến 97% ở Singapore, Hàn Quốc là 90%, Hồng Kông (Trung Quốc) là 87%.
Nhu cầu của học sinh
Ngay cả nước Mỹ cũng có học thêm nhưng chỉ dành riêng cho những học sinh thua kém về sự nhận thức tiếp thu, thường tập trung vào các môn chính như ngôn ngữ, toán, lý, hóa. Đó là một hình thức dạy phụ đạo miễn phí tại trường cho các học sinh yếu kém. Hiệu quả của việc dạy thêm, học thêm là có, nếu không thì nó đã không tồn tại, mặc dù rất đáng lo ngại về nhiều vấn đề, như thời gian dành cho thể thao, giao tiếp, vui chơi của các em, chi tiêu của phụ huynh và tiêu cực trong giáo dục…
Những học sinh tiểu học ở TPHCM tất bật đến các lớp học thêm sau giờ học chính khóa. Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Ở nước ta hiện nay, giáo dục còn nặng nề về thi cử. Phụ huynh thường rất hãnh diện về kết quả học tập của con em mình, muốn con em mình được xếp loại giỏi, xuất sắc, vào học các trường chuyên, trường điểm, đại học. Thế nên, việc học thêm lại càng có nhu cầu rất lớn từ phụ huynh. Việc dạy thêm ở nước ta thời gian qua một phần cũng vì thu nhập, thành tích mà giáo viên đã “kích cầu” quá mức, thậm chí ép buộc học sinh phải học thêm ở mọi cấp lớp. Như vậy, vì mặt trái của nó, vì dư luận xã hội mà ngành giáo dục cấm giáo viên dạy thêm thì có hợp lý? Có giải quyết triệt để những biến tướng của tình trạng dạy thêm, học thêm hiện nay?
Trong quản lý thì dùng biện pháp cấm đoán có lẽ là dễ nhất nhưng hiệu quả có thể kém nhất. Việc dạy thêm ngoài giờ dạy trong trường của giáo viên có là hành vi phạm pháp hay không, khi đó là sự lao động chân chính từ sức lao động của họ bỏ ra giúp ích cho xã hội để hưởng một khoản thù lao nhất định.
Giải quyết từ gốc rễ
Ở nhiều trường, ngoài thời gian dạy theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường bắt buộc học sinh học thêm, thậm chí các lớp chuyên cũng phải học thêm giờ… Với thực trạng tiêu cực trong dạy thêm như trên, thiết nghĩ không cần cấm đoán, vừa rườm rà về thủ tục hành chính vừa hình thức và không khả thi.
Đúng như Báo Người Lao Động đã đặt vấn đề trong bài “Dạy thêm, học thêm: Quản không được thì cấm!” (ngày 28-10), giải quyết một sự việc phải từ gốc rễ của vấn đề, là tại sao có nhiều tiêu cực trong dạy thêm, học thêm. Đó là do nội dung chương trình giảng dạy, cách đánh giá học sinh đã tạo một áp lực cho phụ huynh phải bắt con em họ đi học thêm ở mọi cấp lớp.
Từ cách kiểm tra đánh giá học sinh mà giáo viên có điều kiện ép buộc học sinh mình dạy phải đi học thêm để tăng thu nhập. Do đó, ngành giáo dục cần chấn chỉnh vấn đề cốt lõi là nội dung dạy, kiểm tra đánh giá như thế nào trong nhà trường. Quy định cụ thể dạy phụ đạo, ôn tập trong nhà trường, đồng thời phải có kiểm tra, xử lý nghiêm túc để không xảy ra tình trạng dạy thêm tràn lan, trá hình dưới danh nghĩa tự nguyện của phụ huynh.
Vấn đề kế tiếp là tổ chức lại cách thức kiểm tra, đánh giá trong lớp của giáo viên để hạn chế quyền lực “cho” điểm học sinh bằng những hình thức như dạy trước, làm trước bài tập giống bài kiểm tra… Hiện nay, các trường THCS, THPT ở TPHCM đã sử dụng đề kiểm tra chung được chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng đề của từng bộ môn bài thi được rọc phách, hoán chuyển giáo viên khác chấm… đã phần nào có hiệu quả hạn chế giáo viên ép buộc học sinh học thêm.
Làm tốt những vấn đề trên thì dạy thêm chỉ là hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo viên nào, trung tâm nào có uy tín được phụ huynh, học sinh tín nhiệm thì tồn tại ngược lại thì tự đào thải, trả lại công việc theo tự nhiên vốn có của nó chứ không là cấm đoán mà không khả thi.
Theo người lao động
Vụ dạy thêm từ 5h sáng: Giáo viên nói do phụ huynh
Liên quan đến vụ 18 giáo viên đang bị Sở GD-ĐT Phú Yên yêu cầu kỷ luật vì vi phạm quy định về dạy thêm, một số người cho biết sở dĩ họ dạy thêm vào những thời điểm "không giống ai" là do phụ huynh yêu cầu.
Cô N.T.K., dạy văn ở Trường THCS Nguyễn Thị Định (huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên), một trong bốn giáo viên dạy thêm trước 7h, bộc bạch: "Đó là lớp dạy thêm cho tám học sinh lớp 7, đa số các cháu là con cháu của đồng nghiệp và người quen của tôi. Lớp 7 học chính khóa buổi chiều, trong khi tôi dạy trên trường buổi sáng nên chỉ có thể bố trí cho các cháu học lúc 17h30. Nhưng nhiều phụ huynh đề nghị tôi nên mở lớp lúc 5h30 sáng, vì nếu dạy vào chiều tối các cháu sẽ mệt mỏi, đói sau giờ học chính khóa, khó nạp kiến thức".
Một lớp học thêm tại làng biển Phú Đông (TP Tuy Hòa) dạy thêm từ sáng sớm. Ảnh: Dân Việt
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng một số thầy cô giáo do dạy thêm nhiều lớp, nhiều khối khác nhau nên phải sắp xếp thời gian quá sớm hoặc quá tối mới đáp ứng được nhu cầu học sinh.
Bà Phạm Thị Khương - phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong - cho biết hội đồng kỷ luật nhà trường vừa quyết định kỷ luật khiển trách đối với các giáo viên không có giấy phép dạy thêm nhưng vẫn tổ chức dạy thêm riêng các giáo viên vi phạm nhưng nhận ngay khuyết điểm và sửa chữa thì đề nghị sở xem xét phê bình, rút kinh nghiệm.
Trong khi đó, ngày 21/10, ông Nguyễn Văn Tá, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, cho biết sở không cấp phép dạy thêm tại nhà riêng cho giáo viên.
Trước đó, trong đợt thanh tra về dạy thêm, học thêm mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên đã phát hiện 19 giáo viên vi phạm. Số giáo viên vi phạm tập trung ở 2 bậc học THCS và THPT, vi phạm dạy thêm trước 7 giờ, sau 19 giờ và ngày chủ nhật. Thậm chí, có giáo viên dạy thêm từ 5h sáng. Hiện số giáo viên này đã bị đình chỉdạy thêm.
Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị quản lý phải có hình thức kỷ luậtđối với số giáo viên vi phạm, nếu các giáo viên vi phạm lần 2 phải buộc thôi việc. Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cũng phê bình Thanh tra Sở GD-ĐT vì để tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Theo Tuổi Trẻ, Người Lao Động
GS Ngô Bảo Châu: "Học cũng như đi bộ" GS Ngô Bảo Châu đã giao lưu với học trò yêu toán cùng nhiều thầy cô giáo dạy toán trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Sau khi dự lễ khai giảng năm học mới ở trường THCS Trưng Vương, Hà Nội với tư cách là học sinh cũ, GS Ngô Bảo Châu đã giao lưu với học trò yêu toán cùng nhiều thầy...