Dạy thêm đang là nguồn thu nhập chính cho nhiều giáo viên hiện nay
Thầy cô nào nhà gần trường thì họ mở lớp tại nhà, thầy cô nào xa trường thì thuê một cái nhà gần trường rồi họ mở lớp để tiện việc đi lại của học sinh.
Có nhiều giáo viên ở các trường phổ thông hiện nay đang phải rất vất vả ký hợp đồng từng năm với nhà trường nên hàng tháng họ chỉ được hưởng những đồng lương bèo bọt.
Nhưng, cũng có rất nhiều giáo viên “sống khỏe” vì ngoài lương của một giáo viên đã biên chế thì họ có một khoản thu nhập rất lớn nhờ dạy thêm hàng ngày, nhất là một số giáo viên ở thành phố và đa phần giáo viên cấp trung học phổ thông.
Tất nhiên, khi giáo viên dạy thêm tốt, có nguồn thu nhập cao và ổn định thì phụ huynh học sinh đang phải chi trả mỗi tháng một số tiền rất lớn cho con mình theo học với các thầy cô đang giảng dạy con mình.
Sự mệt mỏi, căng thẳng sau những buổi học thêm của học sinh (Ảnh minh họa: nld.com.vn).
Những giáo viên nào có thể dạy thêm?
Việc tổ chức dạy thêm, học thêm đối với những học sinh ở nông thôn không rầm rộ như khu vực đô thị và chỉ có một số môn được xem là môn chính mới có thể dạy thêm được. Số lượng học sinh học thêm cũng không nhiều và đương nhiên số tiền thu của học sinh hàng tháng cũng thường thấp.
Tuy nhiên, ở các thành phố thì việc học thêm khá nhiều. Nhu cầu của phụ huynh muốn cho con học thêm cũng có, giáo viên thì đương nhiên có cơ hội là họ sẽ mở lớp dạy thêm. Thầy cô nào nhà gần trường thì họ mở lớp tại nhà, thầy cô nào xa trường thì thuê một cái nhà gần trường rồi họ mở lớp để tiện việc đi lại cho học sinh
Nhiều giáo viên bây giờ họ không muốn dạy thêm trong trường vì dạy ở trường thì phải chia phần trăm cho nhà trường mà còn phải đối mặt với một số vấn đề khác nữa.
Video đang HOT
Vì thế, xu hướng chung là giáo viên tự mở lớp tại nhà hoặc tại một điểm thuê mướn nào đó để vừa tiện trong giảng dạy và đương nhiên là họ được hưởng trọn số tiền thu được của học sinh học thêm.
Đối với giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học thì thường bao trọn gói việc học của học sinh. Nếu học sinh học buổi chiều thì phụ huynh đưa con đến nhà thầy, cô từ sáng sớm và giáo viên sẽ dạy thêm buổi sáng, lo việc cơm nước buổi trưa và chiều thì tự đưa học sinh đến trường.
Học sinh học chính khóa buổi sáng thì học xong là thầy cô đưa luôn học trò về nhà của mình và lo cơm nước, nghỉ ngơi để chiều tiếp tục học thêm, tối thì cha mẹ đón về. Nếu học 2 buổi ở trường thì buổi chiều học xong cũng về nhà thầy cô học thêm…
Vì thế, các cổng trường phổ thông ở khu vực đô thị bây giờ không chỉ có xe máy của phụ huynh đưa con đi học, đón con lúc tan trường mà còn có nhiều phương tiện cơ giới khác đưa đón học sinh từ trường về nhà thầy cô giáo và từ nhà thầy cô giáo đi đến trường học.Việc bao trọn gói như vậy sẽ tiện đối với nhiều phụ huynh mà bận công việc không thể đưa đón con được và thầy cô cũng chủ động trong mọi công việc.
Giáo viên trung học cơ sở thì chỉ có thể dạy được mấy môn như Toán, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Văn…Trong đó, 2 môn Toán và Anh thì gần như học sinh nào cũng phải học thêm đối với tất cả các lớp.
Vì cấp học này mỗi thầy cô dạy nhiều lớp nên lượng học sinh học thêm khá đông. Lịch dạy thêm của nhiều thầy cô kín hết các buổi trong ngày, trong tuần, chỉ trừ những tiết dạy chính khóa trên lớp.
Thời khóa biểu chính khóa cũng được nhà trường xếp gần như cố định và khá linh hoạt cả một học kỳ, chỉ trừ trường hợp nghỉ do ốm đau hay nghỉ thai sản thì mới có thay đổi thời khóa biểu nên rất tiện cho việc dạy thêm của giáo viên.
Đối với giáo viên trung học phổ thông bây giờ thì chỉ có môn Thể dục là không thể dạy thêm được.
Các môn còn lại thì đều nằm trong những môn bắt buộc hoặc nằm trong tổ hợp thi Trung học phổ thông quốc gia nên khi vào cấp học này là học sinh đã định hướng theo khối học và đương nhiên đa phần học sinh đều theo thầy cô để học thêm.
Việc tổ chức dạy thêm cũng được tổ chức đều đều từ những ngày đầu tiên của năm học.
Nguồn thu nhập từ dạy thêm khá ổn định cho một số giáo viên
Nhiều giáo viên dạy 5-6 lớp thì đương nhiên số học sinh càng nhiều hơn. Chỉ cần một nửa học sinh mà giáo viên dạy trên lớp tham gia lớp học thêm cũng đem lại cho các thầy cô dạy thêm một nguồn thu rất lớn, cao hơn rất nhiều lần lương chính mà giáo viên đang nhận hàng tháng.Giá dạy thêm “bình dân” nhất đối với khu vực thành phố bây giờ là 300- 400 nghìn/ 1 học sinh/ 1 tháng. Trong khi, mỗi thầy cô dạy ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nếu làm công tác chủ nhiệm lớp thì ít nhất cũng phải dạy 3 lớp học.
Nhiều giáo viên ở thành phố và giáo viên dạy Trung học phổ thông có nguồn thu dạy thêm ổn định mỗi tháng vài ba chục triệu là chuyện bình thường. Số tiền ấy đủ hấp dẫn để tình trạng dạy thêm, học thêm không thể nào dẹp bỏ được.
Năm học mới đã chính thức bắt đầu ở tất cả các địa phương và tất nhiên việc dạy thêm cũng đã được triển khai tức thì song hành cùng việc học trên lớp. Những học sinh lại tất bật với việc học chính, học thêm ở nhà thầy cô giáo.
Học sinh học thêm có thể là do nhu cầu, có thể là tâm lý đám đông, cũng có thể vì nhiều lý do khác nữa.
Nhưng, dù là lý do nào đi chăng nữa thì việc học thêm vẫn đang nghiễm nhiên tồn tại. Càng nhiều học sinh học thêm càng đem lại khoản thu nhập ổn định cho một bộ phận giáo viên hiện nay. Đương nhiên, chất lượng, kết quả học tập của học sinh cũng được nâng lên.
Trong đó, kết quả thật cũng có, kết quả ảo cũng nhiều. Điều này được kiểm chứng rất rõ trong kỳ thi tuyển sinh 10 và thi trung học phổ thông mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.
Bởi, điểm tổng kết cuối năm thì đa phần học sinh có học lực từ khá trở lên, rất ít học sinh xếp loại trung bình. Nhưng, khi tham dự kỳ thi thì điểm yếu kém rất nhiều. Nhiều địa phương điểm yếu kém chiếm tới hơn một nửa, trong đó có vô vàn điểm liệt, điểm 0 nữa!
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thu nhập của giáo viên chưa được 5 triệu đồng/tháng
Ngày 1/7, Bô trương Bô Giao duc va Đao tao Phung Xuân Nha cùng cac đai biêu Quôc hôi khoa XIV, đơn vị tinh Binh Đinh đa có buổi tiêp xuc cư tri là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định).
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời ý kiến cử tri thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri thành phố Quy Nhơn kiến nghị các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Nhiều cử tri quan tâm, nêu lên những vấn đề của ngành Giáo dục như: Quy định trong Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua; cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới; tiền lương của giáo viên quá thấp, đời sống giáo viên gặp khó khăn; nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng...
Trả lời về kiến nghị tiền lương còn thấp, đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn, Bô trương Bô Giao duc va Đao tao Phung Xuân Nha cho biết: Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã nêu ra những bất cập đối với chính sách tiền lương nói chung, trong đó có ngành Giáo dục.
Theo Bộ trưởng, tiền lương khởi đầu của bậc mầm non và tiểu học rất thấp, dù có trình độ, bằng cấp, lúc mới vào cũng tính là trung cấp với hệ số lương 1,86. Do đó, tính thu nhập quy ra tiền lương giáo viên mầm non và tiểu học chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng; giáo viên bậc trung học cơ sở có mức lương khoảng 2,9 triệu đồng/tháng; bậc trung học phổ thông là 3,2 triệu đồng/tháng. Cộng với phụ cấp, thu nhập của giáo viên chưa được 5 triệu đồng/tháng. Hiện Bộ Giao duc va Đao tao đang kiến nghị và tham mưu cho Chính phủ về cải cách, tăng tiền lương cho giáo viên phù hợp nhất.
Đối với ý kiến cử tri về nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, nghiêm trọng và phức tạp, Bô trương Phung Xuân Nha cho rằng, khi xảy ra bạo lực học đường, trách nhiệm trước hết thuộc về nhà trường, từ Ban Giám hiệu đến giáo viên chủ nhiệm. Do đó, phải chủ động phát hiện sớm mâu thuẫn của học sinh, nắm bắt tâm sinh lý để tư vấn, hóa giải những mầm mống dẫn đến bạo lực học đường. Các giáo viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm, kiềm chế để tránh những trường hợp dùng bạo lực với trẻ. Để nạn bạo lực học đường được đẩy lùi, Bộ trưởng đề nghị các bậc phụ huynh và toàn xã hội cần quan tâm, chung tay cùng ngành Giáo dục.
Về Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, Chương trình chú trọng đến kỹ năng sống, dạy làm người và phát triển phẩm chất, còn kiến thức có thể học ở trong sách giáo khoa hoặc ở nhiều kênh, tài liệu khác nhau. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phát huy tính sáng tạo của thầy, cô giáo và sự chủ động của học sinh.
Bô trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ Giao duc va Đao tao đang yêu cầu các địa phương đẩy nhanh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học phù hợp với điều kiện và quy mô phát triển giáo dục của từng địa phương. Cùng với đó là triển khai sáp nhập những điểm trường nhỏ lẻ để tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị dạy học, tránh lãng phí.
Tin, ảnh: Nguyên Linh
Theo TTXVN
"Dở khóc, dở cười" vì không thể thanh toán tiền lương cho giáo viên hợp đồng Ngày 28-4, liên quan đến vấn đề xã hội đang gây bức xúc trên địa bàn, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơ quan này sẽ sớm có văn bản tham mưu với UBND tỉnh đề nghị Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán lương cho các giáo viên, nhân viên hợp đồng đến ngày 30-6. Nhiều cơ sở giáo...