Dậy sớm có lợi cho sức khỏe, tốt hơn uống cả nghìn viên thuốc bổ
Những người kiên trì dậy sớm trong thời gian dài, cơ thể sẽ nhận được 7 lợi ích bất ngờ, còn tốt hơn uống cả nghìn viên thuốc bổ.
Đi ngủ sớm và dậy sớm chiếm 70% sức khỏe của con người. Tâm lý, chế độ ăn uống và dưỡng sinh, mỗi thứ chiếm 10%, do đó chúng ta có thể biết được tầm quan trọng của việc ngủ sớm và dậy sớm đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ đều sẽ không cảm nhận được các vấn đề xảy ra trong cơ thể, nhưng khi qua 40 – 50 tuổi, tất cả các loại bệnh sẽ tìm đến.
Không dậy sớm được thì làm thế nào?
Có thể một phút trước khi thức bạn sẽ cảm thấy rất buồn ngủ, và còn đấu tranh tư tưởng xem có dậy hay không? Tuy nhiên, khi bạn thức dậy và di chuyển xung quanh nhà, bạn đột nhiên sẽ không cảm thấy buồn ngủ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì lúc này khí dương trong cơ thể được sinh ra. Vì phương pháp khiến bạn dậy sớm là thức dậy một cách dứt khoát.
Người thường xuyên thức khuya rất dễ nổi nóng?
Không phải bạn thức dậy càng muộn tinh thần càng tỉnh táo, ngược lại ngủ càng nhiều thì càng mệt. Nếu bạn không tin, bạn có thể ngủ một mạch đến 12 giờ trưa hôm sau, bạn sẽ thấy hậu quả. Ngủ dậy muộn, khí dương trong cơ thể không được sản sinh, khiến con người dễ mất bình tĩnh, đồng thời khi tâm trạng không tốt, thường sẽ hay giận dữ và nổi nóng.
Những người kiên trì dậy sớm sẽ nhận được “7 món quà” cho cơ thể:
1. Có giấc ngủ chất lượng hơn
Các nhà khoa học phát hiện những người thức dậy sớm có giấc ngủ chất lượng hơn những người dậy muộn. Thậm chí, những người ngủ muộn có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, họ thực sự không ngủ đủ giấc ngay cả khi họ ở trên giường lâu hơn những người dậy sớm.
Các nhà khoa học phát hiện những người thức dậy sớm có giấc ngủ chất lượng hơn những người dậy muộn.
2. Dậy sớm giúp bạn giảm căng thẳng
Khi dậy sớm, tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng, bạn sẽ dễ dàng có tâm trạng thư giãn, lạc quan, loại bỏ được những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tràn đầy năng lượng, không còn trạng thái căng thẳng là hai yếu tố góp phần giúp bạn khỏe mạnh, đẩy lùi được nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về tâm thần.
Video đang HOT
3. Kết quả học tập nổi bật hơn
Một nghiên cứu của Đại học Texas Mỹ cho thấy kết quả học tập của sinh viên đại học thường xuyên dậy sớm cao hơn so với sinh viên thường xuyên thức đêm, ngủ dậy muộn. Người phụ trách nghiên cứu cho biết, những sinh viên dậy sớm có cuộc sống đều đặn hơn, đến lớp đúng giờ, học tập tích cực hơn và không gặp vấn đề về sức khỏe do thức khuya gây ra.
4. Xử lý công việc cẩn thận và có trách nhiệm hơn
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm thường tỉnh táo hơn, thường có kế hoạch trước, hành động dứt khoát hơn, tỉ suất làm việc của những người này thường hiệu quả hơn, có tổ chức, mục tiêu rõ ràng và có trách nhiệm với công việc.
Những người dậy sớm thường tỉnh táo hơn, thường có kế hoạch trước, hành động dứt khoát hơn.
5. Hình thành những thói quen tốt hơn
Nhiều nghiên cứu cho thấy thức dậy muộn thường do những thói quen xấu khác nhau như thức khuya, tiệc tùng thâu đêm gây ra. Thức dậy sớm giúp bạn học cách từ chối các hoạt động kém lành mạnh và lựa chọn được các thói quen lành mạnh hơn như ăn sáng, tập thể dục…
6. Hạnh phúc hơn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto ở Canada nhận thấy rằng, trạng thái tâm lý và hạnh phúc của con người ở mọi lứa tuổi đều phụ thuộc vào thời điểm ngày mới của họ bắt đầu.
Điều này liên quan đến thực tế là những người dậy sớm có thể bắt đầu ngày mới dưới ánh mặt trời, trạng thái cảm xúc ổn định hơn. Trong khi đó, những người đi ngủ muộn và thức dậy muộn có tâm trạng thất thường và dễ bị trầm cảm hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto ở Canada nhận thấy rằng, trạng thái tâm lý và hạnh phúc của con người ở mọi lứa tuổi đều phụ thuộc vào thời điểm ngày mới của họ bắt đầu.
7. Có vóc dáng thon gọn
Thói quen dậy muộn và đặt lại đồng hồ báo thức không chỉ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều này có thể dẫn đến béo phì. Do đó, thay vì nằm trên giường, hãy dành thời gian này để lấy lại vóc dáng thông qua tập luyện thể dục.
Hà Vũ
Đừng thức dậy vào buổi sáng theo cách này vì nó có thể gây tổn thương cho cơ thể nhiều hơn khi bạn thức khuya
Mọi người đều biết, đi ngủ sớm và thức dậy sớm mới tốt sức khỏe, nhưng khi dậy vào buổi sáng, nếu phương pháp không đúng, sẽ khiến cơ thể tổn thương nhiều hơn so với thức khuya.
Tại sao dậy sớm không đúng cách cũng gây hại cho sức khỏe?
Nếu dậy sớm mà vẫn chưa ngủ đủ giấc, cũng sẽ không có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, nếu bạn đi ngủ lúc 11h tối, nhưng lại dậy lúc 4h sáng, mặc dù là dậy sớm, nhưng thời gian dài duy trì thói quen này sẽ gây ra những tác hại sau đây đối với cơ thể. Cụ thế như sau:
Nếu dậy sớm mà vẫn chưa ngủ đủ giấc, cũng sẽ không có lợi cho sức khỏe.
1. Đầu óc mụ mị: Ngủ không đủ giấc, não không được nghỉ ngơi đầy đủ, cả ngày sau đó bạn rơi vào trạng thái trống rỗng, mụ mị.
2. Cơ thể mệt mỏi: Đau nhức cơ bắp, chân tay yếu, ngủ không đủ giấc luôn tạo cảm giác kiệt sức cho cơ thể.
3. Phản ứng chậm: Bạn có thể sẽ gặp câu hỏi "Bạn vẫn chưa tỉnh à?" khi nói chuyện với người đối diện vì phản hồi không nhanh nhẹn và thậm chí ngày càng chậm chạp hơn nếu thức dậy quá sớm trong thời gian dài.
4. Trí nhớ suy giảm: Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não khả năng ghi nhớ ngắn hạn, từ đó có thể dẫn đến chứng hay quên, trí nhớ suy giảm.
5. Nhức đầu và chóng mặt: Nghiên cứu cho thấy 36-58% người ngủ không đủ giấc có triệu chứng đau đầu khi thức dậy.
Nghiên cứu cho thấy 36% đến 58% người ngủ không đủ giấc có triệu chứng đau đầu khi thức dậy.
6. Nguy cơ mắc bệnh tim: Người bị thiếu ngủ mãn tính, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
7. Khả năng miễn dịch thấp: Các yếu tố miễn dịch của cơ thể chủ yếu được hình thành trong khi ngủ và thiếu ngủ dễ dẫn đến mệt mỏi, cảm lạnh, dị ứng,...
4 điều cấm kỵ sau khi thức dậy vào buổi sáng
1. Đại tiện dùng lực quá mạnh: Thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau khi thức dậy là thói quen tốt. Tuy nhiên nên nhớ rằng, không dùng lực quá mạnh khi đại tiện, bằng không sẽ tăng áp lực trong ổ bụng, tăng huyết áp, đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch nhất định phải chú ý.
2. Không uống nước vào buổi sáng: Vì sức khỏe của cơ thể, khuyên bạn nên uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy, điều này giúp làm loãng máu, thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.
4. Ra ngoài tập thể dục buổi sáng quá sớm: Bất kể mùa nào, không nên tập thể dục buổi sáng vào lúc quá sớm., đặc biệt là mùa hè, có tương đối nhiều chất gây ô nhiễm không khí, cơ thể hít vào quá nhiều các chất ô nhiễm rất có hại đối với cơ thể.
Sau khi dậy sớm làm những việc có ý nghĩa
- Điều kiện tiên quyết để có được thói quen dậy sớm là đi ngủ sớm, để đảm bảo rằng bạn dậy sớm khi bạn đã ngủ đủ giấc.
- Ngoài ra, sáng sớm thức dậy, nên "nằm lười" trên giường một lát, rồi sau đó mới từ từ ngồi dậy, bởi vì cơ thể trong trạng thái ngủ, cần một chút thời gian để chuyển sang trạng thái thức.
- Đồng thời, sau khi tỉnh ngủ, chức năng sinh lý đang dần thức dậy, không thích hợp để làm ngay một cử động lớn, nếu không thì dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu.
Sau khi tỉnh ngủ, chức năng sinh lý đang dần thức dậy, không thích hợp để làm ngay một cử động lớn, nếu không thì dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu.
- Cách tốt nhất là nằm trên giường, xoa bóp cơ thể, khi tỉnh hơn thì bạn ngồi dậy, ngồi một vài phút mới đứng dậy rời khỏi giường.
- Cuối cùng, sau khi dậy sớm, bạn nên tận dụng thời gian và làm những việc có ý nghĩa, chẳng hạn như ăn sáng hoặc đọc sách vào buổi sáng sớm. Đừng dựa vào việc chơi với điện thoại di động trên giường, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Nếu không, tốt hơn là nên ngủ một lát nữa rồi hãy dậy.
Nguồn: QQ/Helino
Làm sao để có giấc ngủ ngon? Bạn đọc Kim Thanh (TP HCM) hỏi: "Tôi làm công việc điều hành vận tải nên áp lực công việc khá căng thẳng. Tôi thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên. Làm sao để cải thiện tình trạng này?". Ảnh minh họa ThS BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Khoa Thăm dò chức năng hô...