Dạy sáng tạo, học thông minh ở Uông Bí
Từ năm 2018 đến nay, TP Uông Bí có 5 trường triển khai một phần hoặc toàn phần phòng học thông minh, là THCS Nguyễn Trãi, Yên Thanh, Trần Quốc Toản; các trường tiểu học Yên Thanh, Trưng Vương.
Với sự hiện đại của hệ thống thiết bị điện tử nối mạng, tính ưu việt của các phần mềm dạy và học, các phòng học thông minh của Uông Bí đã và đang mang lại tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho cả người dạy, người học và người quản lý giáo dục.
Một tiết học của cô trò Trường THCS Nguyễn Trãi.
Tiết học vật lý về quá trình bốc hơi nước của học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Trãi, thay vì tẻ nhạt như thường thấy thì lại rất hào hứng, sôi nổi, sự tương tác giữa cô và trò. Điều đó có được vì tiết học đã được sinh động hóa thông qua hệ thống hình ảnh động, video thuộc chương trình học, từ đó tác động đến sự quan sát, suy nghĩ của học sinh, khiến mỗi học sinh đều có cảm nhận, phân tích, phán đoán riêng.
Trong khi đó, nếu như ở các tiết học thông thường thì nội dung bài học về quá trình bốc hơi nước rất khó thể hiện, khó diễn giải bằng lời, chủ yếu buộc học sinh phải hình dung, tưởng tượng, những hình ảnh minh họa cho bài học nếu có cũng chỉ mang tính chính xác tương đối.
Tương tự, đối với học sinh lớp 4, 5, Trường tiểu học Trưng Vương, tiết học địa lý về các châu lục hoặc tiết học sinh học về con muỗi anophen vốn khô cứng, khó hiểu cũng trở nên hào hứng. Đó là nhờ phần mềm giáo dục mozabook (soạn bài giảng và dạy học 3D) thông qua hệ thống các thiết bị của phòng học thông minh đã mang lại cho học sinh các thông số rất rõ nét về vị trí, hình dáng, điểm tiếp giáp… của các châu lục; về cấu tạo cơ thể, cơ chế gây bệnh sốt rét của con muỗi anophen. Trong khi đó trước đây, cách để học sinh học các nội dung này chính là quan sát thiết bị thực hành, nhìn hình vẽ trong sách, thậm chí là chỉ đọc lời mô tả để hình dung.
Video đang HOT
Tiết học của thầy trò Trường tiểu học Trưng Vương.
Theo Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi Bùi Hải Vượng, việc sử dụng các thiết bị nói trên cho phép giáo viên chuyển trực tuyến đến học sinh nội dung bài học, nội dung kiểm tra, các phiếu học tập, các câu hỏi trắc nghiệm…, ngược lại giáo viên nhận từ học sinh các phương án trả lời dưới dạng file word, video, slide powerPoint, sơ đồ phân tích, bản đồ tư duy, bản đồ hình ảnh, bảng tính…
Giáo viên cũng có thể chuyển các phương án trả lời đến học sinh trong lớp để kiểm tra chéo nhau. Cán bộ quản lý trường học cũng có thể kiểm tra ngay trên mạng về tiến độ giảng dạy chương trình, kết quả thực hiện tiết giảng của giáo viên.
Riêng đối với học sinh, theo cô giáo Ngô Thu Thảo, Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 4-5, Trường Tiểu học Trưng Vương, với các tiết học trong phòng học thông minh không có thời gian trễ, kể cả là khi giáo viên chuyển ý, giúp các em liền mạch tư duy. Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong việc sử dụng thiết bị công nghệ, có kỹ năng khai thác và chia sẻ thông tin; rèn được khả năng thuyết trình của học sinh.
Cán bộ quản lý Trường THCS Nguyễn Trãi theo dõi các lớp học thông qua hệ thống camera kết nối.
Từ lợi ích rõ nét, hiện nay nhiều trường học của TP Uông Bí đều mong muốn được ứng dụng phòng học thông minh vào dạy và học, một số trường đã chuẩn bị các điều kiện để có thể tiếp nhận và phát huy các phòng học thông minh khi được trang bị.
Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc vào các chương trình hỗ trợ ứng dụng CNTT của ngành giáo dục và hiện đang bị chậm hơn so với lộ trình đề ra. TP Uông Bí trong khả năng của mình cũng đã có kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường học, tuy nhiên quy mô hỗ trợ khá nhỏ lẻ. Thời điểm này, TP Uông Bí mới thực hiện được việc hỗ trợ các trường đang triển khai phòng học thông minh về chi phí tiền điện vận hành, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thiết bị.
Giáo viên chủ nhiệm, muôn việc phải 'ôm'
Gánh nặng sổ sách, báo cáo và những công việc không tên đang khiến cho nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cảm thấy áp lực, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn.
Giáo viên Trường tiểu học Phan Bội Châu (H.Thống Nhất) ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học. Ảnh: C.Nghĩa
Muốn giải quyết được vấn đề này cho giáo viên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, phải mạnh dạn cắt bỏ những phần việc không cần thiết, những nội dung mang tính hình thức, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục thay cho phương pháp quản lý bằng sổ sách truyền thống.
* Áp lực giáo viên chủ nhiệm
Cô Phạm Thị Huyền là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp tại một trường THCS của TP.Long Khánh, dù vậy chưa khi nào cô cảm thấy mình bớt áp lực với công việc này. Cô Huyền chia sẻ: "Làm giáo viên chủ nhiệm thu nhập không hơn giáo viên bình thường, nhưng công việc phải làm luôn nhiều hơn giáo viên khác, thậm chí có những việc không tên, không có trong kế hoạch hay trong giáo án".
Hằng ngày, dù có tiết dạy hay không cô Huyền vẫn phải đến trường để kiểm tra tình hình sinh hoạt và học tập của lớp, nhắc nhở, uốn nắn những trường hợp học sinh vi phạm quy định của nhà trường, học sinh học yếu mà giáo viên bộ môn khác phản ảnh. Thời gian còn lại, cô dành để chấm bài vở, làm báo cáo, ghi chép sổ chủ nhiệm... Không chỉ có vậy, hằng tuần cô Huyền còn phải dự ít nhất 2 tiết dạy của giáo viên khác, tính chung một năm học cô phải dự giờ tới 55 tiết.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ: Xây dựng trường học thông minh để giảm áp lực cho giáo viên
Hiện nay, Sở GD-ĐT đã tổng kết đề án Trường học tiên tiến hiện đại giai đoạn 2015-2020 và đang tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh nhân rộng đề án. Theo đó, khi đề án được nhân rộng, giáo viên sẽ được tiếp cận với nhiều phần mềm quản lý giáo dục mới, thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao tính tương tác trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, Sở cũng quyết liệt cải tiến, đổi mới, nâng cao trình độ kỹ năng quản lý cho không chỉ đội ngũ cán bộ trong ban giám hiệu mà cả đội ngũ là cán bộ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm...
Còn cô Phạm Thị Thương, giáo viên một trường tiểu học tại TT.Định Quán (H.Định Quán) chia sẻ: "Ngoài công tác chủ nhiệm và chuyên môn, nhiều khi tôi cảm thấy mình bị áp lực và "quay cuồng" với sổ sách, báo cáo, dự giờ và bồi dưỡng... Thu nhập của giáo viên còn thấp, nhưng khối lượng công việc phải làm thì lại quá lớn, do đó rất mong ngành sẽ giảm bớt một số đầu việc cho giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, nên giảm bớt số tiết phải dự giờ của đồng nghiệp trong một năm học để giáo viên có điều kiện tập trung sâu hơn cho chuyên môn".
Theo nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm, vài năm gần đây dù các đầu việc đã bớt đi khá nhiều nhưng vẫn còn đó những việc có thể tiếp tục đơn giản hóa, giúp giáo viên có nhiều thời gian tập trung cho chuyên môn hơn. Đơn cử như chuyện giáo viên phải đứng ra giúp nhà trường thu các khoản tiền đóng góp của phụ huynh học sinh hay tham gia một số hội thi còn mang nặng tính hình thức, tốn nhiều thời gian.
"Khi có đợt kiểm tra chuyên môn, sổ sách, giáo viên chủ nhiệm thường ngồi viết lại cả chục trang giấy để đối phó, tránh bị đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Hoặc với quy định hằng năm giáo viên phải viết sáng kiến, kinh nghiệm chuyên môn, giờ chuyển sang hình thức viết giải pháp, tuy ngắn gọn, đơn giản hơn nhưng nhiều giáo viên cũng vẫn dừng lại ở mức độ làm cho có vì phần nhiều những giải pháp này không thể áp dụng vào thực tế" - một giáo viên chủ nhiệm bậc THCS ở TP.Biên Hòa bộc bạch.
* Giảm tải cho giáo viên chủ nhiệm
Nhằm giúp giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp tập trung cho công tác chuyên môn nhiều hơn, thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã có những cải cách khá mạnh mẽ, hướng ưu tiên đến những đầu việc phục vụ nâng cao chất lượng chuyên môn, phát huy được năng lực và sở trường của giáo viên. Chẳng hạn như Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định hằng năm giáo viên phải viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, nhiều giấy tờ sổ sách không cần thiết cũng được loại bỏ. Bộ cũng yêu cầu các địa phương, các nhà trường không được tự đặt ra những hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, gây khó khăn cho giáo viên. Những nỗ lực đổi mới nhằm giảm áp lực cho giáo viên đã được các nhà trường đánh giá cao.
PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, năm học 2020-2021 là năm đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, do đó để hạn chế gánh nặng sổ sách cho giáo viên, Bộ đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS-THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, điều lệ trường học mới đã giúp giáo viên cởi bỏ được nhiều áp lực, tăng tính tự chủ, phát huy tính dân chủ trong nhà trường tốt hơn. Nhà trường có thể tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hằng năm, còn giáo viên cũng có quyền tự chủ xây dựng kế hoạch dạy và học của mình để đăng ký với nhà trường. Với điều lệ trường học mới dành cho các bậc học phổ thông, Bộ GD-ĐT kỳ vọng sẽ giảm được nhiều sổ sách không cần thiết, những đầu việc hình thức, kém thực chất.
Theo Sở GD-ĐT, để giáo viên bớt đi gánh nặng hồ sơ, sổ sách, giáo án, Sở đang từng bước hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ chuyên môn, quản lý học sinh. Nhiều hồ sơ, sổ sách trước đây phải viết tay, in ra giấy, đóng thành tập... sẽ được nhập bằng máy tính để dễ tra cứu, chia sẻ. Đối với giáo án, giáo viên có thể linh hoạt dùng cả giáo án truyền thống và giáo án điện tử để nâng cao chất lượng dạy và học. Các hình thức ứng dụng công nghệ này có thể được áp dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện của từng trường.
Bà Lưu Thị Ngọc Quế, Trưởng phòng GD-ĐT H.Trảng Bom cho biết, ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang "giải phóng" công sức rất lớn cho giáo viên chủ nhiệm. Đơn cử như việc ứng dụng mạng xã hội vào trao đổi với phụ huynh về quá trình học tập của con em hằng ngày, không để chuyện đã rồi giáo viên mới trao đổi với phụ huynh. Hay như sổ liên lạc điện tử, cơ sở dữ liệu kết quả học tập của học sinh được giáo viên cập nhật, lưu trữ để giáo viên và phụ huynh cùng sử dụng, giúp cho quá trình quản lý được tốt hơn...
Bộ cho phép, vì sao các trường vẫn e ngại chuyển sang giáo án, sổ sách điện tử? Các trường học vẫn đang rất ngại chuyện thanh, kiểm tra hàng năm của cấp trên nên họ chưa dám đột phá việc quản lý hồ sơ sổ sách điện tử khi chưa có sự cho phép. Quản lý hồ sơ, sổ sách giáo viên bằng những loại giấy tờ được lưu trữ ở các nhà trường trong bối cảnh hiện nay có...