Dạy phòng chống tham nhũng cho học sinh: Đến đâu là đủ?
Từ năm học 2013 – 2014, nội dung phòng, chống tham nhũng sẽ được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo (từ cấp THPT trở lên). Theo đó, Bộ GD&ĐT hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy.
Học sinh các trường THPT sẽ được học về chống tham nhũng. (Ảnh: Hồ Thu)
Dạy về sự quang minh, chính trực
Ở Mỹ, người ta cũng chỉ dạy con người phải có nghề, phải lao động chăm chỉ. Đó là ý kiến của GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
GS Hạc dẫn ví dụ về đất nước Singapore, nơi mà người dân chỉ có hai sự lựa chọn: Lao động chăm chỉ thì có lương cao và sống sung sướng; tham nhũng sẽ mất việc và cực khổ suốt đời, nên không ai tham nhũng.
Vì vậy, trường học ở Việt Nam cần dạy cho học sinh, về sự quang minh, chính trực, dạy 4 chữ mà Hồ Chủ tịch đã dạy: Cần, Kiệm, Liêm, Chính để có những con người ngay thẳng, không gian dối và biết lao động chân chính là điều quan trọng nhất.
GS Pham Minh Hạc nói: Nếu quy kết vì việc dạy dỗ tính trung thực trong nhà trường chưa đến nơi đến chốn, nên mới có hiện tượng quay cóp, gian dối, mua bằng bán điểm, chạy chức, chạy quyền, thì cũng chỉ đúng một phần. Toàn những người chạy chức, quyền mới cần bằng giả.
Video đang HOT
Tiêu cực ngoài xã hội đã tràn vào nhà trường. Muốn dạy chống tham nhũng hiện nay, theo GS Hạc, phải làm hai việc song song trong nhà trường và ngoài xã hội – nhà trường dạy học sinh trung thực; xã hội phải trong sạch, tốt đẹp hơn!
Dạy chống tham nhũng là dạy cho học sinh sự quang minh, chính trực. (Ảnh: Hồng Vĩnh)
Dạy đến đâu là đủ?
Ông Đặng Hữu, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo T.Ư nói: Ở bậc phổ thông chỉ nên dạy ra những con người ngay thẳng, trung thực, thật thà, không tham lam.
Những vấn đề về tham nhũng kia là của xã hội, của bộ máy quản lý, hệ thống luật pháp, không thể đưa tất cả vào nhà trường mà dạy được. Có chăng, theo ông Đặng Hữu chỉ dừng lại ở mức đưa vấn đề vào các môn học về đường lối chính sách của Đảng vào trong các môn giáo dục đạo đức, luân lý cho học sinh hoặc trong các hoạt động ngoại khóa.
Với các trường đại học thì nên có những vấn đề chung như, ví dụ, học về đạo đức quản lý, trong tình hình tham nhũng trở thành quốc nạn phải xem gốc từ đâu, cách giải quyết thế nào… Các trường đại học chuyên biệt nào đó, ví dụ như trường đào tạo hành chính, cảnh sát, phòng, chống tội phạm, tòa án; công chức… có thể học sâu hơn về biện pháp phòng, chống…
Chớ sa đà hình thức
Ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Well Spring trăn trở: “Đây sẽ là khó khăn cho các cơ sở giáo dục yếu, vì nội dung này, nếu không được đầu tư khoa học và hấp dẫn sẽ trở nên nhạt nhẽo! Đưa vào bao nhiêu tiết, nội dung thế nào, ai dạy… ngành GD&ĐT đều phải tính khoa học và cẩn trọng, đặc biệt là trong tình hình môn văn hóa chính thức học sinh còn lười học.
Nếu không cẩn thận, việc này dễ trở thành một thứ phào phào như các thứ dạy ngoại khóa khác mà vẫn có báo cáo lên Thủ tướng là triển khai tốt” ông Đại nói.
Theo Hồ Thu
Tiền Phong
Lớp học số - mô hình giáo dục mới
Lớp học số (DigiClass) có nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động.
Gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nghiên cứu thí điểm các phương pháp giảng dạy tiếng Anh chất lượng cao với chi phí thấp. Một trong những giải pháp được nhắc đến nhiều là lớp học số (DigiClass) do Tập đoàn giáo dục Pearson phát triển. Lớp học số có nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động, đặc biệt thu hút học sinh. Toàn bộ bài giảng từ mẫu giáo đến hết lớp 12 được số hóa, phát âm bằng tiếng Anh và soạn theo các hệ giáo dục quốc tế.
Học sinh cảm thấy các bài học thú vị hơn với lớp học số (DigiClass).
Triết lý của giải pháp khá đơn giản: chất lượng giáo dục phụ thuộc vào giáo viên, nội dung bài giảng. Chất lượng giáo viên là yếu tố rất khó thay đổi và kiểm soát trong thời gian ngắn. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cách nhanh và hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng nội dung. Nội dung hay sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp giảm bớt việc phụ thuộc vào giáo viên giỏi. Tập đoàn Pearson đã đầu tư khoảng hơn 500 triệu USD, để tạo ra một hệ thống nội dung số xuyên suốt từ mẫu giáo đến lớp 12.
Với hệ thống nội dung thú vị này, một lớp học số (DigiClass) sẽ không cần đến sự hiện diện của giáo viên bản ngữ mà vẫn có thể đem lại chất lượng giảng dạy tốt với phát âm tiếng Anh chuẩn. Theo đó, một giáo viên Việt Nam tốt nghiệp đại học tiếng Anh có thể dạy chương trình quốc tế bằng tiếng Anh với sự hỗ trợ của lớp học số.
Theo ông Phan Đình Cường, Phó giám đốc Công ty Ismart, đơn vị triển khai giải pháp này ở Việt Nam, với mức học phí dưới 1,1 triệu đồng một tháng, học sinh có thể học được chương trình tiểu học quốc tế với các môn toán, tiếng Anh, và khoa học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, cách nhanh và hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng nội dung.
Lớp học số không phải là khái niệm mới trên thế giới. Nhiều nước đã áp dụng và thu được kết quả thành công trên khắp thế giới, bao gồm cả các nước đang phát triển như Ấn Độ và nước phát triển cao như Nhật hoặc Mỹ. Theo thống kê, giải pháp lớp học số hiện có mặt tại khoảng 200.000 điểm trên khắp thế giới.
Đánh giá hiệu quả của phương pháp giáo dục mới này, Nielsen, công ty nghiên cứu thị trường kết luận đến 2/3 số giáo viên khi được sử dụng giải pháp này cảm thấy tốt, 82% số học sinh được học DigiClass cho rằng nó hiệu quả. Phương pháp cũng giúp các trường tăng sĩ số đáng kể.
Giải pháp DigiClass của Pearson do Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa giới thiệu cuối tháng 5 vừa qua mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu thí điểm. Hiện nay, 3 đơn vị đã hợp tác với Ismart triển khai giải pháp lớp học số DigiClass là: truờng tư thục Ngô Thời Nhiệm, hệ thống giáo dục Trí Đức tại TP HCM và trường tư thục Nguyễn Văn Huyên tại Hà Nội. Thông tin thêm tại http://www.digiclass.edu.vn/
Phương Thảo
Theo VNE
Sinh viên ấp ủ khát vọng 10 năm Với câu hỏi "Ước mơ sẽ trở thành ai trong 10 năm tới?", đa số bạn trẻ đều thể hiện quyết tâm theo đuổi sứ mệnh vì sức khỏe của cộng đồng, dù ở những vai trò khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay kinh doanh. Trong buổi đối thoại hướng nghiệp mới đây, đa số sinh viên ngành y...