Dạy những gì người học thật sự cần
Đào tạo những con người thực học, thực tài, có kiến thức vừa rộng, vừa sâu, đáp ứng yêu cầu của xu thế quốc tế hóa và cạnh tranh toàn cầu là chuẩn đầu ra được Trường ĐH Kinh tế TP.HCM xây dựng, áp dụng gần chục năm nay.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong giờ tự học – Ảnh: THÙY TRANG
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – trưởng phòng đào tạo, nguyên trưởng khoa tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) – cho biết: Từ năm 2013, UEH đã tổng rà soát để tiến hành đổi mới các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chương trình tiên tiến quốc tế.
Lãnh đạo nhà trường khi đó đã nêu rõ phương châm chủ đạo là: “Phải đảm bảo dạy cho người học những kiến thức thật sự cần thiết, bám sát nội dung đào tạo của các trường đại học về kinh tế – kinh doanh hàng đầu trên thế giới”.
* Khoa tài chính của trường là đơn vị tham khảo chương trình đào tạo của các trường top 100 thế giới để xây dựng chuẩn đầu ra. Những chương trình đó có nét tương đồng thế nào, thưa ông?
- Một trong những điều chúng tôi tâm đắc nhất ở cách thức xây dựng chương trình của họ nằm ở triết lý đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình.
Họ đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí: “có kiến thức vừa rộng vừa sâu”.
Rộng để đảm bảo một nền tảng kiến thức tổng quát, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu trước những “cú sốc” xảy ra liên tục, đặc biệt là về công nghệ, đổi mới và sáng tạo.
Sâu là để người học sau khi tốt nghiệp, nắm vững kiến thức chuyên môn để có thể làm việc một cách thuận lợi và hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể.
* Ông có thể chia sẻ thêm triết lý đào tạo làm nền tảng cho chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo của khoa?
- Được khơi gợi từ những triết lý như vậy, cùng với những trăn trở trong suốt một thời gian dài nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế – tài chính cho nhiều thế hệ sinh viên, chúng tôi đã đúc kết triết lý giáo dục để làm nền tảng và định hướng cho chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo là: “đào tạo những con người thật học, thật tài, có kiến thức vừa rộng vừa sâu, có thể đáp ứng linh hoạt các yêu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong xu thế quốc tế hóa và cạnh tranh toàn cầu”.
Chúng tôi cho rằng người học được phát triển toàn diện ở bậc đào tạo đại học, trong lĩnh vực kinh tế phải hội đủ cả hai yếu tố.
Video đang HOT
Đó là có kiến thức bao quát, hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội nhưng vẫn có các chuyên môn sâu riêng biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động và phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Chúng tôi kỳ vọng sinh viên của mình khi ra trường phải đáp ứng ngay yêu cầu của thị trường lao động, có công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo với mức thu nhập hợp lý.
Hoặc nếu họ muốn tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước hay ngoài nước đều có thể thực hiện một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ một sự khó khăn nào.
Muốn đạt được những mục tiêu này, trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nguyên tắc “thật học, thật tài” là quan trọng nhất.
* Các tiêu chí “thật học, thật tài, có kiến thức vừa rộng vừa sâu” được nhà trường đánh giá như thế nào?
- Lãnh đạo nhà trường hết sức ủng hộ quan điểm này và tạo rất nhiều điều kiện để chúng tôi từng bước hiện thực hóa triết lý đó. Hội đồng khoa học trường đã bàn bạc, thảo luận rất kỹ trước khi đi đến xem xét, phê duyệt nội dung của từng môn học.
Đặc biệt, nhà trường mạnh dạn đầu tư cho hệ thống giáo trình. Để việc dạy và học đi vào thực chất và hiệu quả, chúng tôi yêu cầu giảng viên sử dụng giáo trình chủ yếu là các sách giáo khoa kinh điển được giảng dạy rộng rãi, phổ biến ở các trường đại học trên thế giới.
Lãnh đạo trường đưa ra nguyên tắc “sinh viên ở các trường nước ngoài học sách gì thì sinh viên UEH học sách đó”. Đến nay, hệ thống giáo trình của UEH gần như đã tiệm cận với các trường trên thế giới.
* Gần chục năm qua, nhiều thế hệ sinh viên của khoa tốt nghiệp có chứng minh cho triết lý đào tạo và chuẩn đầu ra đó phù hợp?
- Hằng năm, UEH đều tổ chức hội nghị các nhà tuyển dụng để lắng nghe họ nhận xét, đóng góp cho chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra.
Bên cạnh các ý kiến khách quan và thiết thực để chúng tôi tiếp tục cải tiến thì nhìn chung, họ đánh giá cao năng lực học tập và kiến thức chuyên môn của sinh viên chúng tôi. Họ rất đồng tình và ủng hộ việc chúng tôi xác định đầu ra của trường phải là những con người “thật học, thật tài”.
Cần đúc kết thành triết lý giáo dục quốc gia
Chỉ đạo của Thủ tướng về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” đã mở ra một vấn đề có tính chiến lược về giáo dục và đào tạo của quốc gia.
Tôi nghĩ rằng giờ đây phải có sự nghiên cứu thật cẩn thận và bài bản để đúc kết chủ trương này thành một triết lý giáo dục quốc gia, điều mà nhiều năm trở lại đây chúng ta vẫn chưa làm được.
Ngành giáo dục cần xác định các giá trị cốt lõi để hướng đến các tiêu chuẩn, hình mẫu của một người được đào tạo, phát triển toàn diện sẽ như thế nào, hội đủ những kiến thức, kỹ năng, tư duy, đạo đức, tác phong, có những phẩm chất gì, ở từng cấp độ học tập từ thấp đến cao sẽ làm được những công việc gì, có những khả năng nào.
Có được chuẩn mực, tiêu chí để xác định được thế nào là “thật” thì chắc chắn những cái không thật sẽ bị đào thải, không còn cơ hội để tồn tại.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Học gì để kinh doanh vàng bạc, bất động sản?
Một học sinh gửi thắc mắc đến ban tư vấn Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại TP.HCM sáng 24-1: Nếu theo học ngành quản trị kinh doanh thì có thể làm việc liên quan đến vàng bạc, đá quý không?
Thầy cô trong ban tư vấn giải đáp thắc mắc của học sinh và phụ huynh - Ảnh: DUYÊN PHAN
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - giải đáp: Học quản trị kinh doanh thường là để... làm kinh doanh, trong đó kinh doanh vàng bạc là một lĩnh vực quan trọng. Giá vàng luôn được báo chí, tin tức đề cập diễn biến hằng ngày.
Ngày nay, chương trình học quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể cung cấp kiến thức để người học sau khi tốt nghiệp đảm nhiệm các công việc quản trị, quản lý kinh doanh trang sức vàng bạc đá quý.
"Ngành quản trị kinh doanh là trụ cột của các khối ngành kinh tế ở các trường đại học. Gần như mọi trường về kinh tế đều có ngành quản trị kinh doanh cho em nhiều lựa chọn học tập", PGS.TS Bảo nói.
Giang vien Ngo Thanh Phuong Quynh (Truong ĐH Kinh te - tai chinh TP.HCM) đang tu van co hoi viec lam cho cac ban hoc sinh - Anh: HOANG AN
Trong khi đó, học sinh Trương Thị Minh Thoa - Trường THPT Chợ Gạo (Tiền Giang) - thắc mắc nên học gì để làm việc trong ngành bất động sản.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhận định kinh doanh bất động sản là một ngành đón đầu xu hướng phát triển trong các khối ngành kinh tế. Hiện tại, các trường đại học đào tạo kinh tế, kinh doanh đều có những chuyên ngành liên quan đến bất động sản, thu hút nhiều sinh viên theo học.
Ông cho biết hiện có 3 hướng học chính liên quan đến bất động sản: Thứ nhất là về kinh doanh bất động sản. Thứ hai là về định giá bất động sản, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu để xác định đúng giá trị lô đất, công trình trên đất. Thứ ba là "đa ngành", kết hợp những hiểu biết bất động sản với kiến thức luật, các kỹ năng mềm, công nghệ thông tin...
Bạn Huan Vo Bich Ngan (Trường THPT Go Cong Đong, tinh Tien Giang) nghe tu van ve cac trai nghiem khi hoc tai truong Đai hoc Broward - Anh: NHAT THU
Ông Phạm Như Nghệ - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT - cho rằng thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng ở nhiều tổ hợp khác nhau khi làm hồ sơ đăng ký thi thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Thí sinh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng những tổ hợp xét tuyển của chính một ngành đào tạo, đặc biệt là khi đã có điểm. Không phải cứ điểm cao thì cơ hội trúng tuyển cũng cao. "Nhiều trường hợp trước đây, chúng ta có điểm cao thì nhiều bạn cũng có điểm cao như mình. Vì vậy luôn tỉnh táo trước từng lựa chọn của mình tùy vào tình hình thực tế", ông Nghệ nói.
"Các trường hiện nay đều có đường dây nóng về tuyển sinh, trong đó luôn có các chuyên gia am hiểu về tuyển sinh giải đáp thắc mắc cho tất cả các bạn. Vì vậy khi phát sinh bất kỳ vấn đề gì liên quan đến các trường, các em đừng ngần ngại mà hãy vì vậy cần nghiên cứu thật kỹ đề án tuyển sinh của các trường".
Trung tá Nguyen Trung Dung (tro ly ban tuyen sinh Truong Si quan luc quan 2) tu van cho nhung ban yeu thich cac nganh chi huy - tham muu luc quan - Anh: TRIEU THIEN
ThS Nguyễn Hải Trường An - trưởng phòng truyền thông và tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - thì nhắn nhủ: Muốn vào một trường, cần biết rất nhiều thông tin về trường đó chứ không chỉ quan tâm mỗi chuyện điểm.
"Cần xem xét môi trường thích hợp với bản thân, mức học phí, học bổng, chương trình học tập, thậm chí vị trí địa lý... Không cần phải theo đuổi môi trường hào nhoáng nhưng khi bước vào bạn cảm thấy lạc lõng", ThS Trường An nói.
Tốt nghiệp cử nhân luật bao lâu thì có bằng luật sư?
ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng phụ trách phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - chia sẻ hiện nay các trường đại học có đào tạo cử nhân luật đều đi theo hướng trang bị cho học sinh nhiều lĩnh vực luật khác nhau như dân sự, hành chính, thương mại... để có nền tảng tổng quát.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia những chương trình học lấy chứng chỉ hành nghề luật sư, thời gian nhanh nhất là khoảng hai năm bao gồm một năm thực tập. Ngoài ra, một hướng khác cho sinh viên có thể cân nhắc là học tiếp lên thạc sĩ về ngành luật để có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau.
Giữa dịch Covid-19, làm sao vẫn được tuyển dụng ngay khi tốt nghiệp? Trong lúc nhiều bạn trẻ còn chật vật với công việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vẫn có những cử nhân vừa tốt nghiệp đã có việc làm ngay với thu nhập đáng mơ ước. Tống Khánh Linh vừa nhận bằng tốt nghiệp đã có công việc phù hợp - ẢNH: ĐỨC PHÁT Tống Khánh Linh vừa tốt nghiệp ngành tài chính...