Đẩy nhanh mua sắm thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6
Ngay sau khi các bộ sách lớp 2, lớp 6 được thành phố chính thức lựa chọn, các đơn vị, trường học Hà Nội bắt tay vào rà soát, đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học.
Mua sắm trang thiết bị phù hợp với thực tế dạy học.
Để thiết bị không chạy theo sách
Rút kinh nghiệm việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 1 ở một số nơi rơi vào tình trạng trang thiết bị dạy học đến sau sách giáo khoa mới, khiến cho trong lúc chờ thiết bị, giáo viên phải dạy chay hoặc tận dụng những đồ dùng dạy học tự làm để trang bị kiến thức cho học sinh, nhiều đơn vị đã sớm rà soát và đề xuất mua sắm đồ dùng dạy học từ nhiều tháng nay.
Ông Lê Đức Thuận- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2, lớp 6, các trường học trên địa bàn quận đã bố trí đội ngũ giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm 2021-2022 và tiến hành tập huấn từng bước. 100% giáo viên của quận Ba Đình đã được đánh giá hoàn thành chương trình tập huấn của Bộ GD&ĐT. Song song với đó, UBND quận đã có kế hoạch bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6.
Bà Nguyễn Thanh Thủy- Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm thông tin: Ngành đã chủ động rà soát, tổng hợp nhu cầu thiết bị dạy học phục vụ cho chương trình, sách giáo khoa mới theo thông tư qui định thiết bị tối thiểu dành cho lớp 2, lớp 6 để đề nghị UBND quận phê duyệt và cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy, học cho giáo viên và học sinh theo đúng chỉ đạo của thành phố.
“Quận Nam Từ Liêm đã đặc biệt quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các nhà trường ngay khi triển khai chương trình mới với lớp 1. Mục tiêu đặt ra là giáo viên và học sinh yên tâm dạy và học chương trình mới, sách mới đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phát huy được năng lực, tư duy tích cực của học sinh và khả năng lao động sáng tạo của giáo viên”- bà Thủy chia sẻ.
Tập huấn tăng hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Ông Đỗ Hoài Phương – Tổ trưởng Tổ văn phòng, cơ sở vật chất, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ nhận định: Trang thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng, như: truyền thụ và tiếp thu kiến thức nhanh và dễ hiểu, tạo hứng thú học tập cho học sinh; cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chính xác, trực quan, sinh động. Qua đó, nâng cao được chất lượng giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Giáo viên cũng chủ động, sáng tạo trong việc tìm nguồn học liệu, kiến thức bổ sung cho chương trình giảng dạy…
Thiết bị dạy học mới cần tăng cường tính ứng dụng công nghệ thông tin.
“Vì vậy, việc rà soát nhu cầu trang cấp thiết bị dạy học là rất cần thiết. Những thiết bị này phải đảm bảo tính kế thừa, tính khả thi, tăng cường ứng dụng CNTT cũng như tính liên thông giữa các môn học, giữa các lớp học trong cùng cấp và liên thông giữa các cấp học… Và để tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả, ngành Giáo dục sẽ tổ chức tập huấn theo các chuyên đề để nhà trường, giáo viên vừa tiếp cận với sách giáo khoa mới, vừa nắm bắt được yêu cầu sử dụng của trang thiết bị, dồ dùng dạy học mới”- ông Phương cho biết.
Năm học 2020-2021, triển khai chương trình lớp 1 mới, ngành Giáo dục quận Tây Hồ đã chủ động đề xuất trang cấp màn hình tương tác thông minh tại các khối lớp 1, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dạy, học theo sách giáo khoa điện tử. Dự kiến, để triển khai chương trình lớp 2, lớp 6, ngành Giáo dục quận sẽ trang bị 120 phòng học thông minh với các thiết bị bảng thông minh, bảng trượt… Việc tập huấn giáo viên sử dụng những thiết bị dạy học mới này sẽ được tiến hành khẩn trương để giáo viên bắt nhịp sử dụng ngay đầu năm học mới.
Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, việc mua sắm trang thiết bị không chỉ đảm bảo số lượng theo đúng qui định mà phải gắn với chất lượng dạy học, hiệu quả môn học. Do đó, phát huy cách làm của việc triển khai chương trình với lớp 1, ngành Giáo dục quận sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn theo các chuyên đề sâu với sách giáo khoa và thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6.
“Ngành sẽ xây dựng một số buổi chuyên đề, sử dụng trang thiết bị đúng theo yêu cầu môn học để giáo viên các nhà trường vừa được tiếp cận với nội dung, phương pháp của sách mới, vừa kết hợp được việc sử dụng trang thiết bị cho môn học đó. Sau mỗi chuyên đề, giáo viên thống nhất được quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,… Phòng GD&ĐT quận yêu cầu 100% các trường về triển khai lại chuyên đề đó tại trường, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường và đạt được mục tiêu kế hoạch giáo dục nhà trường đề ra” – bà Nguyễn Thanh Thủy- Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: "Tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất cho học sinh"
Chiều 8/4, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh, cán bộ chủ chốt ngành Giáo dục Thanh Hóa.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm việc với lãnh đạo tỉnh và ngành Giáo dục Thanh Hóa.
Tham dự buổi làm việc, có ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, các trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố, một số hiệu trưởng trường học.
Đầu tư 145 tỷ đồng cho thiết bị dạy học
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, công tác chuẩn bị đội ngũ GV thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, SGK đối với lớp 2, lớp 6 đã được lập danh sách dự kiến GV dạy lớp 2, lớp 6 gửi về Sở GD&ĐT.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổng hợp danh sách gửi Bộ GD&ĐT. 100% GV lớp 2 và lớp 6 đại trà được tập huấn trực tuyến về nội dung CT GDPT 2018.
Năm 2021, Sở đã xây dựng dự toán và được UBND tỉnh phê duyệt 145 tỷ đồng mua thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6. Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang tiến hành cho các cơ sở giáo dục lựa chọn gói thiết bị trị giá 60 triệu đồng đối với lớp 1 và 150 triệu đồng đối với lớp 6.
Sắp tới, sẽ tổng hợp, thực hiện các thủ tục đấu thầu, mua sắm để bàn giao các gói thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 và lớp 6 cho các cơ sở giáo dục. Cụ thể: Trường có từ 1- 4 lớp 2, lớp 6 được cấp 1 gói thiết bị dạy học tối thiểu. Trường có từ 5 lớp 2, lớp 6 trở lên được cấp 2 gói thiết bị dạy học tối thiểu.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao tặng phòng học bộ môn ngoại ngữ cho Trường Tiểu học Hưng Lộc 1 (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Nỗi lo thiếu giáo viên
Về định mức giáo viên đối với cấp tiểu học, hiện nay Thanh Hóa đang có tỉ lệ GV trên lớp đạt 1,23, nên chưa đủ để dạy học 2 buổi/ngày. Số học sinh tiểu học tiếp tục tăng mạnh theo từng năm học, số lớp tăng. Số lượng GV tuyển dụng hằng năm rất ít dẫn đến tỉ lệ GV/lớp giảm.
Cũng theo Sở GD&ĐT Thanh Hóa, hiện địa phương còn thiếu khoảng 3.000 GV tiểu học, đặc biệt là GV đặc thù (Tin học, GDTC, Tiếng Anh...).
Hàng năm, cấp Tiểu học của tỉnh tăng khoảng 20 nghìn học sinh (tương đương khoảng 600 lớp). Vì thế, trong những năm tới, GV tiểu học sẽ còn thiếu rất nhiều.
Hầu hết, các phòng giáo dục tin học tại các trường tiểu học không hoạt động được do không có GV biên chế, không có cơ chế hợp đồng GV cho các cơ sở giáo dục tiểu học. Giáo viên trung học cơ sở thừa, thiếu cục bộ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Bên cạnh đó, năng lực GV môn Tiếng Anh còn hạn chế chiếm tỉ lệ khá cao, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Khá nhiều GV tiểu học, trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số, GV cử tuyển đang công tác tại các huyện miền núi còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Điều đó, cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện chương trình GDPT 2018.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT thăm một lớp học của Trường Tiểu học Hưng Lộc 1 (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Hạn chế về cơ sở vật chất
Ngoài ra, cơ sở vật chất trường, lớp và thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học 02 buổi/ngày, cũng như thực hiện đổi mới CTGDPT 2018.
Phòng học, phòng chức năng còn thiếu. Các thiết bị hiện đại được trang bị chưa nhiều. Một số trường tiểu học chưa đủ tỉ lệ 1 phòng học/lớp, chưa có phòng phục vụ học tập.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đề nghị Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, để xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đối với khu vực miền núi, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng 100% các trường Tiểu học, THCS theo mô hình bán trú. Giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng chủ trì buổi làm việc với ngành Giáo dục Thanh Hóa.
Tại hội nghị này, bà Phạm Thị Như - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP Thanh Hóa đề nghị tỉnh cấp đủ 10% kinh phí trên tổng quỹ lương của nhà trường theo quy định. Bà Như cũng đề nghị về vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho trường học. Bởi hiện nay, theo chương trình GDPT mới, cần phải có trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy.
Trên thực tế, hiện nay các trường học hầu hết đều chưa đủ trang thiết bị, dụng cụ dạy học. Do đó, các nhà trường rất cần được cấp đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đặc biệt là đối với các trường học ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
Còn bà Vũ Thị Thanh Vân - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn, cho rằng: Ngành GD thị xã Nghi Sơn không có điều kiện như một số trường ở thành phố, nên phải nhận hỗ trợ từ hội cha mẹ học sinh để trang bị tối thiểu phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Bà Vân cũng đề nghị Bộ GD&ĐT và các ngành liên quan tính toán lại định biên cho GV dạy học 2 buổi/ngày. Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Bộ Nội vụ có giải pháp chung cho toàn quốc.
Bởi lẽ, số lượng biên chế Bộ giao các tỉnh không hề thay đổi, trong khi số lớp, số học sinh tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng cần có chiến lược đào tạo nguồn GV đáp ứng đủ cung - cầu cho việc dạy học.
Ông Ngô Phi Hùng- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa phát biểu tại buổi làm việc.
Ông Ngô Phi Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa, đề nghị: Hiện nay, các huyện miền núi rất khó khăn, tỷ lệ lớp ghép còn nhiều. Tỷ lệ số giáo viên vẫn phân bổ giáo viên như miền xuôi là không hợp lý. Tỉnh cần thay đổi cách phân bổ GV sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Việc xã hội hóa giáo dục sẽ dễ dẫn đến làm sai, vì vậy mong Bộ GD&ĐT điều chỉnh thông tư cho hợp lý với tình hình thực tế của địa phương. UBND tỉnh cần có văn bản cụ thể hướng dẫn cho các huyện thực hiện.
Đại diện Sở Tài chính Thanh Hóa lý giải về vấn đề chi nghiệp vụ còn thấp, là do UBND tỉnh phân bổ định mức biên chế 90-10 (90% chi chế độ và 10% chi nghiệp vụ). Hiện nay, Sở Tài chính đang xây dựng định mức cho giai đoạn 2022-2025, do đó, đề nghị các nhà trường có ý kiến trực tiếp về UBND huyện, thị xã, thành phố để có căn cứ xây dựng phương án phân bổ nguồn ngân sách.
Còn đại diện Sở nội vụ, cho rằng: Trung ương giao bổ sung biên chế cho ngành GD đúng định mức theo quy định. Sắp xếp, điều chỉnh GV từ trường thừa sang trường thiếu chỉ là giải pháp tạm thời. Đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ nội vụ để điều chỉnh cho hợp lý.
Chú trọng đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, cho biết: So với một số địa phương, Thanh Hóa có phần khó khăn hơn.
Để triển khai chương trình mới, phải bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại trường. Với những tài liệu đi sớm hơn, đặc biệt là SGK không nhất thiết phải dùng chung một bộ.
Một số môn trong chương trình lớp 6, nhiều trường không đủ GV để phân bổ dạy theo chương trình mới. Môn tích hợp phải bố trí làm sao để GV trong trường dạy được chính học sinh của trường mình.
ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học phát biểu tại buổi làm việc.
Còn ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng vụ Giáo dục tiểu học, chia sẻ: Việc dạy lớp 1 vừa rồi hết sức khó khăn, để có được thành quả như ngày hôm nay, không thể phủ nhận vai trò quan trọng cũng như mọi nỗ lực của đội ngũ GV dạy lớp 1.
"Tốc độ chương trình của mỗi loại sách khác nhau, vì vậy phải nghiên cứu như thế nào đó để giúp học sinh tiếp nhận một cách tốt nhất.
Khi học sinh chuyển trường nên chuyển vào cuối năm học. Hoặc trước khi chuyển trường, chúng ta nên tập huấn, hướng dẫn học sinh có phương pháp tiếp nhận với bộ sách mới", ông Tài nói.
Đề xuất kiến nghị, về cơ sở vật chất ở Thanh Hóa cơ bản tốt, nhưng như môn Tiếng Anh có GV, thì có thể triển khai được, nhưng môn Tin học dù có GV nhưng không có phòng học thì cũng không thể thực hiện.
Nhiệm vụ của GV là phải xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể. SGK dù chọn 1 bộ sách nhưng trong thư viện trường vẫn phải đầy đủ 5 bộ SGK. Sử dụng đội ngũ GV hiện có một cách linh hoạt trong năm học.
Ông Thái Văn Tài- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, nhấn mạnh: "Để đổi mới được bản thân phải thấy đó là cần thiết, là quan trọng. Chúng ta phải tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập một cách tốt nhất, trung thực và có chất lượng thực sự".
Cũng theo Thứ trưởng, Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị từ xa việc thực hiện chương trình mới từ nhiều năm trước, điều này giúp các nhà trường chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để thực hiện việc đổi mới.
Dạy học phải quan tâm 100% học sinh trên lớp. Tiếp tục chủ động, sẵn sàng triển khai chương trình mới một cách tốt nhất. Phải quan tâm đến chất lượng bồi dưỡng GV, nhất là chất lượng tập huấn. Phải biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, biến quá trình học thành tự học và phải liên tục, thường xuyên.
Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Phải hoàn thành khâu chọn SGK trong thời gian sớm, trước khai giảng năm học mới 5 tháng.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cảm ơn Thứ trưởng và đoàn công tác của Bộ đã quan tâm, kiểm tra chỉ đạo về chương trình GDPT mới và thay SGK.
Đồng thời, đề nghị các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thứ trưởng. Khẩn trương rà soát lại cơ sở vật chất, để thực hiện đổi mới sách lớp 2 và lớp 6.
Phó Chủ UBND tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ nghiêm túc triển khai đầy đủ theo ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về chương trình GDPT mới và thay SGK...
Tiên phong triển khai sách giáo khoa mới Theo kế hoạch, ngày 10-4, các sở giáo dục và đào tạo phải hoàn thành việc báo cáo danh mục lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để giảng dạy từ năm học 2021-2022. Tại Hà Nội, hiện các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, các nhà trường...