Dạy nghề chỉ cho có!
Nhiều học sinh học nghề từ THCS lên THPT nhưng không nắm được kiến thức cơ bản vì giáo viên chỉ dạy cho có, du di lúc thi để các em có điểm cộng ưu tiên vào lớp 10.
Dạy nghề trong các trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng nghề nhất định, từ đó giúp các em có khái niệm về nghề nghiệp để định hướng tương lai. Thế nhưng thực tế, việc dạy nghề đang vô tình là cách kiếm điểm ưu tiên trong kỳ thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.
Dạy cho có
THCS học điện, lên THPT cũng học điện, quá trình học nghề của Minh Ngọc (học sinh lớp 12 Trường THPT Hoàng Hoa Thám – TPHCM) quanh đi quẩn lại như thế. Minh Ngọc cho biết ở THCS, em học điện dân dụng vì nhiều bạn học nghề này, em cũng thấy nghề này dễ kiếm điểm lại không tốn nhiều tiền mua sắm thiết bị. “Chỉ cần một đoạn dây điện, cầu chì, công tắc và ổ cắm là đủ” – Minh Ngọc nói.
Tại TPHCM, phần lớn các trường phổ thông tổ chức dạy nghề điện, vi tính, dinh dưỡng. Ông Nguyễn Đình Thịnh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám, cho biết trường dạy nghề vi tính và điện dân dụng nhưng đa phần học sinh chọn điện dân dụng. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng dạy nhiều nghề để học sinh chọn lựa mà thường chỉ dạy một hoặc hai nghề dễ kiếm điểm.
Vì thế, nhiều học sinh từ THCS lên THPT chỉ học một nghề. Chương trình đào tạo nghề lại không liên thông, nâng cao nên khi lên THPT, các em học lại, thi lại những gì đã học ở THCS.
Bà Đặng Như Trang, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp quận 9 – TPHCM, cho biết đa số các trường hiện nay khi dạy nghề cũng chỉ dạy cho có, giáo viên không thể dồn hết công sức vì học trò không mặn mà do chưa chọn được nghề yêu thích. Ý thức học của các em vì thế cũng kém đi.
Video đang HOT
Một tiết học nghề của học sinh lớp 8 Trường THCS Võ Trường Toản (TPHCM).
Nặng tính hình thức
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc dạy nghề trong các trường phổ thông, tuy nhiên với nhiều học sinh thì học nghề chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là để được cộng điểm ưu tiên.
Ông Phạm Hoàn Vũ, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho rằng học sinh THCS được cộng điểm ưu tiên khi xét tốt nghiệp THCS nhưng điều kiện để được công nhận tốt nghiệp rất dễ, hầu như chẳng học sinh nào cần đến điểm nghề trong xét tốt nghiệp. Phần lớn học sinh đổ xô vào học nghề để lấy điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Lúc này xảy ra nghịch lý trong dạy và học nghề giữa các trường đóng trên địa bàn TP. Tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), ông Nguyễn Bác Dụng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường tổ chức dạy nhiếp ảnh và vi tính vì các em có nhu cầu học để được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngược lại, tại quận 9, bà Đặng Như Trang cho biết không khí học nghề của học sinh các trường THCS đã “chùng” xuống kể từ khi học sinh tốt nghiệp THCS quận này được vào thẳng lớp 10.
“Trường THPT Hoàng Hoa Thám trước đây không bắt buộc học sinh phải học nghề nhưng vài ba năm trở lại đây, nhiều học sinh phải cộng thêm điểm nghề mới đậu tốt nghiệp THPT. Do vậy, học nghề đã trở thành bắt buộc ở trường” – ông Nguyễn Đình Thịnh nói. Ông Phạm Hoàn Vũ cho rằng mục đích học nghề của học sinh là để kiếm điểm ưu tiên nên chỉ mang tính hình thức. “Nếu bỏ cộng điểm hỏi còn bao nhiêu học sinh muốn học nghề?”- ông Vũ đặt câu hỏi.
Đừng xem là “phao cứu sinh” Ở bậc THPT, học sinh các trường chuyên không phải học nghề. Ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cho biết với sức học của các em, điểm nghề chẳng có ý nghĩa gì. Ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (bậc THPT) hay Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng tương tự. Còn tại các trường không chuyên, điểm nghề là “cứu cánh” với những học sinh mức học trung bình vì giúp các em yên tâm hơn khi thi tốt nghiệp. Bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho rằng không nên cộng điểm nghề ưu tiên vào điểm thi tốt nghiệp. Hãy để các em học thật, vượt qua kỳ thi bằng sức của mình chứ không phải bằng “chiếc phao cứu sinh”. Khi đó, việc học nghề mới trở về đúng mục đích, ý nghĩa tốt đẹp vốn có.
Theo Người lao động
Học sinh học ba ca!
Tôi xin nói ngay học sinh học ba ca ở đây không phải là ba lớp học sinh khác nhau, mà là một học sinh phải học ba ca trong một ngày. Thật thế ư? Vâng, đúng như vậy.
Đấy là chuyện tôi được chứng kiến vì có cháu nội đang học lớp 6 của một trường tại một quận nội thành Hà Nội. Cháu lại là học sinh trái tuyến, vì nhà cháu ở tận Định Công, nơi không có một trường phổ thông nào. Mà đã là trái tuyến thì các bạn hẳn biết nông nỗi gian truân tốn kém như thế nào để được vào học một trường ở quận nội thành !. . . Sau khí chạy chọt để xin được, bố mẹ, ông bà cháu đều hớn hở vui mừng vì an tâm được một việc học, tất nhiên tuy có vất vả vì đường xá xa xôi và vấn nạn kẹt xe, nhưng được thế cũng là đã mừng.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn
Nhưng rồi sự lo lắng lại nổi lên khi chương trình học bắt đầu vào guồng. Sau khai giảng khoảng một tuần lễ để chấn chỉnh lớp học , các cháu học sinh bắt đầu tham gia học thêm theo kế hoạch của cô giáo và tất nhiên là cả của ban phụ huynh với phương châm là " tự nguyện" , cháu nào muốn học thì học, " không bắt buộc " !!! Nhưng tôi đố các bạn tìm ra được một phụ huynh nào không cho con em theo học vì đây là các lớp của chính các cô giáo trong lớp phụ trách tổ chức !
Thế là chương trình học tập hàng tuần của cháu tôi là : sáng 7.30 học thêm văn, lý .. đến 9.30 . Từ 9.30 đến 13.00 các cháu tự do ôn tập tại chỗ bán trú hoặc tại nhà. Tất nhiên nhà cháu ở tận Định Công, nên bố mẹ cháu chọn phương án ăn nghỉ tại chỗ bán trú , nhưng rồi " tâm bất tòng thực " ( lòng muốn mà thực tế không cho muốn !! ) , cháu tôi không ăn nổi bữa ăn bán trú ( Tất nhiên thôi với giá cả hiện nay !) nên 9.30 phải nhờ đến phương tiện xe ôm để đưa cháu về nhà ông bà ở tương đối gần hơn để ăn nghỉ. 13 giờ đi học chính thức, đến 17.30 tan học lớp chính quy, cả lớp gồm các học sinh và cô giáo đi bộ đến địa điểm thuê gần trường để học thêm ngoại ngữ . 19g bố mẹ đến đón con về. Như vậy tổng hợp lại là ngày hôm đó, cháu tôi phải học 3 ca một ngày . Chương trình một ngày như thế diễn ra 2 lần trong một tuần. Ngoài ra để "chắc ăn " trong quá trình thu thập kiến thức, bố mẹ cháu lại được giới thiệu cho đi học thêm 2buổi / tuần ở một lớp khác do các cô giáo " có tiếng " giảng dậy. Chưa hết, để đủ điều kiện đi " du học " trong 6-7 năm nữa, bố mẹ cháu lại ghi tên cháu vào lớp Anh văn ở Trung tâm gì gì đó cũng hai buổi một tuần , tất nhiên là vào các buổi còn trống , có nghĩa là Thứ bẩy, Chủ nhật các cháu vẫn phải đến lớp !
Thưa các bạn, đó là kế hoạch học tập của một học sinh tầm 10-11 tuổi hiện nay tại thành phố chúng ta ! Chúng ta thử nghĩ xem các con cháu chúng ta sẽ học và thu nhận như thế nào với một chương trình học tập như vậy ! Vậy do đâu,? lỗi tại ai !? Trên các phương tiện thông tin đại chúng hết năm này đến năm khác đều đăng các chỉ thị , hướng dẫn của Bộ của Sở GDĐT là cấm học thêm, dậy thêm tràn lan chỉ để tồn tại các lớp học thêm đúng đối tượng cần thiết và được tổ chức theo phương châm tự nguyện ( có cam kết hẳn hoi ) , nhưng thật ra tinh thần chỉ đạo đó không được tuân thủ, tình trạng dạy thêm học thêm vẫn tràn lan !
Các phụ huynh mà chúng tôi thường gặp ở các buổi chờ đón các cháu vẫn trao đổi với nhau về sự vất vả của các cháu, của cả gia đình. Cũng có ý kiến đề ra là cũng phải thông cảm với các giáo viên vì lương không đủ bảo đảm cuộc sống, buộc các cô giáo phải tổ chức các lớp dạy thêm như vậy, nên các phụ huynh có thể nhất trí góp tiền, tương đương với tiền học phí nộp cho các cô giáo , rồi đề nghị các cô cho các cháu nghỉ vì thực ra kiến thức ở các lớp này nói nghiêm túc ra thì đã có ở các buổi học chính quy rồi ! Nhưng thật lòng muốn đề nghị như vậy, chứ ai dám nói với các cô , mà có nói thì có các cô giáo nào dám nhận như vậy. Thế là cái vòng băn khoăn luẩn quẩn cứ cuốn lấy mọi người, và cái "xã hội học tập" nhỡn tiền cứ diễn ra hàng ngày như vậy, không biết tới bao giờ mới chấm rứt.
Các bậc phụ huynh ơi , các thầy cô giáo ơi, biết làm thế nào bây giờ để giải phóng cho các em học sinh non nớt của chúng ta có được một tuổi thơ đẹp đẽ, êm ả, được học tập thoải mái và vui chơi !
Nguyễn Phúc Hưng
Hào Nam , Hà Nội
LTS Dân trí-Tình trạng con em của chúng ta phải "học 3 ca" như bài viết trên đây còn khá phổ biến ở các đô thị. Cách học nhồi nhét như vậy hoàn toàn phản sư phạm, biến việc học vốn là niềm vui của trẻ em thành sự khổ ải, làm mất hết sự hứng thú thì làm sao phát huy được cách học tập tích cực và sáng tạo còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như sự phát triển trí tuệ về lâu dài của trẻ em.
Tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan vẫn còn phổ biến ở các đô thị một mặt vì lương của giáo viên không đủ sống, nhưng mặt khác, còn do phụ huynh học sinh quá lo lắng về việc học của con cái, sợ con mình "không bằng chúng bằng bạn" và sợ cô giáo "để ý" nếu không cho con đi học thêm cô giáo. Thê là dù trong lòng có băn khoăn, mọi người vẫn "tự nguyện" cho con đi học thêm!
Vì vậy, muốn khắc phục tình trạng này, phải từ hai phía - cả nhà trường và phụ huynh học sinh. Nếu nhà trường có sự giám sát chặt chẽ giáo viên của mình và phụ huynh thấy rõ sự bất lợi của việc học thêm nhồi nhét theo kiểu "học 3 ca" thì chắc chắn sẽ chấm dứt được tình trạng dạy thêm-học thêm vô lý đó.
Theo DT
Học nghề gì có? Nếu không may mắn có đượct suất vào giảng đường đại học, bạn vẫn còn nhiều cơ hội khác cho tương lai của mình bằng môt nghê có thu nhp cao. Học nghê cũ cách đê tn thn, lp nghp bên vững. Có nhu nghê đê lựa chọn, tuy nhn bạn phảii khả năng tài chính, năng lực học tp, sở thích của...