Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí
Ngày 7/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Họp Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng xã hội học tập trực tuyến với các tỉnh, thành phố cả nước nhằm tổng kết năm năm và xây dựng Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến “Tổng kết 5 năm xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010.” (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, qua 5 năm triển khai đề án xây dựng xã hội học tập, cả nước đã huy động được hơn 383.000 người theo học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Tính đến năm 2010 đã huy động được khoảng gần 12.000 trẻ em ở độ tuổi 6-10 có hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở trường phổ thông được theo học chương trình phổ cập. Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng công tác cho gần 400.000 cán bộ cấp xã, huyện…
Tuy nhiên sau năm năm thực hiện các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể vẫn chưa phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng xã hội học tập, còn thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó năng lực hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng thấp đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo viên của các cơ sở còn thiếu và yếu.
Tại hội nghị các bộ ngành, địa phương kiến nghị với trung ương Đảng và chính phủ trong thời gian tới cần có nghị quyết về phát triển giáo dục, trong đó cần đề cập đến việc xây dựng xã hội học tập. Hỗ trợ kinh phí hàng năm để nông dân và những người hết tuổi lao động được tham gia học tập nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống…
Video đang HOT
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong điều kiện nguồn kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, những thành tựu của việc thực hiện Đề án Xã hội học tập trong thời gian qua là rất đáng kể, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng xã hội học tập chính là góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, nâng cao năng lực làm việc cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều mô hình giáo dục đa dạng đã được hình thành tại khắp các địa bàn, các cấp cơ sở, đặc biệt là các Trung tâm học tập cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng như cầu học tập của người dân ở các thôn, xã.
Phó Thủ tướng cho rằng từ thực tế tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Hà Giang… cho thấy các trung tâm học tập cộng đồng cần có mối quan hệ chặt chẽ với các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các phòng, ban chức năng của huyện như phòng nông nghiệp, phòng y tế… sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc chuyển giao các kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng mới thiết thân tới người dân.
Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã phải có sự liên kết với các Trung tâm Văn hóa hướng nghiệp, Trung tâm Đào tạo từ xa… các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương cần phải thể chế hóa mối quan hệ liên kết này bằng các quy định cụ thể của Nhà nước, làm rõ nét hơn vai trò của các cấp chính quyền và của ngành giáo dục đối với việc duy trì và thúc đẩy hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng để đảm bảo một nền giáo dục mở rộng cho mọi người dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo cần xác định công cụ để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam phải dựa trên nền tảng của chính hệ thống các cơ sở giáo dục chính quy, tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới là phát thanh, truyền hình để giáo dục từ xa và giáo dục mở rộng cho mọi nhóm đối tượng với chi phí thấp đồng thời các bộ, ngành chức năng phải bổ sung và hoàn chỉnh thêm để xây dựng được các chương trình đào tạo linh hoạt, phù hợp cho mọi người dân được đảm bảo quyền học tập trong suốt cuộc đời.
Phó Thủ tướng yêu cầu: việc xây dựng Đề án xã hội học tập giai đoạn tới 2012-2020 cần tiến hành đồng bộ và bám sát vào các mục tiêu đặt ra để mang tính khả thi cao, nên có các Dự án thành phần về các nội dung như xóa mù chữ, đẩy mạnh phổ cập tin học và ngoại ngữ nâng cao trình độ và khả năng thích ứng nghề nghiệp cho người lao động nâng cao trình độ cho người lao động, nông dân nâng cao trình độ cán bộ, công chức viên chức đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử và tổ chức cuộc sống cho mọi người dân…
Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị đầu mối xây dựng đề án giai đoạn 2012-2020 cần đề ra những mục tiêu cụ thể, gắn với thực tế công cụ thực hiện phải đủ mạnh, có sự phối hợp của chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể có sự đầu tư nguồn lực hợp lý, trong đó ưu tiên cho các tỉnh vùng khó khăn.
Quá trình tổ chức thực hiện cần gắn với mục tiêu học tập suốt đời đồng thời tránh sự chồng chéo với một số đề án mà các bộ, ngành khác đang triển khai. Các tỉnh, thành phố cũng cần đưa các chỉ tiêu về xây dựng xã hội học tập vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Theo TTXVN
15.200 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2012 - 2015
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2012 - 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng. Chương trình được triển khai thực hiện tại các cơ sở GD-ĐT của 63 tỉnh/thành phố các trường ĐH, CĐ và các cơ sở GDCN.
Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2012-2015 gồm 3 dự án chính. Cụ thể, dự án 1: Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở củng cố kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Theo đó, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ được đến lớp để chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày và đủ một năm học, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1. 99% trở lên trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Dự án 2: Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên. Triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 70% học sinh lớp 3 và 40% học sinh lớp 6 vào năm học 2015-2016...
Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam.
Dự án 3: Chương trình cũng hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Theo đó, sẽ hỗ trợ xây dựng bổ sung 300 phòng học, 750 phòng học bộ môn, 100 phòng thư viện, 150 nhà tập đa năng, 2.200 phòng ở nội trú cho HS, 100 nhà ăn, 140 phòng làm việc của cán bộ quản lý và giáo viên cho 223 trường phổ thông dân tộc nội trú. Triển khai thí điểm dạy học tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số.
Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, bảy trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên gồm hỗ trợ xây dựng 500 phòng học, 300 phòng học bộ môn, 60 thư viện hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà học, giảng đường, ký túc xá, thư viện, nhà thí nghiệm... cho các trường/khoa sư phạm.
Ngoài ra sẽ dành 152 tỷ đồng để thực hiện dự án nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
S.H
Theo dân trí
Bộ đội mang chữ về cho người Rục Người Rục ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn thân mật gọi thiếu tá Trương Thanh Lưu là "thầy Lưu", bởi anh vừa là cán bộ cắm bản, vừa dạy cho người Rục biết đọc, biết viết. Lớp học trong đêm Là cán bộ ở Đồn Biên phòng Cà Xèng, thiếu tá Trương Thanh Lưu đã có thâm...