Đẩy mạnh việc di dời các trường ĐH, CĐ nội thành
Ngày 22/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nghe các Bộ, ngành đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Đề án “Di dời một số trường đại học và cao đẳng từ nội thành TP Hà Nội và TPHCM đến các khu quy hoạch”.
Tại buổi họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Việc di dời các trường đại học, cao đẳng từ nội thành Hà Nội và TPHCM đến các khu quy hoạch là cần thiết và không thể tiếp tục kéo dài tình trạng để các trường trong nội thành bởi chất lượng dạy và học sẽ không đảm bảo. Do vậy cần phải tạo sự chuyển biến quyết liệt, khu quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất… phải sẵn sàng. Cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, cụ thể đối với trường phải di dời và không phải di dời”.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến về quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ dạy nghề và kế hoạch di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành Hà Nội và TPHCM.
Bộ Xây dựng kiến nghị với Chính phủ 3 tiêu chí di dời: Các trường có vị trí nằm trong khu vực nội thành thành phố; trường không đáp ứng chỉ tiêu sử dụng đất dưới 25m2/SV (không kể diện tích công trình thể chất và ký túc xá); dưới 45m2/SV (bao gồm công trình thể chất và ký túc xá).
Bên cạnh đó, đề án cũng nêu ra 3 phương án bố trí các trường thuộc diện di dời vào các khu quy hoạch. Đó là: bố trí trường đại học, cao đẳng đào tạo cùng ngành nghề vào cùng một khu quy hoạch; bố trí xen kẽ các trường đại học, cao đẳng đào tạo khác ngành/nghề vào cùng khu quy hoạch; bố trí các trường công lập và trường tư thục (trường có vốn đầu tư nước ngoài hay trường liên doanh-liên kết với nước ngoài) trên cùng một khu quy hoạch.
Video đang HOT
Nếu thực hiện di dời thì tại Hà Nội sẽ giảm mật độ SV trong nội thành Hà Nội giảm từ 478.856 SV năm 2011 xuống còn khoảng 150.000 SV vào năm 2030. Như vậy, giảm 2/3 tổng số sinh viên ĐH, CĐ đang học ở các cơ sở đào tạo trong nội thành hiện nay ra các khu quy hoạch và theo đó, cần giảm khoảng 320.000 SV, tương đương với số trường cần phải di dời là khoảng 40 trường.
Tại TPHCM số trường di dời cũng sẽ khoảng 40 trường. Giảm mật độ SV đại học từ 516.544 năm 2011 xuống còn khoảng 170.000 SV vào năm 2030. Theo đó, 2/3 tổng số sinh viên ĐH, CĐ đang học ở các sở đào tạo trong nội thành hiện nay ra các khu quy hoạch.
Theo tính toán của Bộ GD- ĐT, để di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành đối với Hà Nội, cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 240 triệu USD), đối với TPHCM cần khoảng 47.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 300 triệu USD).
Theo Dân Trí
Cuộc đua tìm nhà trọ của tân sinh viên
Nhiều tân sinh viên đang phải vật lộn trong cuộc đua khắc nghiệt tìm nhà trọ với muôn vàn khó khăn.
Thời điểm này, gần như đã có rất nhiều thí sinh biết chắc mình đã đỗ ĐH nên nhanh chóng lên thủ đô tìm phòng trọ, chuẩn bị cho năm học mới.
Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ dàng. Không phải ai cũng có người thân, anh chị đã từng ở thành phố để nhờ cậy, giúp đỡ. Chưa kể, nhiều sinh viên còn gặp khó khăn trong việc chuyển từ cuộc sống gia đình sang cuộc sống tự lập với biết bao trở ngại phía trước. Và một trong số đó chính là tìm phòng trọ. Tìm được một nơi ở thoải mái, rộng rãi, giá cả phải chăng là niềm mơ ước của rất nhiều sinh viên.
Thởi điểm này đã có rất nhiều bạn khăn gói lên Tp, nhưng chuyện tìm được nơi ở để ổn định cho năm học mới quả là không dễ...
Dạo qua các con phố quanh các trường đại học, có thể thấy rất nhiều phòng trọ đã có người thuê. Do đó, việc tìm được phòng trọ ưng ý càng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể, trong thời buổi bão giá như hiện nay, giá phòng trọ cao hơn trước rất nhiều khiến nhiều bạn dù rất muốn nhưng cũng không thể kham nổi phòng mình ưng.
Bạn Thanh Hải (Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội) khóc dở mếu dở khi đi mất 2 ngày quanh khu vực trường đại học Bách Khoa mà vẫn chưa tìm được phòng phù hợp. Họ hàng nhà Hải có bác và chú ruột cùng ở nội thành Hà Nội nhưng ở tận quận Thanh Xuân. Do đó, nếu ở nhờ thì việc đi học sẽ rất bất tiện vì quãng đường khá xa và Hải không có phương tiện đi lại riêng. Lang thang suốt dọc đường Bạch Mai, Lê Thanh Nghị, Thanh Nhàn... Hải vẫn chưa tìm được phòng. Phòng đạt tiêu chuẩn thoáng mát, điện nước đảm bảo thì giá thuê từ 2 triệu cho tới 3 triệu. Phòng giá 1 triệu rưỡi thì tối tăm, lại chật hẹp. Với tình hình này, Hải ngậm ngùi nói: "Có khi mình phải xin ở kí túc xá thôi chứ tiền trọ như vậy nhà mình không trả nổi".
Tương tự như Thanh Hải, nhiều tân sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm nơi ở trong những năm học đại học. Nhiều sinh viên tìm tới Internet để kiếm phòng. Tuy nhiên, một số địa chỉ ghi rõ là miễn trung gian nhưng khi liên lạc thì đó lại là trung tâm môi giới. Muốn xem phòng thì phải trả lệ phí. Trả tiền rồi, khi xem phòng không ưng ý thì cũng không được trả lại tiền.
Minh Hương (Phú Thọ, tân sinh viên đại học Thương Mại) khóc thút thít khi bỗng dưng mất 300.000 tiền môi giới phòng trọ. Khăn gói từ quê ra thành phố lần thứ 2 nhưng vẫn còn lạ lẫm nên khi nghe cò giới thiệu có phòng trọ tiện nghi, sạch sẽ mà giá cả phải chăng, Hương đã đồng ý trả 300.000 để họ dẫn tới đó. Thế nhưng, phòng trọ hoàn toàn trái ngược với những gì cò nói. Phòng chật chội, tối tắm, điện nước đắt đỏ, lại thường xuyên mất. Không thể trọ ở phòng như vậy nên Hương xin trả lại tiền. Tuy nhiên, một khi tiền đã trao tay kẻ khác thì không thể lấy lại được.
Giá cả phải chăng, điện nước đầy đủ nhưng nhiều sinh viên cũng phải "chào tạm biệt" vì an ninh ở đó không đảm bảo. Văn Dũng (Đông Hưng, Thái Bình) tìm được phòng trọ khá tốt ở một ngõ nhỏ trên đường Hoàng Quốc Việt. Chắc bụng có chỗ tốt để ở, nhưng khi vừa nghe một vài anh chị phòng bên nói: "Ở đây hay mất đồ lắm. Tháng trước vừa mất 2 cái laptop, 1 cái điện thoại. Bọn anh đang định chuyển đi" thì Dũng lại chùn bước. Phòng rẻ, tiện tới mấy nhưng an ninh như vậy thì quả đáng lo ngại. Tiếp tục cuộc đua tìm phòng trọ khác, Dũng chia sẻ: "Nhiều khi thấy mệt mỏi cực. Ở nhà được bố mẹ chăm lo quen rồi nên giờ phải tìm phòng trọ sống tự lập khó ghê. Mình đi mấy nơi rồi mà vẫn chưa được. Mai mình sẽ qua một vài nơi khác nữa chứ nếu không nhanh hết phòng thì nguy".
Nhiều tân sinh viên gia đình khá giả hơn một chút thì có thể thuê phòng ở các trung cư mini với giá dao động từ 1.700.000 tới 3.500.000 hoặc hơn, tùy thuộc vào diện tích nhà, trung bình từ 12m2 tới 25m2. Với diện tích như vậy thì 3, 4 người cùng ở sẽ giảm được chi phí đáng kể, điện nước, an ninh đều đảm bảo.
Phòng trọ luôn là vấn đề đau đầu đối với nhiều sinh viên, đặc biệt với các bạn tân sinh viên hiện nay. Tìm được phòng trọ đã khó, thích nghi với nó lại càng khó hơn. "Cuộc đua tìm phòng trọ" ngày càng nóng hơn, lối thoát nào cho những sinh viên không tìm được phòng hay phòng không ưng ý?
Theo K14
Thứ trưởng Bộ GD cảm ơn báo chí về dự thảo đề án 70.000 tỉ đồng Ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn các tổ chức và cá nhân đã có ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Đề án "Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015". Theo đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết,...