Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa ban hành Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ về hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các trường trung cấp, trường cao đẳng (gọi tắt là các trường) thực hiện một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đào tạo như:
Khuyến khích đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS – Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas… phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài.
Trình diễn kỹ năng nghề tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.
Trong khi chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet, trong đó tập trung nghiên cứu, áp dụng một số chương trình, ứng dụng như: Chương trình Zoom Cloud Meeting của Zoom Video Communications, Inc; chương trình Hangouts Meet của Google; ứng dụng Microsoft Teams trong Chương trình Office 365 của Microsoft; chương trình Google Classroom…
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các trường thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường; xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện; tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng cho giáo viên và học sinh, sinh viên; tập huấn sử dụng chương trình, ứng dụng và cách thức thực hiện đào tạo trực tuyến cho giáo viên…
Mọi vấn đề cần được hỗ trợ hoặc thông tin, trao đổi, giải đáp trực tuyến đề nghị các trường truy cập vào địa chỉ Website: https://daotaocq.gdnn.gov.vn và tham gia Diễn đàn trên Website để được hỗ trợ.
Tin, ảnh: BĂNG CHÂU (qdnd.vn)
Video đang HOT
Lớp học "lật ngược"
Một trong những mô hình giảng dạy đặc biệt đang phá bỏ mọi lối dạy cũ kỹ, truyền thống thu hút sự chú ý của nhiều trường chính là "lớp học lật ngược".
Sinh viên khoa CNTT Trường ĐH KHTN TPHCM cùng nhau làm việc nhóm.
Dạy - học chủ động
"Flipped classroom" (lớp học lật ngược) là mô hình dạy học được áp dụng phổ biến ở một số nước trên thế giới như: Mỹ, Australia, New Zealand... Mô hình này sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ giảng dạy, nhằm thúc đẩy quá trình học tập "ở bên ngoài lớp học".
Việt Nam có khá nhiều trường áp dụng mô hình này vào việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho sinh viên như: Trường ĐH KHTN TPHCM, ĐH Thái Bình Dương, ĐH Quốc tế Hồng Bàng...
Theo ThS Văn Chí Nam - Phó Trưởng khoa CNTT Trường ĐH KHTN TPHCM (ĐHQG TPHCM), mô hình "lớp học lật ngược" giúp giảng viên tiếp cận với quan điểm dạy học chủ động khám phá, cập nhật kiến thức thông qua quá trình tương tác.
Mô hình này cũng tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ trong học tập cho sinh viên bởi người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay vì chờ thầy cô truyền đạt tri thức.
"Áp dụng mô hình trên, giảng viên sử dụng hệ thống hỗ trợ quản lý môn học (LMS, Learning Management System) cung cấp các bài giảng, bài đọc, bài hướng dẫn... ở những hình thức khác nhau như: Slide trình bày, video clip, sách tham khảo, bài báo khoa học, hay các liên kết đến các nguồn tài liệu cần thiết để sinh viên tìm hiểu, đọc, xem trước.
Sau mỗi hoạt động học tập, sinh viên có thể tự đánh giá khả năng tiếp thu của mình qua các câu hỏi, bài tập tự đánh giá, hay thực hiện các báo cáo ngắn dựa trên các gợi mở từ giảng viên. Các nội dung quan trọng nhất của mỗi bài học được giảng viên nhấn mạnh trong giờ học lý thuyết qua hoạt động tương tác mà ở đó sinh viên đóng vai trò chủ yếu, giảng viên là người đồng hành, dẫn dắt và định hướng.
Các hoạt động thuyết giảng truyền thống gần như được giảng viên lược giảm, thay vào đó dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chia sẻ để làm rõ các vấn đề, giải đáp các thắc mắc, hay đào sâu, mở rộng kiến thức cho sinh viên. Mô hình "lớp học lật ngược" cơ bản là như vậy" - ThS Nam chia sẻ.
ThS Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng CNTT Ispace cho biết: Mô hình "lớp học lật ngược" được xây dựng trên nền tảng phát triển của Internet và năng lực ngày càng cao của máy tính cũng như các thiết bị di động.
Việc tự trang bị máy tính cá nhân và thiết bị di động ngày càng thuận lợi. Người học dễ dàng truy cập vào hệ thống quản lý môn học với nguồn tài liệu được chuẩn bị phong phú bằng các thiết bị cá nhân gần như mọi lúc, mọi nơi.
Là đơn vị triển khai mô hình trên gần như đầu tiên tại TPHCM, ThS Văn Chí Nam trao đổi: Để vận hành một lớp học hiệu quả, cần có sự chung tay từ nhiều phía. Ở góc độ cơ sở đào tạo, nền tảng và hạ tầng CNTT phải được chuẩn bị đồng bộ và đầy đủ.
Hệ thống quản lý môn học đầy đủ các chức năng cần thiết cho việc quản lý, theo dõi dạy và học có thể theo hướng cá thể hóa; Các phòng học được bố trí, trang bị thuận tiện cho việc chia sẻ, làm việc nhóm... Thiết bị cần thiết cho việc tạo tài liệu bài giảng (dạng video, tương tác...) phải được đầu tư.
Những lợi ích cụ thể mà mô hình "lớp học lật ngược" mang lại.
Tăng hiệu quả học tập
Theo nhiều thầy cô, mô hình "lớp học lật ngược" ứng dụng hiệu quả những tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong dạy và học, làm tăng hiệu quả học tập trên giảng đường.
"Phần lớn nội dung cơ bản của môn học được cung cấp bằng các nội dung xây dựng sẵn. Dựa trên đó, người học tự chuẩn bị kiến thức cơ bản. Đồng thời được gia tăng kỹ năng, kiến thức thông qua việc tranh luận, trao đổi với các sinh viên khác hay thực hiện các bài tập, dự án nâng cao trong lớp học.
Giảng viên còn mời "người trong nghề" đến chia sẻ nội dung liên quan trên lớp học, qua đó, khơi gợi sự hào hứng từ hai phía. Sinh viên đỡ nhàm chán với các nội dung khô khan. Giảng viên có thể kích thích khả năng học tập, tìm tòi của sinh viên" - ThS Văn Chí Nam nói.
Dù được đánh giá là mô hình khá tốt để thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng theo ThS Văn Chí Nam, mô hình này vẫn có những rào cản nhất định (nền tảng CNTT các khoa, bộ môn phải được trang bị đồng đều) nên không thể áp dụng hoàn toàn cho mọi môn học.
Theo quan điểm của ThS Nguyễn Đăng Bắc - Phụ trách Khoa Khoa học và Công nghệ (Trường ĐH Thái Bình Dương), để áp dụng mô hình "lớp học lật ngược" hiệu quả, hình thành và xây dựng lối dạy và học mới dựa trên nền tảng mô hình dạy học ưu tú trên các đơn vị cần phải thực hiện được 5 điều cốt lõi gồm: Chú trọng việc nâng cao ý thức tự giác học tập của người học bằng cách thay đổi phương pháp giảng dạy ngay từ các bậc đào tạo cấp THCS, THPT;
Chuyển từ lối giảng dạy theo cách truyền đạt kiến thức sang giảng dạy tích cực, bồi dưỡng năng lực người học. Việc này phải được áp dụng một cách tích cực, triệt để và thường xuyên.
Ngoài ra, các trường cần tổ chức các đợt tập huấn trên diện rộng cho giáo viên, giảng viên về cách ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng. Bên cạnh đó, các đơn vị bắt buộc phải có sự đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu của người dạy và người học, hỗ trợ người dạy các công cụ để tạo bài giảng.
Kế đến là các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học phải tự nghiên cứu, tiến hành áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trên một số học phần.
Qua đó, tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ phía người dạy, người học, cũng như đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm. Cuối cùng là thay đổi cách đánh giá năng lực người học: Người dạy có thể tạo bài tập, rà soát và cho điểm dễ dàng thông qua Google Drive.
Để triển khai và ứng dụng tốt mô hình "lớp học lật ngược", điều quan trọng giảng viên cần thiết kế các hoạt động sao cho thu hút người học và gắn kết người học thành một cộng đồng học tập. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng một hệ thống quản lý học tập để quản lý các tài nguyên học tập (clip bài giảng) cũng như quản lý hoạt động truy cập của người học. - ThS Nguyễn Đăng Bắc
Anh Tú
Theo Giáo dục thời đại
Bức tranh giáo dục 4.0 nhìn từ diễn đàn Microsoft Education Exchange 2020 Nền tảng mở của Microsoft giúp hơn 5.400 giáo viên trên cả nước chia sẻ hàng nghìn bài giảng hay, ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học phù hợp với thế kỷ 21 để 'không thầy cô nào bị bỏ lại phía sau'. Microsoft và Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT ) vừa...