Đẩy mạnh tuyên truyền để giảm nguy cơ cháy chợ
Mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chợ đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nhất là thời điểm cận Tết, do vậy, mỗi tiểu thương kinh doanh cần phải nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác PCCC nhằm bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình.
Theo thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn Hà Nội hiện có 454 chợ, trong đó chỉ có 102 chợ kiên cố, 242 chợ bán kiên cố và 128 chợ lánh tạm, với tổng diện tích 170ha, 90.000 hộ kinh doanh. Đáng lo ngại, nhiều chợ ở các huyện ngoại thành đang có hiện tượng xuống cấp, hạ tầng chợ không đáp ứng yêu cầu về công tác PCCC. Lực lượng chức năng dù thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở song một bộ phận tiểu thương vẫn còn tâm lý thờ ơ.
Vụ cháy chợ ở huyện Sóc Sơn ngày 21/6 đã gây hậu quả nghiêm trọng. (ảnh: Hữu Duyên)
Theo ghi nhận thực tế trên một số khu chợ như: Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường ( phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm)… Có điểm chung tại các khu chợ này đó là thuộc vị trí gần các trường Đại học lớn nên từ sáng đến khuya luôn tấp nập. Hàng hóa bày bán tại chợ rất đa dạng và phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, qua quan sát công tác PCCC ở đây vẫn chưa được các tiểu thương quan tâm nhiều. Có thể dễ dàng nhận thấy hàng hóa được các tiểu thương bày bán kín trong và ngoài chợ. Giữa các quầy hàng gần như không có khoảng cách. Tại chợ thời điểm chiều tối còn có hiện tượng đun nấu ngay tại các sạp hàng.
Một số liệu đáng báo động mà cảnh Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội công biết, đầu năm 2018, qua rà soát tại 313 chợ (bao gồm 220 chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc diện quản lý, theo dõi về PCCC và 93 chợ không thuộc diện quản lý) chỉ có 35 chợ bảo đảm các điều kiện an toàn, 278 chợ còn lại (chiếm hơn 80%) không bảo đảm các tiêu chí về PCCC. Việc không đảm các điều kiện an toàn cháy nổ trong các khu chợ đã dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, ít nhất đã có 3 vụ cháy chợ nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những vụ cháy chợ thường để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản. Điển hình là vụ cháy chợ ở huyện Sóc Sơn ngày 21/6 đã khiến 223 trong tổng số 662 sạp hàng với diện tích 1.000m2 bị cháy rụi.
Trước đó, vụ cháy chợ Quang (xã Thanh Liệt, Thanh Trì) xảy ra vào chiều 31/3. Ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ một gian hàng giữa chợ rồi nhanh chóng lan rộng sang các ki-ốt xung quanh. Dù được các lực lượng PCCC kịp thời ngăn chặn, xử lý song vụ cháy vẫn gây thiệt hại nhiều tài sản, khiến người dân hoảng loạn.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu khiến các chợ dân sinh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao là bởi trong chợ có nhiều hàng hóa và vật liệu dễ cháy như đệm mút, bông, vải, nhựa, gỗ, giấy… Trong khi đó, ý thức về an toàn PCCC của tiểu thương chưa cao, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, phó mặc cho may rủi.
Để hạn chế nguy cơ cháy nổ, theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2, đối với lực lượng chức năng công tác tuyên truyền vẫn phải được đặt lên hàng đầu; còn đối với các hộ kinh doanh, cần phải ý thức việc PCCC chính là bảo vệ tính mạng và tài sản của mình, từ đó hạn chế tối đa các nguyên nhân gây cháy, đòng thời tổ chức có hiệu quả việc PCCC tại chỗ.
“Rõ ràng thiệt hại do cháy, nổ tại các chợ đã khiến nhiều gia đình tiểu thương phá sản, không ít người bị thương vong… Vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác bảo đảm an toàn về PCCC tại các chợ phải được quan tâm đặc biệt và giải pháp tiên quyết để chặn “bà hỏa” đó là tuyên truyền và phối hợp thực hiện có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn từ gốc”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Nguyễn Công
Theo Laodong
Tiệc thác loạn qua lời kể của cựu "dân bay": Pha "bễ sấp mặt" để đời
Để có được một cuộc "bay" hoàn mỹ, công cuộc quan trọng nhất là người tổ chức phải chuẩn bị được đầy đủ "đồ".
Những lễ hội âm nhạc dễ dàng thành nơi sử dụng ma túy
"Hành lạc" tập thể khi "phê"
Nhấp ly nâu đá cho nhuận giọng, Quân "kẹo" kể cho tôi nghe những pha "bễ sấp mặt" của bản thân Quân coi như là một câu chuyện vỉa hè của hai thằng bạn cũ. Trước khi kể, Quân không quên nhắc tôi việc nghe cho biết thôi, chứ sa đà vào có ngày lại trở thành "con nợ" như Quân một thời nghe mà phát sợ.
Lần gần đây nhất Quân "đi bay" đã cách đây hơn 2 năm, lúc ấy mặc dù "thi thoảng" còn gặp những thành phần "suyễn đá" nhưng "ke" và "kẹo" đã len lỏi và trở thành một xu thế, một trào lưu mới của những tay chơi thứ thiệt. Để có được một cuộc "bay" hoàn mỹ, công cuộc quan trọng nhất là người tổ chức phải chuẩn bị được đầy đủ "đồ".
"Để cho một nhóm khoảng 5 - 7 mạng bay tới bến thì ít nhất phải có đôi (2) "chỉ ke", 7 - 14 viên kẹo trở lên, nếu chuẩn bị không đủ số này thì dễ dàng "gãy cánh" khiến "dân bay" đặc biệt khó chịu, mà lúc ấy bổ sung đồ đã không kịp rồi." Quân giảng giải.
Sau khi đã chuẩn bị đủ "đồ", nhóm dân bay bắt đầu tụ tập vào khoảng 22h tối để bắt đầu đáp chuyến bay đầu tiên tại một trong số các quán bar trên địa bàn Hà Nội. Những quán bar này với điều kiện "có thể" chơi kẹo và dòng nhạc phải là những bài hát vũ trường đã được "làm lại" được gọi là Vinahouse thì mới dễ "lên". Nếu đến một quán bar chơi dòng nhạc điện tử (EDM) thì không phù hợp để "cắn kẹo".
Chuyến bay đầu tiên thường kéo dài đến một hoặc hai giờ sáng. Khi đã "đủ tầm" trong những tiếng nhạc chát chúa và rượu mạnh, nhóm dân bay sẽ rời bar để đến "phòng bay", quán karaoke, hay một khách sạn quen thuộc.
"Khi đã tới tầm ở bar thì bọn tôi mới di chuyển đến phòng bay, ở chỗ này kín đáo mới chơi được tăng 2 với mấy "chỉ ke" đã chuẩn bị. Trong nhóm sẽ có một người "đầy kinh nghiệm" chịu trách nhiệm "xào ke" và dìu dắt anh em mới. Mà cũng tại chỗ này mới có "tay vịn" để xong việc còn "xả đồ" cho dễ," Quân kể.
Lại giải thích cho tên "gà mờ" như tôi về khái niệm "xả đồ", Quân ám chỉ đến việc sau khi "dân bay" sử dụng ma túy sẽ quan hệ tình dục để tạo khoái cảm hơn lúc "phê". Cảnh tượng hành lạc tập thể ấy là điều "rất bình thường" mà dân bay nào cũng đã thấy hoặc tham gia vào. Tuy nhiên cũng có nhiều cặp "văn minh" hơn thì tách lẻ thuê phòng riêng tại khách sạn hoặc nhà nghỉ để hành sự. Đây cũng là nguyên do vì sao các "dân bay" thường xuyên mắc phải những bệnh lây lan qua đường tình dục, khi đã "phê" rồi thì chẳng còn giữ được tỉnh táo mà sử dụng biện pháp an toàn cho mình.
"Nhiều tay chơi cùng thời với tôi bây giờ đều đáp bến đỗ trong trại hết rồi, không bị công an tóm thì cũng vào trại tâm thần cả lũ. Nhiều thằng chơi bời đến mức bán cả nhà cửa về làm dân đen, như tôi dứt sớm còn may chán", Quân cảm khái.
Thế mới thấy thế giới "sống về đêm" của các tay chơi lại thác loạn đến mức độ nào. Mỗi cuộc bay đều phải có sự chuẩn bị kĩ càng, mỗi địa điểm đều phải được chọn lựa từ trước cũng như từng bước chơi cũng sắp xếp có thứ tự. Bỗng nhiên tôi cảm giác ly café đang uống dở đắng hơn mọi ngày, một góc khuất của tuổi trẻ chìm ngập trong ảo giác từ ma túy được Quân kể ra như câu chuyện nhà hàng xóm. Một cảm giác khó có thể diễn tả, có thể là bất ngờ, cũng có thể là rùng mình sau khi nghe những lời thuận miệng của Quân khiến tôi rơi vào trầm lặng khi nghĩ đến.
Một pha "bễ sấp mặt" để đời của cựu dân bay
Các "dân bay" bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang thác loạn
Thoát khỏi phút giây trầm lặng ngắn ngủi, tôi có hỏi vui Quân "kẹo" một vài lần "bễ sấp mặt" của Quân. Tưởng như Quân sẽ phải giấu đi, ai ngờ Quân cười xòa và tiếp tục kể cho tôi nghe về những lần "bay" kinh điển này.
Như đã giải thích trong bài viết trước đó, Quân "kẹo" đã nói "bễ" là chỉ những cuộc "phê" được xếp vào hàng kinh điển khi đi bay của một tay chơi bất kỳ. Lần "bễ sấp mặt" mà Quân nhớ nhất có lẽ là cách đây 4 năm, khi chúng tôi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong cuộc vui kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm ấy, Quân đã phải nghỉ học gần một tuần để có thể "hồi người" rồi mới đi học trở lại. Liên tiếp trong "chuyến bay" này, Quân không nhớ nổi bản thân mình đã đi bao nhiêu "đường ke" hay cắn bao nhiêu viên kẹo đủ sắc màu.
"Khi cắn kẹo vào thì cảm giác người lúc nào cũng muốn nhún nhảy, bắt buộc phải có nhạc mạnh không thì trong người bứt rứt lắm. Kẹo mà ngấm rồi thì cảm giác như mình đã thoát ly phòng bay đến một không gian bất kỳ tùy thuộc theo cảm xúc phê lúc ấy. Nhưng khi đã rã kẹo mà chơi ke vào thì chỉ muốn nghe nhạc nhẹ, loại nhạc mà gần với tự nhiên, hay nhất là có tiếng róc rách như tiếng suối chảy, bản thân tôi lúc ấy như trở về với thiên nhiên xanh mướt không muốn tỉnh", Quân hồi tưởng.
Được biết sau chuyến "bễ" kinh điển cuộc đời ấy, về đến nhà Quân ốm mất gần một tuần. Thân hình từ gần một tạ xuống còn có chưa đến 70kg trong thời gian nghỉ ốm, khiến bố mẹ Quân khóc hết bao nhiêu nước mắt khi gọi nhờ tôi xin cho Quân nghỉ học vì tưởng con "mắc bệnh lạ". Đến tận lúc đi học rồi mà cậu chàng vẫn còn biểu hiện như "người trên mây" khiến tôi nhiều lần phải càm ràm với Quân về việc bỏ bê học tập.
Tưởng chừng anh bạn tôi sẽ dứt hẳn được những chuyến bay thâu đêm suốt sáng để trở về cuộc sống thường ngày sau trận ốm nhớ đời ấy nhưng không, đây mới chỉ là bắt đầu cho những ngày tháng mà Quân tự nhận là "địa ngục" trong quãng đời thanh xuân của mình.
(Còn tiếp...)
Theo Danviet
Cưỡng chế giải phóng hơn 25.000 m2 đất dự án tòa nhà hỗn hợp ở Hà Nội UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với các thửa đất nông nghiệp và tài sản trên đất nông nghiệp thuộc dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp tại ô đất A1.2 phường Dịch Vọng Hậu. Lực lượng chức năng huy động máy móc tiến hành giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích đất...