Đẩy mạnh trao đổi sinh viên giữa các trường thành viên SEAMEO
Ngày 17/10, tại Đà Nẵng, đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Hội nghị SEAMEO lần thứ 6 với chủ đề Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN.
Có 160 đại biểu đến từ 64 tổ chức giáo dục đăng ký tham gia. Đây là Hội nghị đầu tiên của SEAMEO diễn ra tại Việt Nam do Ban Thư ký SEAMEO phối hợp với trường ĐH Duy Tân tổ chức.
Ban Thư ký SEAMEO chụp ảnh lưu niệm với đại diện nơi đăng cai tổ chức Hội nghị.
Hội nghị SEAMEO lần thứ 6 tập trung việc chia sẻ thông tin về hoạt động trao đổi sinh viên giữa các trường thành viên SEAMEO, đánh giá việc thực hiện LOA (thư thỏa thuận) của đợt trao đổi sinh viên lần thứ 4, góp phần thúc đẩy hợp tác về giáo dục, khoa học và văn hóa giữa các trường trong khu vực Đông Nam Á và các đối tác của SEAMEO.
Trước đó, Hội nghị SEAMEO lần thứ 5 vào ngày 26 – 27/3/2019 tại Ipoh, Malaysia đã thông qua Chương trình trao đổi sinh viên (SEA-TVET) lần thứ 4. Có 126 tổ chức từ 5 quốc gia thành viên tham gia gồm: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đã đồng ý ký Thư thỏa thuận (LOA) của đợt trao đổi sinh viên TVET lần thứ 4 vào tháng 10/2019.
Các chủ đề thảo luận của SEAMEO 6 lần này bao gồm: Trao đổi Sinh viên lần thứ 4 SEA-TVET: Các phương pháp hay, Bài học Kinh nghiệm và Định hướng Phát triển”; “Ngành công nghiệp 4.0 và AI trong TVET: Đầu vào cho kế hoạch hành động của mạng lưới SEA-TVET 2020-2023″. Ngoài ra, Hội nghị SEMEO lần này còn có Hội thảo về Kế hoạch Hành động của Mạng lưới SEA-TVET giai đoạn 2020-2023 cũng như các thỏa thuận Hành động của Ban thư ký.
Video đang HOT
Mục tiêu của SEA-TVET gồm: Nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, kiến thức và kỹ năng kỹ thuật của sinh viên TVET; Tăng cường sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, quan điểm khu vực và giao tiếp tiếng Anh của sinh viên; Cung cấp cơ hội việc làm cho sinh viên; Tạo mối quan hệ đối tác bền vững giữa các trường đại học /cao đẳng bách khoa và TVET ở Đông Nam Á.
Các chuyên ngành trao đổi sinh viên gồm có Cơ điện tử, Điện tử, Điện, Ngành công nghiệp điện tử; Cơ khí; Tin học / Khoa học máy tính; Quản trị du lịch và khách sạn; Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khoa học động vật, thủy sản; Trồng rừng; Công nghệ nông nghiệp / Kinh doanh nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm; Quản trị Kinh doanh; Kế toán tài chính; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Khoa học sức khỏe / Điều dưỡng / Sức khỏe cộng đồng.
Hội nghị SEAMEO lần thứ 6 diễn ra từ ngày 16/10 – 18/10/2019.
Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) là một tổ chức quốc tế và liên chính phủ được thành lập vào ngày 30 tháng 11 năm 1965 để thúc đẩy hợp tác khu vực về giáo dục, khoa học và văn hóa 11 quốc gia thành viên của SEAMEO gồm: Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam.
SEAMEO có 8 quốc gia thành viên liên kết gồm: Úc, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh; và 5 thành viên liên kết gồm: Hội đồng quốc tế về giáo dục mở và từ xa (ICDE), Đại học Tsukuba, Hội đồng Anh, Hiệp hội giáo dục quốc tế Trung Quốc (CEAIE) và Trung tâm giáo dục quốc tế châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO (APCEIU). Cơ quan quản lý của tổ chức này là Hội đồng SEAMEO, gồm 11 Bộ trưởng Giáo dục của các nước thành viên SEAMEO. Ban thư ký SEAMEO có trụ sở chính tại Bangkok,Thái Lan, là cơ quan điều hành của Hội đồng.
Hà Nguyên
Theo giaoducthoidai
Hơn 1.400 sinh viên Phân hiệu Trường ĐH GTVT tại TP.HCM bước vào năm học mới
Chiều 27/9, Phân hiệu Trường ĐH Giao thông Vận tải tại TP.HCM đã long trọng tổ chức "Lễ Khai giảng năm học 2019 - 2020 và ký thỏa thuận hợp tác giữa Nhà trường với các đơn vị".
Phân hiệu Trường ĐH GTVT tại TP.HCM vừa chính thức khai giảng năm học mới
Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng- Phó hiệu trưởng, Phó giám đốc phân hiệu cho biết: Trong năm học 2018 - 2019, Phân hiệu Trường ĐH Giao thông Vận tải tại TP.HCM đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình, tăng cường hợp tác quốc tế trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy, trao đổi sinh viên...
Nhà trường cũng đã xây dựng chương trình đào tạo và đề nghị mở các ngành, chuyên ngành mới như Kiến trúc, Giao thông thông minh, ITS. Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Trong năm học mới, Phân hiệu sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những giải pháp đột phá, đổi mới các chương trình đào tạo đại học và sau đại học, chương trình liên kết quốc tế theo hướng hiện đại, thực tiễn, bám sát yêu cầu mục tiêu đào tạo.
Trên cơ sở đó hoàn thiện phương thức đào tạo tín chỉ, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, chú trọng đào tạo thực hành, phát triển kỹ năng, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học...nhằm hướng đến việc hội nhập mạnh mẽ hơn nữa của GV, sinh viên và Nhà trường" - PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nói.
Một tiết mục văn nghệ của GV, sinh viên phân hiệu tại lễ khai giảng năm học mới
Tại lễ khai giảng, lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Phân hiệu với một số cơ quan, doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cũng đã diễn ra. Hoạt động ký kết hợp tác tác này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội theo xu hướng Công nghệ mới và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Được biết, đợt tuyển sinh đại học chính quy năm 2019, Phân hiệu đã tiếp nhận thêm hơn 1.400 tân sinh viên Khóa 60 từ hơn 8.000 nguyện vọng, khẳng định được tầm vóc uy tính của nhà trường nói chung và Phân hiệu nói riêng đối với xã hội, về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Giao thông Vận tải tại Phía Nam.
Anh Nguyễn
Theo GDTĐ
Sinh viên RMIT thắng lớn tại vòng quốc gia cuộc thi dữ liệu toàn khu vực Sinh viên RMIT Việt Nam xuất sắc dành ba giải Nhất, Nhì, Ba vòng thi quốc gia cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN (ASEANDSE) 2019. Ba đội thắng cuộc đã vượt qua 41 đội đến từ 17 trường đại học trên khắp cả nước, nhờ lựa chọn chủ đề thích hợp và mang tính thời sự, những giải pháp được...