Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế
Tăng trưởng GDP chín tháng của cả nước đạt 2,12%, có sự hỗ trợ tích cực của tăng trưởng tín dụng ( TTTD). Với tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) Việt Nam cho biết, tín dụng những tháng cuối năm được kỳ vọng tiếp tục có mức tăng khá, dự kiến cả năm 2020 có khả năng đạt từ 8 đến 10%, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Các doanh nghiệp được ngân hàng tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ảnh: NG.ANH
Theo Báo cáo cập nhật của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, về TTTD toàn nền kinh tế, sau quý I tăng chậm (tháng 1 tăng 0,01%, tháng 2 tăng 0,2%, tháng 3 tăng 1,3%), sang quý II tín dụng có dấu hiệu tăng dần (tháng 4: 1,42%; tháng 5: 1,96%; tháng 6: 3,63%), đến quý III tín dụng đã khởi sắc khi tháng 7 tăng 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến ngày 30-9-2020 tăng 6,09% so cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%). Về TTTD theo ngành kinh tế, dư nợ ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn 63%, có mức TTTD cao nhất khoảng 6,32%; dư nợ ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 5,89%, chiếm tỷ trọng 28,75%; tín dụng đối với ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 8,66%, ước tăng 5,09%. Trong đó, tín dụng đã hỗ trợ một số ngành là động lực cho tăng trưởng kinh tế, cụ thể: Tín dụng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 13,31%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,36%; ngành xây dựng tăng 9,01%, ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô-tô, mô-tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 8,08%.
Về tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên, nguồn vốn vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực hiện đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh mới như tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp – nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa tăng khoảng 5,5%.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng kết quả TTTD chín tháng đầu năm 2020 đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP chín tháng của cả nước đạt 2,12%, cũng như các ngành là động lực cho tăng trưởng như công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,7%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%, ngành xây dựng tăng 5,02%, bán buôn và bán lẻ tăng 4,98%. Kết quả này cho thấy, công tác điều hành tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, các giải pháp đưa ra là kịp thời, phù hợp thực tiễn và đang từng bước phát huy hiệu quả.
Video đang HOT
Với tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện nay, việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy hồi phục kinh tế của Chính phủ, cùng các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của ngành NH, tín dụng những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tiếp tục có mức tăng khá, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, khôi phục sản xuất, kinh doanh. NHNN cam kết thực hiện, triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tạo thanh khoản thuận lợi nhất để các NHTM có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng; tiếp tục xem xét điều chỉnh hạn mức TTTD tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng cấp tín dụng cho người dân, DN, nhưng vẫn bảo đảm an toàn, hiệu quả, đặc biệt là đầu tư các dự án hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9-2020 mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, TTTD cả năm 2020 có thể đạt khoảng từ 8 đến 10%, trong đó mức hơn 9% là khả thi. Diễn biến tín dụng trong tháng 9 vừa qua thể hiện dấu hiệu tích cực trong vấn đề tiếp cận vốn của DN, từ đó cho thấy diễn biến khả quan của nền kinh tế. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, TTTD mới đạt khoảng 4,2 – 4,3%, nhưng đến hết tháng 9 đã đạt khoảng 6,1%. Trong điều kiện nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, quý I tín dụng tăng rất chậm, quý II tăng nhanh hơn một chút, nhưng vẫn trong bối cảnh hết sức khó khăn do dịch tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, thì kết quả đạt được trong quý vừa qua là rất đáng mừng.
Đặc biệt, một số lĩnh vực như nông nghiệp – nông thôn và sản xuất, kể cả lĩnh vực mà chúng ta đánh giá là vẫn còn khó khăn như dịch vụ, viễn thông, giao thông, thì đều có mức TTTD tích cực và cao hơn mức tăng chung, đạt khoảng 7%. Điều này cho thấy, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế đối diện nhiều khó khăn chung do tác động của dịch, song các DN đang chuyển biến tích cực và linh hoạt. Vì vậy, trong điều kiện vẫn còn khó khăn do có khoản nợ cũ, nhưng DN vẫn sẵn sàng tiếp cận các khoản vay mới trên cơ sở giãn, hoãn, cơ cấu lại các khoản nợ cũ.
Trong ba tháng còn lại của năm 2020, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục bám sát kế hoạch để đẩy mạnh TTTD, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu đó, NHNN đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó thời gian qua thực hiện rất tích cực việc xử lý khó khăn cho DN thông qua cơ cấu lại các khoản nợ, lãi đến hạn, nhưng giải pháp quan trọng nhất chính là giảm lãi suất. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, NHNN đã ba lần giảm lãi suất điều hành, đặc biệt là lần thứ 3 (áp dụng từ ngày 1-10) đã có hiệu lực tức thì. Cộng hưởng lại mức giảm sau ba lần là khoảng 1,5 – 2%, sẽ tạo nguồn vốn rẻ cho các NHTM để tạo điều kiện cho DN và người có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó, bản thân các NHTM cũng đã giảm chi phí, giảm các điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn. Trên thực tế vấn đề hỗ trợ thông qua hạ lãi suất, kể cả việc cho vay mới hay các khoản vay cũ, đều tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Tăng trưởng tín dụng phục vụ đời sống đột ngột gãy sâu
Đây cũng chính là khu vực cho lãi biên cao trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII thuộc lĩnh vực ngân hàng.
Như diễn biến cho vay đầu tư chứng khoán mà BizLIVE đề cập ở bản tin trước, ở hoạt động cho vay phục vụ đời sống cũng thể hiện đà suy giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng.
Cụ thể, theo báo cáo trên, tăng trưởng tín dụng phục vụ đời sống từng có tốc độ tời 48% trong năm 2016, sang năm 2017 tiếp tục tăng ở mức rất cao với 36,07%, năm 2018 giảm dần nhưng vẫn ở mức cao với 29,59%, năm 2019 còn 19,49%.
Đáng chú ý, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 6/2020 tốc độ tăng trưởng trên chỉ còn 1,66% so với cuối 2019.
Và cập nhật mới nhất, đến cuối tháng 7/2020, tăng trưởng tín dụng phục vụ đời sống có hồi nhẹ nhưng vẫn rất thấp so với những năm trước, tăng 2,25% và chiếm 20,09% tổng dự nợ.
Như trên, so với những năm trước với tốc độ tăng trưởng bùng nổ, tín dụng phục vụ đời sống đã có thay đổi lớn, về mức rất thấp. Một trong những nguyên nhân chính là từ đầu năm đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động tiêu dùng của dân cư bị hạn chế. Trong đó, có giai đoạn nền kinh tế thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động bán lẻ bị gián đoạn hoặc đóng cửa...
Mặt khác, có thể xét đến một nguyên nhân là dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập dân cư nói chung, qua đó hạn chế tiêu dùng.
Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trên toàn hệ thống hiện có 16 công ty tài chính đang hoạt động, trong đó có 12 công ty tài chính tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát thường xuyên về tình hình tài chính và những vấn đề cần lưu ý đối với các công ty tài chính theo 02 nhóm (công ty tài chính hoạt động bình thường và công ty tài chính hoạt động yếu kém) đối với các nội dung: huy động vốn, cho vay, chất lượng tài sản, kết quả kinh doanh, tình hình thanh khoản, việc thực hiện các tỷ lệ an toàn hoạt động...
Trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo hướng chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát và giảm rủi ro phát sinh từ hoạt động của các công ty tài chính, bảo vệ quyền lợi khách hàng, đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển an toàn, bền vững, lành mạnh.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đã thường xuyên có các công văn chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm soát tốt việc cấp tín dụng tiêu dùng, phục vụ đời sống của các công ty tài chính tiêu dùng, chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty tài chính tiêu dùng; đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng (TCTD), công ty tài chính tiêu dùng chấn chỉnh lại hoạt động cho vay tiêu dùng, có chính sách lãi suất phù hợp, thu nợ đảm bảo minh bạch, đúng quy định.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường làm việc trực tiếp với một số TCTD có tỷ trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có cấp tín dụng tiêu dùng ở mức cao hoặc có xu hướng tăng nhanh.
Tín hiệu tích cực về khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp Diễn biến của tín dụng trong tháng 9 vừa qua cho thấy dấu hiệu tích cực trong vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 4,2-4,3%, nhưng đến hết tháng 9 đã đạt khoảng 6,1%. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020 diễn ra tại Hà...