Đẩy mạnh thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
Quý I năm nay, Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo, tập trung giải quyết các vụ thi hành án trọng điểm, phức tạp, kéo dài và đẩy mạnh thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Tại buổi họp báo thông tin về kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ quý I/2025, sáng 16/1, đại diện Bộ Tư pháp cho biết năm qua công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Các cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện xong gần 620.700 việc (tăng trên 45.800 việc so với năm 2023 và cao hơn 0,63% so với chỉ tiêu được giao); thi hành xong hơn 116.500 tỷ đồng (tăng hơn 27.000 tỷ đồng so với năm 2023).
Bộ Tư pháp đã phối hợp xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Quy định số 183/2024 quy định bảo vệ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh thông tin tại cuộc họp báo (Ảnh: Thu Huyền).
Công tác phối hợp với các bộ, ngành và cấp ủy địa phương tiếp tục được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án.
“Nhờ đó, kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”, đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Thông tin về những nhiệm vụ trong quý I năm nay, đại diện Bộ Tư pháp nói sẽ tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu được giao năm 2025. Trong đó tập trung giải quyết các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, đẩy mạnh thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Vụ án ở Tập đoàn FLC với gần 28.000 bị hại, số tiề.n gần 2.000 tỷ đồng sẽ được Cục Thi hành án dân sự Hà Nội thực hiện trong năm 2025 (Ảnh: Nguyễn Hải).
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Bộ Tư pháp sẽ tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, văn bản, đề án do bộ chủ trì.
Cụ thể gồm: Nghị quyết của Quốc hội giải quyết vướng mắc, phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; Đề án “Định hướng xây dựng pháp luật của Chính phủ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI”.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp tập trung rà soát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, đề xuất và triển khai các phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với quy định, chỉ đạo của Trung ương.
Công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra… tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cường.
Giúp người dân thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh
Bộ Tư pháp đán.h giá, năm 2024 công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được triển khai thực hiện nề nếp, kịp thời giải quyết các nhu cầu của người dân, bám sát các nhiệm vụ giao tại các đề án trong lĩnh vực này.
Việc triển khai Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” được tập trung triển khai thực hiện, nổi bật là phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử được kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Từ việc số hóa sổ hộ tịch và thực hiện liên thông 2 nhóm về đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổ.i và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí,… đã giúp cho người dân ngày càng thuận lợi trong việc thực hiện các quyền dân sinh.
Những "đại án" được dư luận quan tâm năm 2024
Năm 2024, Bộ Công an đẩy mạnh công tác đấu tranh những vụ án tham nhũng, kinh tế với hàng loạt "đại án" khiến nhiều quan chức, chủ doanh nghiệp "xộ khám".
Hậu "Pháo" với cáo buộc chi phối, lũng đoạn cán bộ Nhà nước
Cuối tháng 2, ông Tô Ân Xô, khi đó là Trung tướng, Người phát ngôn Bộ Công an, thông tin với báo chí về việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long.
Video đang HOT
Đồng thời, cơ quan điều tra cũng khởi tố Chủ tịch Công ty Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu, thường được gọi là Hậu "Pháo", cùng một Phó tổng giám đốc và 4 người khác.
Vài ngày sau, đúng ngày 8/3, nữ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị khởi tố về tội Nhận hối lộ. Cùng bị khởi tố tội Nhận hối lộ vào ngày Quốc tế Phụ nữ còn có Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa và Đặng Văn Minh. Hàng loạt cán bộ là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi và lãnh đạo cấp phòng, ban của Sở này cũng bị khởi tố.
Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") (Ảnh: Bộ Công an).
Ngày 27/3, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị khởi tố về tội Nhận hối lộ.
Ngày 23/4, Bộ Công an tiếp tục khởi tố 6 cán bộ Nhà nước về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 26/12, tại buổi họp báo cuối năm 2024 của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Cụ thể gồm: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Ngô Đức Vượng và cựu Bí thư Tỉnh ủy; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Doãn Khánh; cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng và cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Hà Hòa Bình.
Cả 5 người đều bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đến nay, vụ án Phúc Sơn đã khiến 38 người bị khởi tố và được đán.h giá là phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, khối lượng đồ vật, tài liệu cần thu thập tương đối lớn.
Hiện nay, Cơ quan điều tra đã thu giữ trên 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng và trên 1.000 sổ đỏ...
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan (Ảnh: V.P.).
Sai phạm của Tập đoàn Phúc Sơn được xác định đã xảy ra tại dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, Khu đô thị công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi), dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)...
Vụ án vẫn đang được điều tra, chưa ra kết luận, tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, tiết lộ Nguyễn Văn Hậu đã có hành vi chi phối, lũng đoạn một số bị can trong Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc để trục lợi, thông qua các mối quan hệ thân quen của người có chức vụ quyền hạn.
Dự kiến đầu quý I năm 2025, Bộ Công an sẽ có kết luận điều tra.
Cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội xộ khám vì liên quan đến Tập đoàn Thuận An
Giữa tháng 4, Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, bị Bộ Công an khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ. 2 thuộc cấp khác của Hưng và 3 lãnh đạo cấp Ban, phòng của tỉnh Bắc Giang cùng bị khởi tố với Hưng.
Ngay sau đó, Bộ Công an đã có công văn gửi tới nhiều địa phương như Đắk Lắk, Quảng Nam, Phú Yên... yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan đến Tập đoàn Thuận An.
Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà (Ảnh: Q.H.).
Ngày 22/4, ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
4 ngày sau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc đồng ý khởi tố, bắt giam ông Dương Văn Thái (Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang), theo đề nghị của VKSND Tối cao.
Tổng cộng, Bộ Công an đã khởi tố 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, thu giữ 122 tỷ đồng và 130.000 USD tiề.n mặt liên quan.
Vụ án vẫn đang được điều tra và chưa có kết luận.
Đại gia Nguyễn Cao Trí "bẻ lái" KLTT, "hồi sinh" dự án nghìn tỷ
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao ban hành ngày 29/11, vụ án xảy ra tại Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh được Bộ Công an khởi tố vào ngày 25/11/2023.
Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị khởi tố về tội Đưa hối lộ, vào cùng thời điểm trên.
Vụ án được điều tra trong khoảng gần một năm, 10 người đã bị VKSND Tối cao truy tố vào cuối tháng 11.
Đại gia Nguyễn Cao Trí (Ảnh: Đ.N.).
Trong đó có cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận (cùng tội Nhận hối lộ).
Theo cáo buộc, cuối năm 2019, ông Nguyễn Cao Trí mua lại dự án Đại Ninh, trong khi dự án này đang bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi do có nhiều sai phạm.
Lợi dụng vào mối quan hệ thân thiết với cựu Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh, ông Trí đã nhờ vả và được ông Minh "vẽ đường" để "bẻ lái" kết luận thanh tra, cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh được tiếp tục thực hiện dự án.
Quá trình ông Trí tác động, cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã có những bút phê "có sức nặng", để Thanh tra Chính phủ được can thiệp, xử lý đơn kiến nghị liên quan đến dự án của Công ty Sài Gòn Đại Ninh sai quy định, thẩm quyền.
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (Ảnh: V.P.).
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Cao Trí cũng đưa hối lộ, đưa tiề.n cho nhiều cán bộ, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, Văn phòng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng để được tạo điều kiện, giúp đỡ cho dự án Đại Ninh không bị thu hồi, được giãn tiến độ thực hiện.
Trong đó, ông Trần Văn Minh nhận 10 tỷ đồng, ông Quận nhận 2,1 tỷ đồng, ông Hiệp nhận 4,2 tỷ đồng, ông Dũng nhận 200 triệu đồng...
Sau khi dự án Đại Ninh được giãn tiến độ và tiếp tục được thực hiện, ông Trí đã bán dự án này cho một công ty thuộc Tập đoàn Novaland với giá 27.600 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ông Trần Văn Minh đã chế.t nên cơ quan tố tụng không xem xét trách nhiệm hình sự.
Vụ án tại Công ty Cây xanh Công Minh
Tháng 5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ, xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh và các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, đến tháng 11, chưa cá nhân nào bị khởi tố.
Quá trình điều tra, Bộ Công an đã gửi Hội đồng định giá 16 tỉnh giám định tài sản 413 dự án.
Dự án công viên tại thị trấn Đắk Mâm (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) của Công ty Cây xanh Công Minh (Ảnh: H.D.).
Kết quả điều tra bước đầu xác định, Công ty cây xanh Công Minh đã thông đồng với các chủ đầu tư để được tham gia vào việc xây dựng giá gói thầu từ giai đoạn lập dự án.
Sau khi giá hợp đồng được phê duyệt, Công ty cây xanh Công Minh được chỉ định trúng thầu hoặc sử dụng các pháp nhân khác trong hệ thống của doanh nghiệp tham gia đấu thầu và được trúng thầu.
Qua rà soát, cơ quan điều tra phát hiện khoảng 50 công ty thuộc hệ sinh thái của Công ty cây xanh Công Minh tham gia đấu thầu trên 600 gói thầu tại nhiều địa phương, với tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó đã được thanh toán khoảng 3.000 tỷ đồng.
Cách định giá đất của Chủ tịch tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại 308 tỷ đồng
Vụ án này được Bộ Công an "khởi động" từ tháng 3/2023, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Sau hơn một năm điều tra, ngày 23/4, Bộ Công an khởi tố 12 bị can. Đến ngày 3/7, thêm 5 người khác bị khởi tố, cùng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Trong 12 bị can có cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương, cựu Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc, cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết Đỗ Ngọc Diệp, cựu Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Thuận Nguyễn Xuân Phong và nhiều cựu lãnh đạo Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương (Ảnh: B.T.).
Vụ án đã được VKSND Tối cao tiếp nhận, ban hành cáo trạng và truy tố ra trước TAND TP Hà Nội để xét xử.
Theo cáo buộc, trên cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất, ông Phương được báo cáo đầy đủ về quá trình triển khai, kết quả thẩm định tư vấn xác định giá đất và dự thảo phương án giá đất của Sở Tài nguyên và Môi trường trong dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Tuy nhiên, vị cựu chủ tịch tỉnh này vẫn phê duyệt giá đất tại dự án trên trái quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cụ thể, ông Phương đã thống nhất sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán, tính giá đất nhà cao hơn tầng bằng cách thức, phương pháp xác định như đối với đất biệt thự, nhà liền kề.
Kết quả, giá đất tại dự án được phê duyệt là hơn 2,5 triệu đồng/m2 đã trái quy định, gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng cho Nhà nước.
Trong vụ án này, có 3 bị can thuộc công ty tư vấn thẩm định giá, cùng bị cáo buộc đã thống nhất việc xây dựng Chứng thư thẩm định giá không đúng quy định, nguyên tắc của phương pháp thặng dư, là đồng phạm với các bị can tại các cơ quan quản lý Nhà nước.
Cựu Thứ trưởng tạo "cơ chế" cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam
Tháng 1, ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, bị Cơ quan An ninh điều tra khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương được Bộ Công an điều tra từ tháng 6/2023.
Đến nay, Bộ Công an đã 2 lần ra bản kết luận điều tra vụ án, đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Vượng và 11 bị can khác.
Trong kết luận điều tra, khi là Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Vượng được giao phụ trách Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, trực tiếp chỉ đạo tham mưu xây dựng Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng (Ảnh: C.T.).
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Vượng biết các chủ trương của Chính phủ đối với các dự án điện mặt trời nhưng vẫn chỉ đạo Cục Điện lực dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi, trái với Nghị quyết số 115/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo trên của ông Vượng nhằm tạo cơ chế cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đãi, đồng thời bị can này cũng lợi dụng chức vụ là Thứ trưởng Bộ Công Thương thống nhất chủ trương đề xuất cho dự án trên được phê duyệt bổ sung quy hoạch, đồng thời cố ý xin cơ chế giá ưu đãi vượt phạm vi cho phép.
Theo kết luận, việc ông Vượng lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, làm trái công vụ đã khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải trả tiề.n mua điện với giá ưu đãi cho dự án Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải và dự án Trung Nam - Thuận Nam, gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng.
Khi thực hiện những hành vi trên, ông Vượng khai đã nhận 1,5 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam.
Xét xử đại án Xuyên Việt Oil: Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh có vai trò chủ mưu Hôm qua (25.11), phiên xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil) và 14 bị cáo khác trong vụ án sai phạm quản lý Quỹ bình ổn giá và thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng bước sang phần tranh luận. Nêu...