Đẩy mạnh phân tầng đại học
Trước tình trạng giáo dục đại học chạy theo số lượng như hiện nay, nhiều chuyên gia đề nghị cần đẩy mạnh phân tầng đại học để có chính sách đầu tư và tuyển sinh khác nhau, tạo ra hệ thống trường đại học đa dạng.
Qua thực tế giám sát chất lượng đào tạo của các trường ĐH-CĐ, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – kết luận điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường rất yếu. Thậm chí có trường trung cấp vừa được nâng cấp lên CĐ mới hai năm đã được nâng tiếp lên ĐH. Như thế làm sao đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo. GS Thuyết cho rằng không nên thực hiện việc nâng cấp ồ ạt các trường trung cấp lên CĐ, CĐ lên ĐH như hiện nay. Bởi các trường trung cấp, CĐ mạnh về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, khi nâng lên bậc cao hơn sẽ không phát huy được thế mạnh của mình trong khi lại yếu ở việc đào tạo lý thuyết của bậc ĐH. Làm như thế chúng ta sẽ mất trường trung cấp tốt trong khi lại có trường CĐ non và mất trường CĐ tốt để có trường ĐH non.
Cân đối chất và lượng
Để giải quyết vấn đề này, theo GS Thuyết, Bộ GD-ĐT phải tham mưu cho Chính phủ để đánh giá chính xác mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng. Xã hội đang nghi ngờ về chất lượng đào tạo và có những đòi hỏi cao hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, khuynh hướng phấn đấu của Bộ GD-ĐT vẫn là số lượng. Hiện cả nước có 450 trường ĐH-CĐ và sẽ tăng lên 573 trường vào năm 2020 để đạt tỉ lệ 400 sinh viên/vạn dân. Phải đánh giá đúng để có thể điều chỉnh chiến lược, đáp ứng cả bài toán về số lượng và chất lượng.
Sớm giao quyền tự chủ cho các trường Chiều 12-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức hội thảo góp ý cho Luật giáo dục ĐH sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2. Lãnh đạo các trường ĐH trên địa bàn đã đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo luật, trong đó tập trung vào các vấn đề tự chủ trong trường ĐH. Hầu hết các đại biểu tham gia nhấn mạnh cần phải giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường, để từ đó đổi mới và nâng cao chất lượng. Các ý kiến cho rằng không chỉ giao quyền tự chủ tuyển sinh mà cần cả tự chủ về tài chính, bằng cấp. MINH GIẢNG
Cũng nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng đào tạo, TS Vũ Thị Phương Anh – phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập – cho rằng cách quản lý chất lượng ĐH hiện nay Bộ GD-ĐT hầu như khoán trắng cho các trường. Cũng như công tác tuyển sinh hiện nay, bộ nắm đầu vào thả đầu ra trong khi đúng ra phải làm ngược lại. Công tác quản lý ĐH cũng vậy. Bộ chỉ xét mở ngành (đầu vào) và trong quá trình đào tạo không có cơ chế gì để kiểm định, điều chỉnh cho phù hợp. Nếu có hệ thống kiểm định ngành nghề với sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp thì bộ và các trường sẽ kịp thời điều chỉnh chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng, thu hút người học.
Trong khi đó, GS-TS Đặng Lương Mô – cố vấn ĐHQG TP.HCM – đề xuất VN không nên vội đưa ra những mục tiêu xa vời, xây dựng các trường ĐH đẳng cấp châu lục hay quốc tế mà nên nhắm đến các mục tiêu gần, thiết thực, cụ thể và có thể đạt được trong tầm tay. Cần quy định rõ ràng các tiêu chuẩn tối thiểu đối với một ĐH để đảm bảo chất lượng ĐH về cơ sở vật chất (bao gồm cả phòng ốc thí nghiệm, phòng nghiên cứu…) và đội ngũ giảng viên có đủ số lượng và năng lực.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm một lớp học tại Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM sáng 12-10.
Video đang HOT
Không thể đánh đồng
Để giải quyết những bất cập trong phát triển giáo dục ĐH hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, từ đó đẩy mạnh phân tầng ĐH.
TS Vũ Thị Phương Anh đề xuất: căn cứ trên đặc thù và chức năng riêng của các trường, cần có các nhóm trường khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người học và địa phương. Chẳng hạn ở Mỹ, hệ thống ĐH cộng đồng làm rất tốt chức năng mở rộng cơ hội tiếp cận ĐH cho đại bộ phận người dân, trong khi những trường ĐH đỉnh cao có nhiệm vụ khác, đối tượng tuyển sinh khác. Ở VN, khi đánh đồng các trường, nhiều trường không tuyển sinh được sẽ phải dùng mọi cách để lách, thu hút thí sinh. Bên cạnh đó, bộ nên đẩy mạnh công tác kiểm định đầu ra để từ đó thị trường quyết định ai tốt thì tồn tại, ai không tốt sẽ bị đào thải.
Cùng quan điểm, PGS-TS Vũ Đình Thành – hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) – cho rằng cấu trúc hệ thống giáo dục ĐH VN chưa phân tầng, các trường đều được đánh đồng như nhau trong khi mục tiêu, nhiệm vụ mỗi trường mỗi khác. Điều này dẫn đến việc đầu tư, chính sách tuyển sinh giống nhau, gây khó khăn cho các trường. Cần phải có các tiêu chuẩn về chất lượng để phân tầng ĐH thành trường ĐH mục tiêu nghiên cứu (số lượng sinh viên ít, đầu tư lớn, chất lượng sinh viên cao), các trường đáp ứng nhu cầu nhân lực sẽ là nơi học tập của đại đa số sinh viên.
Tương tự, GS-TS Võ Tòng Xuân – hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo – cho rằng xu hướng ĐH hóa các trường CĐ là một chính sách sai lầm trong phát triển ĐH ở VN. Chúng ta đang phát triển theo thị hiếu người học (sính bằng ĐH) mà chưa căn cứ vào nhu cầu nhân lực thực tế. Không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường ĐH. Để phát triển, các địa phương cần đội ngũ nhân lực lành nghề, có kỹ năng chứ không phải tất cả đều là kỹ sư, cử nhân. Do đó mỗi tỉnh cần có một trường CĐ cộng đồng (gom các trường nghề, trung cấp, CĐ ở địa phương lại) để đào tạo những ngành nghề mà địa phương đang cần. Những sinh viên học xong nếu đủ điều kiện có thể liên thông lên ĐH.
Trong khi đó, TS Phạm Thị Ly – Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ĐHQG TP.HCM – phác họa một hệ thống ba tầng bậc: trên đỉnh hình tháp là các ĐH định hướng nghiên cứu, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên, tiếp theo là các ĐH định hướng giảng dạy, chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên, và tầng dưới cùng là các trường CĐ cộng đồng, trường nghề, chiếm khoảng 50% số sinh viên (bao gồm cả các trường hiện nay do Bộ LĐ-TB&XH quản lý).
Đại học Quốc gia TP.HCM phải trở thành đầu tàu Sáng 12-10, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến thăm và làm việc với ĐHQG TP.HCM. Tại đây, Phó chủ tịch nước nhấn mạnh: “Đến năm 2020 ĐHQG TP.HCM phải trở thành đầu tàu của các ĐH cả nước. Đây là mô hình cần được phát huy và nhân rộng. Nếu được giao quyền tự chủ nhiều hơn, ĐHQG sẽ phát huy được sức mạnh và trí tuệ của toàn đội ngũ, góp phần phát triển hệ thống giáo dục ĐH. Đề nghị ĐHQG TP.HCM phát triển theo hướng ĐH nghiên cứu triển khai ứng dụng, sớm đứng vào hàng ngũ các trường ĐH tiên tiến trên thế giới”. Chiều cùng ngày, tại cuộc làm việc với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, phó chủ tịch nước khẳng định nhiều trường ĐH tư thục đang đào tạo theo kiểu “ăn xổi ở thì”, chạy đua tuyển sinh, không quan tâm tới chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên. Trong thời gian tới Chính phủ, Bộ GD-ĐT sẽ siết lại chất lượng đào tạo tại các trường ĐH tư thục. Trần Huỳnh – Trường Giang
Theo TT
Đại học mọc như nấm
Chuyện hàng loạt trường phải đóng cửa ngành hiện nay là điều đã được nhiều chuyên gia giáo dục cảnh báo từ những cuộc đua mở ngành, mở trường ĐH, CĐ.
Từ năm 1998-2009, có 307 trường ĐH, CĐ được thành lập mới hoặc nâng cấp (chưa tính các trường sĩ quan quân đội, công an, các trường ĐH, CĐ thành viên, khoa trực thuộc, phân hiệu của các ĐH). Tính đến hết năm 2009, cả nước có 409 trường ĐH, CĐ trong đó có 76 trường ngoài công lập. Đến nay 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường ĐH hoặc CĐ (chỉ còn Đắk Nông là tỉnh duy nhất chưa có trường ĐH, CĐ). Riêng hai năm 2010-2011 đã có khoảng 20 trường ĐH được thành lập trên cơ sở nâng cấp các trường CĐ hoặc thành lập mới và nhiều trường ĐH đang trong quá trình xem xét cho thành lập.
Chạy theo số lượng
Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, giáo trình cơ bản... để đảm bảo chất lượng đào tạo lại không theo kịp. Đặc biệt, nhiều trường mới được thành lập nhưng đã tuyển sinh với quy mô lớn vượt xa năng lực đào tạo.
Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định việc thành lập trường ĐH, CĐ trong vài năm gần đây phát triển theo số lượng, chạy theo quy mô đào tạo và thành tích của bộ, ngành, địa phương mà chưa chú ý tới quy hoạch chung cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Không chỉ ồ ạt nâng cấp lên ĐH, việc đua nhau mở ngành cũng diễn ra hết sức nhộn nhịp. Trong 10 năm qua, đã có 347/355 lượt trường đăng ký được cho phép mở ngành. Năm 2009 cả nước có hơn 4.300 ngành học thì năm 2010 con số này đã nhảy lên hơn 4.500 ngành học.
Mặt khác, đối với những trường ĐH mới được thành lập hay nâng cấp từ CĐ lên, tốc độ mở ngành còn ồ ạt hơn. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM (được nâng cấp từ trường CĐ) trong năm 2010 có bốn ngành đào tạo bậc ĐH với 800 chỉ tiêu.
Nhưng mùa tuyển sinh năm nay trường đã đào tạo 10 ngành bậc ĐH với 1.200 chỉ tiêu... Tương tự, năm 2010 Trường ĐH Thủ Dầu Một (nâng cấp từ Trường CĐ Sư phạm Bình Dương) xét tuyển 600 chỉ tiêu ĐH cho sáu ngành, đến năm nay đã nhảy vọt lên 12 ngành với 1.200 chỉ tiêu ĐH và 600 chỉ tiêu CĐ...
Một thành viên đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: "Các trường được phép mở ngành ồ ạt mà không có sự kiểm tra thực tế các điều kiện mở ngành có đáp ứng hay không. Đây là lý do quan trọng nhất của việc tồn tại các trường ĐH, CĐ hoạt động nhưng không có điều kiện đảm bảo chất lượng như quy định và cam kết của trường". Một số ngành mới mở ở các trường không phù hợp với trình độ đào tạo ĐH như các ngành võ thuật, nấu ăn, thời trang...
Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM vừa được nâng cấp năm 2010. Một năm sau, trường đã tăng hơn gấp đôi số ngành bậc ĐH. Trong ảnh: thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường.
Có xin thì có cho
Đáng nói là cơ cấu ngành nghề tập trung vào khối ngành kinh tế, trong khi nhiều ngành kỹ thuật công nghệ đứng trước nguy cơ đóng cửa. TS Nguyễn Kim Quang, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM, cho rằng trong khi thí sinh đua nhau vào nhóm ngành kinh tế, các trường vẫn hùa theo vì việc đầu tư mở khối ngành này chỉ là "tay không bắt giặc" dạy - học chay, không tốn kém như khối ngành kỹ thuật, khoa học cơ bản.
TS Vũ Thị Phương Anh - phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập - cho rằng những quy định về mở trường, mở ngành hiện nay hết sức máy móc, chỉ dựa trên các thông số về cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình đào tạo của các trường mà không dựa vào quy hoạch, không xét đến nhu cầu sử dụng nhân lực (phải có điều tra để xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực).
Điều này dẫn đến các ngành mở ra rồi tự chết. Hiện nay đã có quy hoạch phát triển ĐH đến năm 2020 nhưng việc xét mở trường, mở ngành lại chưa căn cứ vào bản quy hoạch này. Điều dễ nhận thấy nhất là hầu như các trường, ngay cả các trường mới thành lập khi xin mở ngành mới đều tập trung vào nhóm ngành kinh tế, bởi đây là những ngành không đòi hỏi nhiều về đầu tư cơ sở vật chất, chi phí đào tạo thấp nên sinh lời lớn, lại dễ có người học. Thống kê sơ bộ cho thấy hầu hết các trường đều có nhóm ngành này, có xin thì có cho.
Bên cạnh đó, cách quản lý hiện nay hầu như khoán trắng cho các trường. Cũng như công tác tuyển sinh hiện nay, bộ nắm đầu vào, thả đầu ra, trong khi đáng ra phải làm điều ngược lại, công tác quản lý ĐH cũng vậy. Bộ chỉ xét mở ngành (đầu vào) và trong quá trình đào tạo không có cơ chế gì để kiểm định, điều chỉnh cho phù hợp.
Điểm sàn chưa hợp lý Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên trong kỳ tuyển sinh năm nay được nhiều người đưa ra đó là việc tính toán điểm sàn của Bộ GD-ĐT chưa hợp lý. Ông Cổ Tấn Anh Vũ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - cho rằng việc dựa trên tổng chỉ tiêu và số thí sinh đạt điểm trên mức chỉ tiêu ấy để xác định điểm sàn là chưa hợp lý. Thực tế nhiều thí sinh chỉ chọn học một số ngành, nhóm ngành nhất định - nhất là kinh tế - nên nhiều ngành xã hội nhân văn, kỹ thuật bị thiếu nguồn tuyển. Từ đó dẫn đến tình trạng thừa vẫn thừa ở các ngành, trường kinh tế trong khi thiếu hoàn thiếu ở các trường, ngành kỹ thuật, nhân văn. Trong khi đó PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long - cho rằng do việc tuyển sinh cào bằng cho tất cả các trường trong khi mỗi nhóm trường có đặc thù và chức năng riêng, mặt bằng thí sinh các khu vực cũng khác nhau.
Theo dân trí
Công lập cũng lắm mức thu! Nhiều bất hợp lý trong việc thu học phí khiến các trường ĐH công lập được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ tài chính cảm thấy hết sức khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như quyền lợi của người học. Khó khăn hơn khi tự chủ Từ năm 2002, một số trường ĐH công lập...