Đẩy mạnh giáo dục quyền con người tại cơ sở đào tạo
Hình thành kỹ năng đưa nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người vào chương trình đào tạo… Đây là một trong những công tác quan trọng đang được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tích cực triển khai.
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra
Đề xuất về chương trình và giờ giảng thực tế
Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ quản lý, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước về kỹ năng biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy nội dung quyền con người ở các cấp trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp.
Chương trình tập huấn năm nay có sự đổi mới khi kết hợp được các góc nhìn của chuyên gia trong nước và quốc tế, giữa các chuyên đề lý thuyết và thực hành. Các chuyên gia cùng đội ngũ giảng viên đã đưa ra những ví dụ về lồng ghép nội dung quyền con người tại cơ sở đào tạo và đối tượng đào tạo cụ thể như: dịch vụ, y tế, du lịch, luật, kỹ thuật; nhóm trường có nhiều học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, nhóm các trường trung cấp… Giải quyết các tình huống giả định và trao đổi, thống nhất về việc lồng ghép nội dung quyền con người theo Khung tài liệu tập huấn.
Đa số các ý kiến cho rằng, trong điều kiện thời lượng các môn học chung, môn học lý thuyết rất hạn chế, việc tích hợp, lồng ghép nội dung quyền con người vào môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật với thời lượng 8 giờ đối với các trường cao đẳng khối luật, hành chính, nội chính; lồng ghép, tích hợp vào môn pháp luật hoặc pháp luật đại cương với thời lượng ít nhất 6 giờ đối với các trường cao đẳng không thuộc khối luật, hành chính, nội chính như quy định của Đề án 1309 là một thách thức rất lớn.
Việc lồng ghép nội dung quyền con người trong môn pháp luật, chính trị hoặc trong tuần lễ sinh hoạt đầu khóa cho học sinh, sinh viên là phương án khả thi và dễ thực hiện đối với các trường. Bên cạnh đó, rất nhiều trường đã đề xuất tăng thêm số giờ giảng đối với môn pháp luật/pháp luật đại cương để có thể lồng ghép các nội dung theo yêu cầu của Đề án.
Nâng cao nhận thức và hình thành kỹ năng
Xu thế quốc tế việc lồng ghép nội dung quyền con người được đưa vào toàn bộ các hoạt động dạy và học của các trường. Tuy nhiên, đây cũng là phương án khó nhất do các trở ngại, từ ý thức, nhận thức của lãnh đạo, năng lực của giáo viên các trường, đặc thù đa ngành nghề của giáo dục nghề nghiệp, trình độ đầu vào của học sinh, sinh viên và nguồn kinh phí thực hiện… Trong đó quan trọng nhất chính là nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo trường và sự quyết tâm triển khai của chính các thầy cô giáo.
Video đang HOT
TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: “Việc lồng ghép nội dung quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng nhằm triển khai Chỉ thị 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Công tác nhân quyền trong tình hình mới”; cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người trong giai đoạn mới. Đồng thời thực hiện cam kết, trách nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về đẩy mạnh hoạt động giáo dục quyền con người.
Việc tập huấn cho cán bộ quản lý và giảng viên, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động cần thiết nhằm giúp người học nắm được các vấn đề cơ bản và hệ thống về vấn đề quyền con người đồng thời hình thành kỹ năng đưa nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người vào chương trình đào tạo, thực hành một số kỹ năng, phương pháp lồng ghép giáo dục quyền con người vào chương trình đào tạo”.
Sau khóa tập huấn, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan, đối tác có liên quan xây dựng các tài liệu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhà giáo, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu về quyền con người cũng như xem xét, đề xuất lựa chọn một số trường để thí điểm mô hình “Trường học vì quyền con người” để đánh giá, rút kinh nghiệm, lựa chọn hướng đi phù hợp nhất trong việc lồng ghép nội dung quyền con người trước khi nhân rộng và áp dụng trong toàn hệ thống.
Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (Đề án 1309). Mục tiêu của đề án nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.
Mong xã hội dành niềm tin lớn hơn cho ngành giáo dục
Thầy giáo vùng cao tỉnh Hòa Bình có những chia sẻ về nghề giáo.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng và các học trò của mình. Ảnh: NVCC.
Vui mừng trước những thành công của trò
"Con đường đổi mới còn dài, đầy ắp những khó khăn nhưng chúng tôi luôn tin tưởng với sự đồng hành, tin yêu, thấu hiểu của toàn xã hội; sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước, của các cấp, các ngành; sự nỗ lực của phụ huynh, giáo viên và học sinh nhất định sự nghiệp sẽ thành công" - thầy Hùng tin tưởng.
Đó là tâm sự của thầy Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình). 17 năm gắn bó với phấn trắng, bảng đen, thầy Hùng càng thấm thía hơn về sự cao quý về nghề dạy học của mình.
Từ khi còn là sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thầy Hùng đã rất ấn tượng với câu nói: Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nói như cụ Hoàng Đạo Thúy "Giáo dục là đào tạo ra con người có khả năng kiến tạo xã hội tốt đẹp hơn".
"Bởi thế, hạnh phúc của người người thầy mỗi giờ lên lớp là được nhìn thấy những ánh mắt tin yêu, ngời sáng lên niềm đam mê khám phá tri thức của học trò. Hạnh phúc của thầy, của cô là được nhìn thấy các thế hệ học sinh, sinh viên trưởng thành hơn mỗi ngày, biết nói những lời hay, biết làm việc tốt. Mỗi sự tiến bộ dù rất nhỏ của học trò cũng đem lại niềm hạnh phúc lớn lao cho thầy cô" - thầy Hùng bộc bạch.
Theo lãnh đạo Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, mỗi lứa học sinh ra trường luôn đem theo biết bao kì vọng, mong ước của thầy cô về cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy, cô luôn dõi theo trò trên mỗi bước đường đời: lo lắng và tin tưởng mỗi khi trò gặp khó khăn, mừng vui trước những thành công trò có được.
"Không mong đợi một lời cảm ơn, một hành động đền đáp, chỉ cần nhìn thấy trò sống hạnh phúc, sống ý nghĩa, biết cống hiến là thầy cô đã mãn nguyện rồi. Hạnh phúc của người thầy giản dị như vậy thôi!- thầy Hùng trải lòng.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình).
Nhấn mạnh, dù ở thời kì nào nghề giáo cũng nhận được sự quan tâm hàng đầu của xã hội, thầy Hùng nhìn nhận, từ 2018 đến nay, giáo dục đang nỗ lực đổi mới trước bao nhiêu sóng gió của dư luận xã hội. Những hồ nghi về tính khả thi của chương trình mới, sự thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy cũng đang đặt ra cho mỗi giáo viên rất nhiều thách thức. Chưa kể những khó khăn đến từ dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới cũng đang gây ra áp lực lớn cho giáo dục.
Trước rất nhiều những khó khăn ấy, mỗi người thầy trên khắp cả nước vẫn đang có niềm tin, nỗ lực vươn lên để thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Rất nhiều những người thầy đang nỗ lực học tập phương pháp giảng dạy mới, nghiên cứu sách giáo khoa mới, tham gia các khóa học về công nghệ để ứng dụng vào thiết kế bài học...
Thầy cô nào cũng xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc đào tạo con người mới có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Mong phụ huynh không còn tư tưởng "trăm sự nhờ thầy"
Tuy nhiên, theo thầy Hùng, bên cạnh sự nỗ lực của từng giáo viên, để sự nghiệp đổi mới giáo dục hoàn thành được tất cả các mục tiêu đề ra, cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
Thầy Hùng mong muốn, xã hội dành niềm tin lớn hơn cho ngành giáo dục. "Chúng tôi hiểu rằng, một số tiêu cực, hạn chế của ngành trong những năm vừa qua đã làm không ít người thất vọng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiêu cực, hạn chế ấy đa số các giáo viên trên khắp cả nước đều nỗ lực vượt khó vươn lên. Mỗi người hãy nhìn ra xa hơn để thấy bao thầy cô đã vượt núi, băng đèo cõng chữ lên non, đã vượt biển khơi đến với những hòn đảo lớn nhỏ để gieo mầm tri thức.
Ngay trong những lớp học ở các thành phố lớn, mỗi thầy cô hàng ngày đang chăm sóc, giáo dục một lớp học với sĩ số lên tới 40 - 50 học sinh... "Hãy nhìn nhận và đánh giá về ngành giáo dục công bằng, toàn diện hơn để thấu hiểu những việc chúng tôi đã và đang làm. Niềm tin, sự thấu hiểu, đồng cảm của toàn xã hội chính là điều chúng tôi cần nhất trên con đường đổi mới đầy chông gai, khó khăn, thử thách này" - thầy Hùng bày tỏ.
Lãnh đạo Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cũng mong muốn có sự đồng hành, chung tay với sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội. Mong phụ huynh sẽ không còn tư tưởng "Trăm sự nhờ thầy" để rồi bỏ qua vai trò của gia đình trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho con cái.
Nhà trường dạy các em nói lời hay, làm việc tốt nhưng bài học ấy chỉ thấm thía khi ra khỏi cổng trường. Các em nhìn thấy những người quanh mình đang sống có trách nhiệm, làm việc tốt, nói điều hay. Sự hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh là kết quả nỗ lực của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng và các học trò cũ của mình. Trong số đó, có nhiều em đã trưởng thành và có cuộc sống, công việc ổn định. Ảnh: NVCC.
Thầy Hùng chia sẻ, lựa chọn "nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý" là mỗi người giáo viên đã xác định và chấp nhận đối mặt với mọi khó khăn, thách thức của nghề. Trong khi chờ đợi những giải pháp từ phía nhà nước, mỗi giáo viên vẫn đang tiếp tục nỗ lực hết sức với công việc của mình.
Nhiều giáo viên đã trở thành thầy cô giáo hạnh phúc, xây dựng những lớp học hạnh phúc. Nhiều giáo viên chuẩn bị đến tuổi về hưu, chưa từng biết đến bài giảng điện tử cũng bắt đầu học cách phát huy sức mạnh của công nghệ trong giờ học.
Các cuốn sách về giáo dục nổi tiếng trên thế giới được dịch ra tiếng Việt ngày càng nhiều và chưa bao giờ được đặt mua nhiều như thế trên thị trường. Các diễn đàn về đổi mới phương pháp giảng dạy trên các trang mạng xã hội dành cho giáo viên cũng đang thu hút ngày càng nhiều người tham gia... Đó là những minh chứng cho thấy sự quyết tâm thay đổi, phát triển bản thân của mỗi giáo viên để đam mê hơn với nghề, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh "trồng người" cao cả mà mình đã chọn.
Trước khi trở thành Phó Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, thầy Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình. Thầy là một trong 400 nhà giáo tiêu biểu tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2022). Thầy vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen và tham gia chuỗi sự kiện kỷ niệm niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đưa STEM vào trường học ở Đà Nẵng còn nhiều khó khăn Cở sở vật chất tại các trường chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu xây dựng chủ đề giáo dục STEM. Ngày 24/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh - VNUK (Đại học Đà Nẵng) tổ chức hội thảo: "Hướng tiếp cận và một số giải pháp triển khai...