Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên
Ngày 11-4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý nhấn mạnh, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới về công tác giáo dục lối sống đạo đức cho học sinh, sinh viên (HSSV). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, HSSV có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với thế giới, với các tri thức mới và văn hóa nhân loại. Song bên cạnh đó, HSSV cũng phải đối mặt với nhiều tác động không tốt từ mạng internet và từ xã hội. Để bảo đảm công tác giáo dục đạo đức, lối sống tại các cơ sở giáo dục phát huy các mặt mạnh, khắc phục các hạn chế, cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức, nhân cách cho gần 22 triệu HSSV. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống và trang bị kỹ năng cho HSSV cần được toàn xã hội coi trọng, ưu tiên chăm lo và đầu tư. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Đề án Nâng cao hệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV là công tác quan trọng, thường xuyên, liên tục của ngành giáo dục.
Theo Vietnamnet
Nên khôn nhờ giáo viên tiểu học
Thầy cô ở mỗi cấp học đều có vai trò nhất định đối với học sinh, tạo những dấu ấn khó quên trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đối với họ, giáo viên bậc tiểu học để lại ấn tượng đậm nhất.
Video đang HOT
Giáo viên tiểu học là người gây ấn tượng và ảnh hưởng nhiều đến học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Dạy chữ và dạy người
Ông Cao Xuân Hùng, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.3, TP.HCM cho biết: "Giáo viên (GV) ở cấp học nào cũng quan trọng. Nhưng theo tôi, ở cấp tiểu học, GV có sức ảnh hưởng và vai trò lớn hơn trong việc phát triển tri thức và hình thành nhân cách của học sinh (HS)". Ông Hùng nói thêm: "Có nhiều người học sư phạm cũng vì ấn tượng với thầy cô giáo ở bậc tiểu học nên theo nghề. Bản thân tôi, thời tiểu học, được học một thầy giáo có nhiều đức tính tốt. Thế là, dù mấy mươi năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in về nhân cách và đức tính đó".
Cần trang bị vững phương pháp và kỹ năng sư phạm
Việc đào tạo GV bậc tiểu học trong các trường sư phạm hiện nay vẫn theo hình thức gián cách. Hầu hết các trường đào tạo sư phạm không có trường thực hành, trong khi thời gian kiến tập và thực tập của sinh viên rất ngắn. Do vậy nên sinh viên ít có cơ hội tiếp cận với thực tế môi trường phổ thông. GV bậc học này có vai trò quan trọng đặc biệt vì không chỉ giảng dạy kiến thức đơn thuần mà còn phải có vai trò uốn nắn sự hình thành nhân cách của HS. Điều này có nghĩa GV phải được trang bị vững chắc các phương pháp và kỹ năng sư phạm, nhất là sự hiểu biết sâu rộng về tâm sinh lý trẻ giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều trường đào tạo ngành này lại huy động giảng viên từ các khoa khác nên chưa đảm bảo đúng yêu cầu. Tiến sĩ Bùi Thanh Truyền (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Cùng quan điểm, bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM chia sẻ: "GV bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng, nhất là GV lớp 1. Họ phải làm nhiệm vụ vừa dạy chữ vừa như một cô giáo mầm non để chơi đùa cùng các em. HS lớp 1 là sự giao thoa của trường mầm non (các em chủ yếu tham gia học vận động vui chơi) và tiểu học (học chữ, tính số...). Do vậy, GV không chỉ có phương pháp tốt mà còn là nhà tâm lý giỏi". Ở Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, tất cả GV có kinh nghiệm đều được bố trí để dạy lớp 1. Bà Hà cho biết thêm, trong các tiết tập làm văn ở các lớp 4, 5, khi yêu cầu tả về thầy hoặc cô giáo đáng nhớ, phần đông HS đều ấn tượng với những GV lớp 1.
Cô N.T.H.C, GV Trường tiểu học Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM kể lại: "Tôi theo nghề giáo cũng vì ấn tượng với cô giáo lớp 5. Lúc đó, tôi ước ao được làm cô giáo, để viết chữ đẹp giống cô. Ngoài ra, tác phong chỉn chu, nghiêm túc của cô tôi vẫn nhớ như in đến giờ". Trở thành một GV tiểu học, cô C. cho rằng HS xem GV ở bậc học này như người thân và rất gần gũi. HS thường hình thành nhân cách, lễ nghĩa trong giai đoạn này.
Ảnh hưởng lớn với học sinh
Các phụ huynh cũng nhìn nhận GV tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Huyền, phụ huynh HS tại Q.11, TP.HCM cho biết: "Mỗi bậc học đòi hỏi GV có kiến thức và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên xét tổng thể thì tôi nghĩ rằng GV bậc tiểu học có ảnh hưởng nhiều hơn cả". Vị phụ huynh này lý giải rằng ngay từ lớp 1, nếu GV không tạo cho trẻ sự tin tưởng về kiến thức và tâm lý thì chắc chắn sẽ dẫn đến hệ lụy.
Cũng với những phân tích tương tự, ông Nguyễn Ngọc Dũng, phụ huynh HS tại Q.3, TP.HCM nhận xét: "Bậc tiểu học là môi trường giáo dục hoàn toàn mới đối với trẻ con nên vấn đề ở đây không chỉ kiến thức mới quan trọng, mà cần thiết hơn là cách thức truyền đạt kiến thức". Ông Dũng khẳng định GV tiểu học quan trọng nhất vì lúc này GV phải tạo ấn tượng đẹp về người thầy, người cô, kích thích cho HS sự hứng thú trong khám phá thế giới kiến thức đầy mới mẻ.
Phải chú trọng đến công tác đào tạo
Nhận thức vai trò quan trọng của GV tiểu học nên nhiều ý kiến cho rằng phải chú trọng đến công tác đào tạo sinh viên ngành này sao cho đảm bảo chất lượng như mong muốn và kỳ vọng của xã hội.
Bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, TP.HCM khẳng định: "Việc đào tạo GV tiểu học cần có chuẩn mực cao. Sinh viên ngành này ra trường vừa phải am hiểu kiến thức tự nhiên, xã hội vững vàng vừa có thể dạy và chơi với trẻ". Theo bà Hồng Hải, các trường sư phạm phải kịp thời bổ sung môn luân lý chức nghiệp, một môn học cần thiết đối với GV mà trước đây sinh viên ngành này từng học để họ biết sứ mạng của mình mà yêu nghề và không ngừng phấn đấu. Ngoài ra, các nhà quản lý giáo dục phải luôn trong tâm thế liên tục tổ chức đào tạo lại, bổ sung, tập huấn thường xuyên để GV cập nhật kiến thức, phương pháp hiện đại.
Ý kiến Phải thực sự chuẩn mực
"Người thầy ở mỗi bậc học có vị trí quan trọng khác nhau nhưng tôi cho rằng GV bậc mầm non và tiểu học là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ở hai bậc học này GV chính là người dạy cho trẻ nền tảng sơ khai nhất để hình thành mọi sự hiểu biết ban đầu cũng như đạo đức của đứa trẻ. Do vậy, người thầy ở hai bậc học này cần phải thực sự chuẩn mực, từ kiến thức đến kỹ năng, từ lời nói cho đến hành động". Tiến sĩ Vũ Thị Hạnh Thu (Giảng viên Khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Học sinh tiểu học bắt chước thầy cô
"Ở mỗi bậc học, GV đều có tầm quan trọng khác nhau nhưng quan trọng nhất chính là GV bậc tiểu học. Nếu như các giai đoạn sau, HS đã có sự tự ý thức nhất định thì bậc tiểu học chỉ tiếp thu không chọn lọc, học một cách rất tự nhiên và gần như bắt chước người thầy của mình. Thêm vào đó, xét về quá trình phát triển thì tính cách con người bao giờ cũng được định hình từ giai đoạn tuổi thơ. Tính cách được hình thành trong giai đoạn ấy gần như sẽ gắn bền trong cuộc sống mỗi người". Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Ảnh hưởng đến đạo đức học sinh
"Nếu như thầy cô bậc THPT thường có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức để HS đủ sức thi vào ĐH thì thầy cô ở tiểu học lại dạy cho HS về đạo đức, sự lễ nghi, lòng hiếu đạo... Giáo dục được một con người có lòng tốt, có đạo đức, sống đúng, sống phải đạo là vô cùng khó". Nguyễn Công Chánh (Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Theo TNO
Giáo dục quyết định nhân cách thanh niên Các ý kiến tại hội nghị "Nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân về nhân cách thanh niên - những giải pháp cơ bản, đồng bộ và kịp thời" diễn ra chiều 9-11 tại Hà Nội (do TƯ Đoàn và MTTQ VN tổ chức) đều cho rằng giáo dục quyết định đến nhân cách thanh niên. Bí thư thứ nhất Trung...