Đẩy mạnh cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy
Ngày 8-5-2020, Đảng bộ Khoa Ngoại ngữ thuộc Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ tổ chức đại hội (ĐH) đảng viên lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đây là tổ chức cơ sở đảng được Đảng ủy Trường Đại học Cần Thơ chọn tổ chức ĐH điểm cấp cơ sở. Tham dự ĐH có đại diện các Ban Xây dựng Đảng Thành ủy, Đảng ủy Trường Đại học Cần Thơ, đại diện các chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ cùng 79 đảng viên của Đảng bộ Khoa Ngoại ngữ được triệu tập dự ĐH.
Ban Chấp hành Đảng bộ Khoa Ngoại ngữ nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt đại hội.
Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ Khoa Ngoại ngữ quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, viên chức, sinh viên; thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã kết nạp 40 đảng viên mới, đạt 100% chỉ tiêu; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ và kiểm tra, giám sát được các cấp ủy quan tâm thực hiện. Trong 5 năm qua, Đảng bộ Khoa đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy, lãnh đạo khoa đã cải tiến, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy học; làm đầu mối kết nối, trao đổi, chuyển giao khoa học giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ đến mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trong khu vực ĐBSCL; tập trung đào tạo sau đại học, đào tạo liên kết quốc tế và tham gia kiểm định chất lượng đào tạo. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế được tăng cường…
ĐH đã thống nhất đề ra mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện đến năm 2025 là: tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đoàn kết nội bộ; phát huy hiệu quả nguồn lực cán bộ hiện có, tranh thủ mọi nguồn nhân lực, tài lực để tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ giảng viên và tính chuyên nghiệp trong công tác; nâng cao chất lượng giảng dạy, cải tiến chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, yêu cầu của xã hội và xu thế hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng học tập trong sinh viên… ĐH thống nhất xác định khâu đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đảm bảo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ cho sinh viên.
ĐH đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Khoa Ngoại ngữ nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 5 ủy viên. Ban Chấp hành Đảng bộ khoa tiến hành họp phiên đầu tiên bầu đồng chí Diệp Kiến Vũ, Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy khoa. ĐH đã bầu 8 đại biểu đi dự ĐH đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025, trong có 1 đại biểu dự khuyết.
Video đang HOT
Thực hiện lời Bác dặn về tự phê bình và phê bình trong Đảng
Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng".
Ban chấp hành Đảng bộ xã Bình Lợi (H.Vĩnh Cửu) họp phiên đầu tiên sau đại hội để bầu Ban thường vụ, Phó bí thư và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2020-2025
Ở mọi giai đoạn cách mạng, tự phê bình và phê bình là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Tự phê bình và phê bình giúp cán bộ, đảng viên thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình để tìm ra giải pháp khắc phục, đó là cách tốt nhất để xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.
* "Vũ khí" của công tác xây dựng Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa". Khi "phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm, phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội vàng quy kết cho đồng chí mình".
Người khẳng định: "Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm; là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ". Do đó, Người yêu cầu: "Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cao cấp, phải xung phong gương mẫu trong tự phê bình và phê bình". Bởi vì "uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm để đưa công việc ngày càng tiến bộ chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình".
Từ những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình đã được coi trọng, duy trì đều đặn, thực hiện nghiêm túc trong hoạt động của tổ chức Đảng. Việc tự phê bình và phê bình đã được quy định là một trong những nội dung chính của sinh hoạt Đảng. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã nêu 4 giải pháp cần tiến hành, trong đó nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên được đưa lên hàng đầu.
Đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tiếp tục khẳng định giải pháp hàng đầu về nêu gương của cán bộ, đảng viên là tự phê bình và phê bình. Như vậy, tự phê bình và phê bình được coi là "vũ khí", "chìa khóa thành công", khâu đột phá và then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên trên địa bàn tỉnh đã nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình với thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, xây dựng; đánh giá đúng, khách quan, trung thực những kết quả đạt được, chỉ rõ hạn chế, yếm kém, khuyết điểm; chủ động xây dựng giải pháp khắc phục, tạo chuyển biến tích cực về xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
* Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bình Lợi (H.Vĩnh Cửu) Lê Đỗ Kim Chi cho biết, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII, Ban chấp hành Đảng bộ xã và các đảng viên trong Đảng bộ đã nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ định kỳ, các đợt sinh hoạt chính trị tập trung, các báo cáo chuyên đề của tổ chức Đảng, trong đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên hằng năm và qua mỗi kỳ đại hội Đảng... Qua các đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên đã đánh giá đúng những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm.
Theo đó, từ năm 2016-2019, qua các đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo quy định của Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ xã chỉ ra 11 nội dung hạn chế cần khắc phục. Đến nay, những hạn chế này đều đã được khắc phục xong. Trong đó, thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, những năm qua, Đảng ủy xã Bình Lợi đã tập trung lãnh đạo phát triển cây có múi tại địa phương như cam, quýt, bưởi, đặc biệt là bưởi da xanh. Kết quả, giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1ha đất trồng trọt ở Bình Lợi đạt hơn 181 triệu đồng; góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người từ 36,54 triệu đồng (năm 2014) lên 64,3 triệu đồng (năm 2018). Trong xã không còn hộ nghèo A và Bình Lợi đã trở thành xã đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phó bí thư thường trực Thành ủy Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt chia sẻ, trong 5 năm qua (2015-2020), thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ thành phố, các nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy, Đảng bộ và nhân dân thành phố đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban thường vụ Thành ủy Biên Hòa cũng thẳng thắn nhìn nhận, quá trình xây dựng và phát triển thành phố - đô thị loại I thuộc tỉnh vẫn còn những tồn tại, đó là hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa; cảnh quan, kiến trúc đô thị chưa xứng tầm là một trung tâm đô thị của tỉnh; nếp sống văn hóa, văn minh đô thị chưa phát triển đồng bộ. Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, phân cấp, phân quyền một số mặt chưa hợp lý; cải cách hành chính chuyển biến chậm; phẩm chất, năng lực, trình độ của nhiều cán bộ, công chức chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu tình hình hiện nay và thời gian tới.
Phó bí thư thường trực Thành ủy Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt cho rằng, khi nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và phê bình sẽ thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa. Và chỉ có làm tốt tự phê bình và phê bình mới có thể củng cố lòng tin, tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong dân, tập hợp lực lượng thực hiện nhiệm vụ tốt nhất. Thực hiện tự phê bình và phê bình không chỉ là giải pháp căn bản về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn hiện nay.
* Khắc phục hạn chế
Đồng chí Phạm Văn Ru, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận xét, việc tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII đã đi vào nề nếp trong sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ và kiểm điểm của tập thể, cá nhân hằng năm trên địa bàn tỉnh. Khi tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, cá nhân đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị báo cáo kiểm điểm chu đáo, đánh giá đúng mức các kết quả đạt được cũng như hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Công an TP.Biên Hòa thực hiện cấp đổi chứng minh nhân dân cho người dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa của thành phố. Ảnh: C. Nghĩa
Qua kiểm điểm, ở những mức độ khác nhau đã nhận diện rõ những biểu hiện và tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; đã phân tích, kiểm điểm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong lãnh đạo và trách nhiệm của cá nhân đối với những khuyết điểm của tập thể; từ đó tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chiến đấu, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Sau kiểm điểm, các tập thể và cá nhân đều xây dựng kế hoạch và đề ra lộ trình khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.
Mặc dù thành tựu về tự phê bình và phê bình thời gian qua là chủ đạo, tuy nhiên trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nêu rõ, tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao.
Tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2019 của Đảng bộ tỉnh, đồng chí Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy cũng cho rằng, vì chưa làm tốt kiểm điểm tự phê bình và phê bình nên một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa chủ động phát hiện, phòng ngừa các vụ việc tiêu cực, sai phạm của đảng viên. Vì vậy, khi đảng viên vi phạm, bị kỷ luật hầu hết không phải do chi bộ tự phát hiện mà chủ yếu qua đơn thư tố cáo, qua dư luận, báo chí và cấp trên trực tiếp thanh tra, kiểm tra.
Để tự phê bình và phê bình trở thành vũ khí sắc bén nhất về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh: phải xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"...
Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau. Điều này cho thấy, chỉ có gương mẫu nêu gương tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao, người đứng đầu, mới làm cho cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng mạnh lên, giữ vững được niềm tin của nhân dân với Đảng.
Phương Hằng
Ông Ngô Quế Lâm tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Habeco Sáng 4-3, Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội (Habeco) tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là đơn vị được chọn tổ chức Đại hội điểm của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Hà Nội. Habeco tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Tổng công ty lần thứ...