Đẩy lùi hỏa hoạn từ nâng cao nhận thức của người dân
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đôn đốc cơ sở khắc phục nhanh những cất cập tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ là 3 phần việc đang được CBCS Đội Hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy – Phòng Cảnh sát PC&CC Cầu Giấy tập trung làm tốt, góp phần kiềm chế hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn.
CBCS ứng trực đường dây nóng, giải đáp thắc mắc của nhân dân
Kiểm tra kết hợp đôn đốc khắc phục vi phạm
Video đang HOT
Chịu trách nhiệm quản lý công tác PCCC ở địa bàn quận Cầu Giấy và 3 huyện: Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, “đặc trưng” cũng chính là phần việc “nặng” nhất của Phòng Cảnh sát PC&CC Cầu Giấy – Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, là phòng ngừa hỏa hoạn ở các khu nhà cao tầng, siêu cao tầng. “Địa bàn có tổng cộng 99 tòa nhà cao tầng. Bên cạnh những chung cư, tòa nhà văn phòng, chủ đầu tư luôn quan tâm đến công tác PCCC, còn không ít nơi làm chưa tốt – Thiếu tá Hoàng Hà Trung, Đội trưởng Đội Hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy, Phòng Cảnh sát PC&CC Cầu Giấy thẳng thắn. Hiện nhiều chung cư hoạt động đã lâu năm, thiết bị PCCC xuống cấp nhưng không có kinh phí để thay thế, trong khi việc vận động nhân dân đóng tiền sửa chữa rất khó khăn.
Qua kiểm tra, Đội Hướng dẫn xác định một số chung cư, nhà cao tầng chưa được cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu PCCC, song chủ đầu tư vẫn cố tình đưa vào hoạt động, bất chấp các quy định như: Chung cư Big – Công ty cổ phần Đầu tư Ba Đình (huyện Từ Liêm) Nhóm nhà E1 khu đô thị Yên Hòa (quận Cầu Giấy) Tòa nhà Công ty TNHH Sức Mạnh Việt (quận Cầu Giấy)… “Các vi phạm này đều bị xử phạt nặng, cơ quan PC&CC cũng kiến nghị chính quyền địa phương có biện pháp cưỡng chế số trường hợp không chấp hành” – chỉ huy Đội Hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy khẳng định.
Muốn hạn chế cháy nổ, nhất là ở các khu nhà cao tầng, công tác tuyên truyền, kiểm tra xử lý vi phạm là then chốt, song theo dõi, đôn đốc các cơ sở khắc phục quan trọng không kém. Nhiều chủ đầu tư “đổ lỗi” việc chậm trễ sửa chữa, thay thế những phương tiện chữa cháy đắt tiền do thiếu kinh phí, song những vi phạm có thể làm ngay như: bình bột hỏng, không bố trí đủ lực lượng ứng trực ban đêm sắp xếp đồ đạc, phương tiện cản trở lối thoát nạn… họ cũng thờ ơ. “Các vi phạm do ý thức chủ quan đều bị lập biên bản xử lý, thậm chí phạt nhiều lần cho đến khi cơ sở khắc phục – Thiếu tá Hoàng Hà Trung nói.
“Cảnh sát PC&CC xin nghe”
Thủ tục, văn bản giấy tờ liên quan đến công tác PCCC còn lạ lẫm với nhiều người, nhất là người dân khu vực ngoại thành. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở đến cơ quan PC&CC làm thủ tục, dù được cán bộ hướng dẫn tỉ mỉ song vẫn kê khai sai, hoàn thành hồ sơ không đầy đủ – đại diện Phòng Cảnh sát PC&CC Cầu Giấy chia sẻ. “Địa bàn rộng nên không tránh khỏi nhiều bà con đi lại vất vả, có nơi cách trụ sở đơn vị 30-40km. Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi đề xuất Ban Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC, chỉ huy Phòng cho Đội Hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy được thành lập số điện thoại đường dây nóng, giúp giải đáp thắc mắc của nhân dân liên quan đến thủ tục hành chính” – Thiếu tá Hoàng Hà Trung cho hay.
Nói về những thay đổi từ ngày có số điện thoại đường dây nóng, chỉ huy Đội cho biết: Nhiều tháng qua, đơn vị đã gửi công văn thông báo số điện thoại giải quyết thủ tục hành chính của Phòng Cảnh sát PC&CC Cầu Giấy đến UBND 4 quận, huyện và đề nghị Đài phát thanh cơ sở thông tin rộng rãi cho người dân biết. “Nhận được thông tin này, nhiều người dân đã điện thoại cho chúng tôi, nhờ anh em kiểm tra lại hồ sơ, thủ tục trước khi mang lên nộp. Mọi người đều phấn khởi khi nhận được sự hướng dẫn kỹ càng của cán bộ ứng trực” – chỉ huy Đội Hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy thông tin. Được biết, đây là số điện thoại đường dây nóng giải đáp thủ tục hành chính đầu tiên, được thành lập ở 10 Phòng Cảnh sát PC&CC khu vực.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đôn đốc cơ sở khắc phục sớm những bất cập tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính… năm 2012, Phòng Cảnh sát PC&CC Cầu Giấy đã kéo giảm hỏa hoạn trên địa bàn, hạn chế cháy ở các khu nhà cao tầng, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức PCCC của nhân dân.
Theo ANTD
Lau kính nhà cao tầng - không phải nghề độc hại?
Công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng những người thợ "leo", nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước, vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Công nhân đang làm vệ sinh tại các tòa nhà cao tầng. Ảnh: THANH NGA
Tuổi thọ của nghề thấp
"Lau kính, sơn phết tòa nhà cao tầng là những công việc nguy hiểm, độc hại nhưng hiện nay chưa có chính sách nào dành cho họ, phần lớn vẫn tùy thuộc vào lòng tốt của chủ doanh nghiệp (DN). Thậm chí, các công việc này còn chưa được xếp vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại". Nhiều năm giám sát và huấn luyện thợ lau kính tòa nhà, anh Nguyễn Viết Toàn, Công ty TNHH TM&DV Bắc Trung Nam, cho biết.
Anh Toàn cho hay ngành vệ sinh công nghiệp nói chung và lau kính tòa nhà nói riêng chỉ thịnh hành 10 năm trở lại đây do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cao ốc mọc lên. Tại TPHCM, hiện có khoảng 500 DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này, chưa kể các nhóm thợ làm việc riêng lẻ.
Đối với thợ lau kính tòa nhà ở Công ty Bắc Trung Nam, để có thể ra nghề, họ phải trải qua thời gian huấn luyện 3 tháng và phải vượt qua vòng kiểm định. Quá trình tuyển chọn gắt gao do công việc nguy hiểm và môi trường làm việc trên cao nên sau huấn luyện, chỉ 40% lao động mới có thể tiếp tục.
Tuy nhiên, đến nay, công tác huấn luyện vẫn chỉ do công ty tự xoay xở chứ chưa có một tiêu chuẩn chung nào cho công việc này và cũng chưa có chính sách nào bảo vệ và chăm lo cho thợ "leo", phần lớn là do DN chăm lo để giữ người.
Anh Toàn cho biết: "Tôi nghĩ rằng công việc lau kính và sơn phết tòa nhà nên được đưa vào danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại để ràng buộc trách nhiệm đối với chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tôi mong muốn Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu thực tế này của xã hội để có chính sách hỗ trợ cho người lao động".
Anh Phan Văn Thìn, công nhân (CN) Công ty Bắc Trung Nam, cho rằng do tính chất công việc nguy hiểm, nặng nhọc nên tuổi thọ của nghề rất thấp, nguy cơ mất việc khi sức khỏe không bảo đảm là rất cao. "Các công ty đều rao tuyển thợ lau kính từ 18-45 tuổi nhưng thực tế, lao động chỉ trụ được đến độ tuổi ngoài 30. Ở công ty tôi cũng vậy, thợ lớn tuổi nhất hiện nay chỉ tầm 30 tuổi" - anh Thìn cho biết.
Cải thiện môi trường làm việc
Không như lau kính tại các cao ốc, công việc chặt cây, mé cành và trong lĩnh vực viễn thông đã được quy định ở danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài mức phụ cấp độc hại, CNVC-LĐ làm nghề, công việc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTBXH ban hành được bồi dưỡng bằng hiện vật (sữa, suất ăn) ở 4 mức (từ 10.000 đến 25.000 đồng).
"Dù được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động nhưng do quá trình thao tác, vẫn có thể có những rủi ro như bị điện giật. Mặt khác, làm việc tại trạm thu phát sóng nên việc bị ảnh hưởng lâu dài bởi sóng điện từ cũng làm tôi thấy lo lắng. Vì vậy, tôi rất mong có cách nào đó giảm thiểu nguy cơ cho những người làm việc trong lĩnh vực viễn thông" - anh Trần Thiên Vũ, nguyên là CN Công ty Viễn Thông Đông Dương - TPHCM, đề đạt.
Ông Lê Xuân Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Lưới điện Cao thế TPHCM, cũng bày tỏ mong muốn điều kiện làm việc của CN ngành điện sẽ được xem xét cải thiện. Các cơ quan chức năng nên xem lại thời gian cắt điện để sửa chữa, nên hạn chế cắt điện ban đêm.
Như vậy, CN sẽ không phải làm đêm vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa nguy hiểm vì làm việc trong điều kiện thiếu sáng. "Để làm được việc này, mọi người phải tiết kiệm điện để lưới điện không bị sự cố do quá tải. Nếu không có tình trạng quá tải điện thì CN điện sẽ đỡ vất vả hơn" - ông Hồng mong mỏi.
laodong
Trên 15 người chết/năm vì tai nạn lao động trong xây dựng Thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015, ngày 2.11, Bộ Xây dựng (XD) và CĐXD VN tổ chức Hội thảo "Bàn biện pháp, phương án cải thiện điều kiện lao động trong các DN ngành XD". Dự hội thảo có CBCĐ các đơn vị trực thuộc, CB quản lý, chuyên gia về công tác ATVSLĐ...Khai mạc hội thảo, Chủ...