“Mổ xẻ” nguyên nhân nhà cao tầng liên tiếp cháy
Nhiều chủ đầu tư công trình sẵn sàng bị phạt để tồn tại còn hơn đầu tư cho các thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Thời gian gần đây, Hà Nội liên tục xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây hoang mang cho người dân. Điển hình như vụ cháy ở Tòa nhà 18 tầng của Tổng cục Hải quan Việt Nam (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy), cửa hàng thời trang 2 tầng trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa), tòa nhà 5 tầng của một công ty kinh doanh giấy, nhà hàng Indochine (phố Nam Ngư, Hoàn Kiếm), siêu thị quần áo trẻ em 4 tầng ở Tây Sơn (Ba Đình).
Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, không ai dám chắc là “bà hỏa” lại không tiếp tục ghé thăm những nơi khác. Có thể nói, nguy cơ cháy, nổ ở các chung cư, tòa nhà cao tầng tại các thành phố lớn ở nước ta đang ở mức rất nguy hiểm.
Những người mắc kẹt sau vụ cháy vẫn chưa hết bàng hoàng
Chỉ ra thiếu sót vẫn … cháy
Theo thông báo kết quả đợt tổng kiểm tra phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhà cao tầng ở 58 địa phương trên cả nước (gồm chung cư, khách sạn, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên) của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC) – Bộ Công an mới đây thì hầu như khu chung cư, nhà cao tầng đều vi phạm về an toàn PCCC. Lỗi vi phạm thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư chiếm đến hơn 2/3, còn lại là lỗi của ban quản lý các toà nhà, lỗi của người dân sinh sống tại đó.
Theo Đại tá Đỗ Văn Sơn, cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC, nguyên nhân của tình trạng cháy nổ còn bắt nguồn từ thiếu sót, vi phạm trong thực hiện quy định thẩm duyệt về PCCC. Nhiều cơ quan PCCC địa phương chưa thực hiện nghiêm quy định về thẩm duyệt và tổ chức nghiệm thu về PCCC. Không ít công trình được đưa vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu. Trong khi, nghiệm thu là thủ tục bắt buộc phải thực hiện.
Có những chủ đầu tư, sau khi sử dụng, quản lý toà nhà đã chuyển đổi công năng sử dụng của công trình nhưng không tiến hành thẩm duyệt bổ sung, thẩm duyệt lại về PCCC. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều công trình không đảm bảo được các điều kiện cơ bản về PCCC như giao thông, nguồn nước chữa cháy, hệ thống thoát nạn, ngăn cháy…
Video đang HOT
Cũng theo Đại tá Sơn thì một số tòa nhà còn có diện tích sàn, tầng hầm, chiều dài hành lang sai so với tiêu chuẩn nhưng không có giải pháp ngăn cháy bổ sung hoặc có nhưng không đảm bảo. Không có giải pháp ngăn cháy lan theo chiều đứng công trình (không bịt kín lỗ thông tầng ở các giếng kỹ thuật, cửa đổ rác không phải là loại chống cháy) không có cửa ngăn cháy, tường ngăn cháy ở những khu vực quan trọng.
Trong đó, nhiều lỗi đã được chỉ ra từ năm 2010 nhưng từ năm 2011 đến nay vẫn xảy ra các vụ cháy tương tự. Vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý, cán bộ thẩm duyệt PCCC cho các công trình đó như thế nào?.
Vài chục vụ cháy trong một năm Theo thống kê của Cục PCCC và CNCH, Bộ Công an thì từ năm 2011 đến nay, tại Hà Nội đã xảy ra 17 vụ cháy nhà cao tầng TP.Hồ Chí Minh là ba vụ. Năm vụ cháy gần đây và hai vụ từ năm 2011 vẫn đang trong giai đoạn điều tra, chưa biết được nguyên nhân. Các vụ còn lại, nguyên nhân cháy, được xác định là do sự cố điện, hàn điện.
Trao đổi với PV Người đưa tin, đại tá Hoàng Quốc Định – Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội, cho biết: Lộ trình để giải bài toán phòng và chống cháy nhà chung cư, cao tầng còn rất nhiều vấn đề. Hầu hết các chung cư cũ tại Hà Nội trước đó không được thẩm duyệt, nghiệm thu, trang bị thiết bị PCCC. Đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy không đảm bảo do người dân tự cải tạo, cơi nới, lấn chiếm diện tích chung.
Vì vậy, những khu chung cư dưới 6 tầng rất khó có phương án chữa cháy hoàn hảo khi xảy ra hoả hoạn. Những toà nhà mới xây thì hầu hết được thẩm duyệt và nghiệm thu, được trang bị hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác trước khi đưa vào sử dụng. Nhưng sau đó lại không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến hoạt động không có hiệu quả. Khi hoả hoạn xảy ra, hệ thống không thể xử lý cháy ban đầu, gây ra nguy hiểm lớn. ông Định cũng cho rằng, việc thẩm duyệt ban đầu không được sát sao cũng do anh em trong lực lượng chưa làm hết trách nhiệm, còn thiếu sót.
Đại tá Định phân tích: “Nếu đổ lỗi hoàn toàn cho cơ quan PCCC về việc chủ đầu tư thay đổi, chưa thẩm duyệt thiết kế PCCC bổ sung dẫn đến nguy cơ cháy, nổ cao thì hơi quá. Việc này cần phải xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan duyệt thay đổi thiết kế so với thiết kế ban đầu. Hiện nay việc thay đổi thiết kế rất đơn giản, chủ đầu tư chỉ cần đến Sở quy hoạch kiến trúc xin phê duyệt là xong. Nhưng nó lại làm nảy sinh nhiều phức tạp bởi khi định dạng ngôi nhà thay đổi, bắt buộc thiết kế PCCC cũng phải đổi theo.
Cụ thể, toà nhà 18 tầng của Tổng cục Hải quan bị cháy mới đây, được thẩm duyệt và trang bị hệ thống PCCC khá tốt. Thế nhưng, khi chưa được nghiệm thu PCCC, chủ đầu tư đã cho người vào ở, cho công trình vào hoạt động, xảy ra mất an toàn PCCC, dẫn đến cháy là điều khó tránh khỏi”.
Muốn cháy giảm… phải xử lý hình sự
Bác Hoàng Công Tiến, một cán bộ về hưu, có nhiều năm làm việc trong ngành xây dựng, am hiểu về thiết kế toà nhà, cho rằng: “Hiện nay quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC của chúng ta thay đổi liên tục và chưa đủ. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý PCCC. Nhưng trong đó cũng phải kể đến sự tắc trách của ban quản lý các tòa nhà, cơ quan PCCC địa phương và việc vô ý thức của một số người dân. Theo tôi, những vụ cháy đã xác định được nguyên nhân, có dấu hiệu hình sự thì phải xem xét khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quy trách nhiệm rõ ràng”.
Cùng với quan điểm của bác Tiến, luật sư Nguyễn Cẩm – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hải Phòng cho rằng: Nếu CQĐT vào cuộc, làm rõ trách nhiệm, xử lý hình sự…chắc chắn tình trạng cháy nổ sẽ giảm.
Trước đó, trao đổi với PV một lãnh đạo của Bộ Công an cho biết: Hiện nay, việc phối hợp giữ các lực lượng trong ngành công an về xử lý phòng, chống cháy nổ được thực hiện chưa đồng bộ, nhất là lực lượng phòng cháy và cơ quan điều tra. Có những vụ cháy, lực lượng phòng cháy cứ miệt mài chữa cháy mà không báo cho bên điều tra. Vì vậy, điều tra không biết để đến khám nghiệm hiện trường ngay từ ban đầu. Cho nên, việc tìm tận gốc nguyên nhân, quy lỗi trách nhiệm sẽ khó khăn hơn.
Có những vụ cháy, khi cơ quan điều tra tới nơi, hiện trường đã bị xáo trộn rất nhiều. Nói như vậy, không có nghĩa là không quan tâm đến việc chữa cháy, mà chữa cháy và điều tra phải cùng tiến hành song song.
Theo thượng tá Nguyễn Văn Sơn – Sở Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội thì việc nghiệm thu hệ thống PCCC ở các khu chung cư, toà nhà cao tầng là bắt buộc, dựa trên những quy chuẩn định sẵn. Chỉ có nhà siêu cao tầng, từ 100 mét trở lên, chúng ta mới áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước ngoài. Đối với những toà nhà đã được duyệt tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong các giai đoạn khác nhau, có sự thay đổi sẽ không được hồi tố.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an: Thời gian qua, nhiều vụ cháy xảy ra ở các toà nhà cao tầng, khu chung cư gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh. Trước thực tế này, Bộ Công an chỉ đạo cơ quan chuyên môn là lực lượng PCCC kết hợp với cơ quan điều tra tiến hành làm rõ nguyên nhân để đưa ra hướng xử lý.
Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo các thành phố, nơi có nhiều nhà cao tầng phải tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống PCCC, xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm. Trong công tác thẩm duyệt và nghiệm thu, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị cần chặt chẽ, chi tiết hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thiếu tướng Trần Anh Dũng – Phó cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an: Sự cố cháy nhà cao tầng tại Việt Nam đang là vấn đề đáng lo ngại. Một số quy chuẩn trong công tác PCCC tại các toà nhà cao tầng tại Việt Nam chưa đầy đủ, thậm chí phải vận dụng theo phương thức của nước ngoài. Công tác thẩm duyệt thiết kế của chủ đầu tư làm không đúng quy định.
Đối với những loại nhà siêu cao tầng hoặc nhiều tầng hầm, những quy chuẩn của việc lắp đặt các thiết bị PCCC chưa đồng bộ. Những văn bản pháp quy, pháp luật áp dụng cho công tác PCCC còn thiếu dẫn đến việc xử ly vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.
Đại tá Hoàng Quốc Định – Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội: Không ít chủ đầu tư đã làm sai chuẩn so với thẩm duyệt ban đầu dẫn đến hệ thống an toàn PCCC không đảm bảo. Lúc nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát PCCC lại không có người xem xét thường xuyên nên xảy ra sai sót. Phần lớn, cán bộ PCCC chỉ kiểm tra theo định kỳ. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị lập biên bản, phạt…nhưng khi cán bộ PCCC đi rồi, vi phạm lại tái diễn. Họ cố tình làm sai để được phạt tồn tại vì tiền phạt đó rất nhỏ so với giá trị toà nhà cũng như so với việc thực hiện đúng quy chuẩn PCCC. Tất nhiên, để xảy ra tình trạng trên, có thiếu sót của anh em trong lực lượng.
Thượng tá Nguyễn Văn Sơn – Cán bộ Sở Cảnh sát PCCC TP.Hà Nội: Vì nhiều lý do, trong đó có lý do kinh tế mà chủ đầu tư của các nhà cao tầng chấp nhận được phạt để tồn tại mà không đầu tư cho hệ thống PCCC. Quá trình thiết kế thì thiếu đường thoát nạn, hệ thống chống ngạt khói, cách nhiệt tác động hệ thống hút khói, điều áp… không đạt chuẩn.
Ngoài ra, nhiều người dân tuy sống ở các chung cư, nhà cao tầng nhưng lại không biết lối ra của cửa thoát hiểm, không biết sử dụng hệ thống chữa cháy. Chính vì thế, khi xảy ra hoả hoạn, họ không biết xử lý, dẫn tới tình trạng hỗn loạn.
Ông Lương Văn Hữu – Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ & khai thác Khu đô thị (Hà Nội): Phần lớn chủ đầu tư bàn giao nhà cho đơn vị quản lý nhưng không hề chuyển giao kỹ thuật PCCC. Muốn quản lý tốt, chúng tôi phải tổ chức tự học. Nói thật, chúng tôi vừa quản lý toà nhà cao tầng, chung cư vừa sợ hãi. Vì hệ thống trang thiết bị PCCC không được chủ đầu tư thực hiện hoặc được thực hiện thì cũ kỹ dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.
Tôi kiến nghị cơ quan chuyên môn về PCCC cần phải có biện pháp mạnh để chủ đầu tư hoàn thành nốt hệ thống PCCC cho toà nhà đã bàn giao bị thiếu hệ thống này.
Luật sư Nguyễn Cẩm – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hải Phòng: Theo cơ quan chuyên môn, nguyên nhân gây cháy chủ yếu là lỗi chủ quan, tức do con người gây nên. Điều này rất thuận lợi cho cơ quan điều tra tiến hành xác minh. Khi đã biết rõ nguyên nhân gây cháy, cơ quan điều tra cần quy trách nhiệm cụ thể cho cơ quan, cá nhân hay liên cơ quan. Người đứng đầu cơ quan đó cũng phải chịu trách nhiệm. Cứ thử đem vài vụ làm điểm, tôi chắc chắn các chủ đầu tư toà nhà sẽ không dám làm ẩu, cán bộ PCCC cũng không dám thẩm duyệt “qua loa” nữa.
Chủ đầu tư đua nhau “nợ” trang thiết bị PCCC Quá trình tìm hiểu, PV được biết, rất nhiều chủ đầu tư chây ỳ không thực hiện cam kết về PCCC. Họ luôn viện đủ mọi cách để “nợ” trang thiết bị PCCC. Cụ thể, nhà cao tầng CT1 Xuân La đã đi vào hoạt động được hai năm nhưng chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển số 6 vẫn “nợ” người dân hệ thống PCCC. Nhà 4AB, 4CD toà nhà 17 tầng khu Trung Hoà – Nhân Chính đã sử dụng hơn một năm nhưng hệ thống PCCC chỉ mới được bàn giao. Nhà 11N A,B khu Dịch Vọng (Cầu Giấy), dân đã đến ở từ năm 2003 nhưng hiện hệ thống an toàn PCCC vẫn ở trong tình trạng rất bi đát.
Theo NDT
Nhà cháy, hết đường chạy
Cháy chợ Trung tâm TP Quảng Ngãi, hay cháy tòa nhà ITC ở TP Hồ Chí Minh trước đây làm 60 người chết chỉ khiến dư luận, chính quyền, các ban, ngành xôn xao, lo lắng một thời gian, sau đó vi phạm PCCC đâu vẫn hoàn đấy, Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an đánh giá.
Xe thang được điều động đến vụ cháy chung cư 34T, nhưng không thể tiếp cận
Cháy lớn sau 1 giờ mới báo tin
Sáng qua (29-3), tại Hà Nội, Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH - Bộ Công an, đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả một tháng triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Điện của Bộ Công an về tăng cường các biện pháp an toàn PCCC, đối với các cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy nổ cao; tổng kiểm tra công tác PCCC các cơ sở trọng điểm. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo 12 Sở, Phòng Cảnh sát PCCC các tỉnh, TP phía Bắc. Theo Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: Kết quả bước đầu triển khai, các địa phương đã tổ chức kiểm tra được trên 28.000 lượt cơ sở, lập 1.222 biên bản vi phạm về PCCC, xử phạt hành chính trên 2 tỷ đồng, đình chỉ 14 cơ sở vi phạm nghiêm trọng về PCCC.
Tích cực kiểm tra, phòng ngừa hỏa hoạn, tuy nhiên từ 20-2 đến nay, cả nước vẫn xảy ra 149 vụ cháy, nổ làm chết 6 người, bị thương 12 người, gây thiệt hại về kinh tế hơn 40 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra cho thấy, vi phạm PCCC nhà cao tầng, chợ vẫn diễn ra phổ biến, chưa được khắc phục dù cơ quan quản lý Nhà nước về PCCC nhiều lần xử phạt, kiến nghị; lực lượng PCCC tại chỗ nhiều nơi còn tê liệt. Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ dẫn chứng: Vụ cháy một xưởng sản xuất xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mới đây, lực lượng PCCC cơ sở, người dân để lửa cháy tự do hơn 1 giờ đồng hồ, mới báo tin cho lực lượng chức năng. Chạy 18km, khi cảnh sát đến nơi thì tài sản trong kho đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
Sai nhưng không thể đình chỉ
Đại tá Nguyễn Quốc Trị - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hải Phòng khẳng định như vậy, sau một tháng tổng kiểm tra PCCC các cơ sở trọng điểm trên địa bàn. "Nếu chiếu theo quy định, tất cả các chợ, bệnh viện trên địa bàn TP Hải Phòng hiện nay đều phải đình chỉ hoạt động, do không đảm bảo an toàn PCCC". Chợ thì không có lối thoát nạn, hàng hóa chất cao như núi, hệ thống điện cũ nát, không có họng nước, bể nước chữa cháy theo quy định. Còn ở bệnh viện, ngoài giờ thăm nuôi các khoa, phòng điều trị đều khóa trái cửa hành lang, "giam" bệnh nhân. Cháy xảy ra thì chạy làm sao - Đại tá Nguyễn Quốc Trị đặt câu hỏi! Ấy vậy các chợ và bệnh viện này không thể đình chỉ hoạt động, vì ảnh hưởng của nó đến toàn xã hội, trong khi nguy cơ hỏa hoạn ở đây luôn rình rập. Lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC Hải Phòng cho biết thêm: Tại địa phương này, nhiều lãnh đạo chính quyền phường, xã, cơ quan, doanh nghiệp tỏ ra lạ lẫm khi nghe đến công tác PCCC. "Chúng tôi đến kiểm tra PCCC một trường đại học, phát hiện vi phạm và góp ý với người đứng đầu cơ sở. Thầy hiệu trưởng tỏ vẻ ngỡ ngàng, cho rằng việc đảm bảo PCCC là trách nhiệm của lực lượng công an và tổ bảo vệ!".
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, dẫn chứng vụ cháy chung cư 34T - khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, xảy ra trưa 25-3, để minh chứng sự chậm trễ khắc phục vi phạm trong PCCC: Cháy xảy ra, xe thang cao 54m, nặng khoảng 50 tấn được điều động đến hiện trường nhưng không thể tiếp cận vì sân chơi phía trước chung cư chính là trần hầm để xe, không chịu được tải trọng của xe thang. Bất cập này đã được lực lượng chức năng kiến nghị từ lâu, nhưng đơn vị quản lý tòa nhà không khắc phục.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH đề nghị: Phòng, Sở Cảnh sát PCCC 12 tỉnh, TP phía Bắc tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra, phúc tra các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn, tập trung vào 8 nhóm: Nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nhà trẻ - mẫu giáo; trường học, khu tập trung đông người, cơ sở sản xuất lớn và rừng. Đối với các chợ, bệnh viện, nhà cao tầng vi phạm các quy định về PCCC, nhưng chưa thể đình chỉ hoạt động, Thiếu tướng Trần Anh Dũng nói: Trước mắt Cảnh sát PCCC phải có kế hoạch, giải pháp tự phòng ngừa, kiên trì kiến nghị cơ sở tự khắc phục sửa chữa, trong khi chờ những phương án khác.
Theo ANTD
Trên 100 người tham gia diễn tập chữa cháy nhà cao tầng Buổi diễn tập được Phòng Cảnh sát PCCC Cầu Giấy phối hợp tổ chức sáng nay (15-3), tại tòa nhà TTC (đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu) cao 15 tầng. Theo tình huống giả định, 9h cùng ngày, hỏa hoạn bất ngờ xảy ra tại tầng 5 tòa nhà, nơi có rất đông cán bộ, công nhân viên đang làm việc. Phòng...