“Đẩy lùi” đau nhức xương khớp với thực phẩm rẻ bèo này
Một số loại thực phẩm có đặc tính kháng viêm dưới đây có tác dụng tích cực đối với những người có vấn đề về khớp, bạn nên bổ sung hằng ngày để giữ cho xương khớp luôn cứng cáp khỏe mạnh.
1. Trái cây
Nhiều loại trái cây rất giàu flavonoid và polyphenol. Các hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, từ đó giúp kháng viêm và giảm đau xương khớp.
Một số các loại quả được khuyên dùng: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, lựu, táo, nho, cam, bưởi. Bạn nên bổ sung trái cây mỗi ngày để tận dụng được các lợi ích tuyệt vời của nó, nhưng hãy ăn một cách bình thường thay vì các loại nước ép để giữ được chất xơ cần thiết cho cơ thể.
2. Rau
Rau là một thực phẩm tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn nào. Đối với những người bị viêm khớp, những loại rau nhiều màu sắc có tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Những loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, bao gồm chất chống oxy hóa, polyphenol, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Vitamin A và carotenoid đóng một vai trò trong chức năng miễn dịch, rất có lợi cho những người bị viêm khớp. Carotenoid có nhiều trong các loại rau củ có màu đỏ và cam như khoai lang, bí đỏ, cà rốt và ớt chuông đỏ.
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương và sụn. Thiếu Vitamin K có thể gây viêm xương khớp ở đầu gối. Các loại rau cung cấp nhiều Vitamin K gồm: Rau cải xanh, củ cải, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh.
Tuy nhiên, khi chế biến bạn cần lưu ý chỉ nấu chín nhẹ hoặc ăn sống để tránh phá vỡ các chất dinh dưỡng.
3. Hạt họ đậu
Hạt họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ và protein thực vật tuyệt vời. Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp sắt, folate, kali và magie. Đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng là những lựa chọn thay thế khi bạn muốn giảm tiêu thụ thịt. Bên cạnh đó, những thực phẩm này đều có giá thành thấp và dễ chế biến, vì vậy hãy thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để nhận về những tác dụng tốt cho cơ thể.
Lưu ý khi dùng các loại đóng hộp, hãy chọn loại ít hoặc không thêm natri (muối bảo quản), và nhớ rửa sạch lại với nước trước khi sử dụng.
4. Các loại ngũ cốc
Trong ngũ cốc chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytochemica, chẳng hạn như Vitamin E, Vitamin B, selen, magie giúp tăng cường khả năng chống viêm cho những người bệnh khớp.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Vì vậy, ngũ cốc nguyên hạt được cho là một loại thực phẩm mà những người gặp vấn đề viêm khớp không thể “ngó lơ”.
5. Các loại hạt khô
Video đang HOT
Các loại hạt khô là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời, như axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm.
Bạn nên ăn các loại hạt trong những bữa nhẹ hoặc nghiền chúng và thêm vào khi chế biến món ăn của bữa chính. Các loại hạt được khuyên dùng bao gồm: Quả óc chó, hạnh nhân, hạt thông, hạt chia, hạt macca,…
Tuy nhiên, hãy chọn các loại hạt thô, rang nhẹ, không ướp muối để tránh việc tích tụ muối trong cơ thể sẽ gây ra nhiều tác hại xấu.
6. Sữa ít béo
Các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi tốt nhất trong chế độ ăn uống của chúng ta.
Ngoài ra, sữa và một số loại sữa chua cũng là nguồn cung cấp vitamin A và D. Vitamin D và canxi kết hợp với nhau trong cơ thể để xây dựng và duy trì sức khỏe của xương, điều này rất quan trọng đối với cả bệnh viêm xương khớp và thấp khớp.
Probiotics là vi khuẩn lành mạnh thường được tìm thấy trong sữa chua, nó cũng có tác dụng cải thiện bệnh thấp khớp.
Sữa ít béo, phô mai, sữa chua, phô mai tươi đều là những thực phẩm từ sữa tốt để bạn có thể cất sẵn trong tủ lạnh.
7. Cá và hải sản
Cá rất giàu axit béo omega-3, có tác dụng ức chế chứng viêm. EPA (axit eicosapetaenoic) và DHA (axit docosahexaeonic) là hai axit béo omega-3 quan trọng được tìm thấy trong cá.
Một nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần có khả năng mắc bệnh thấp hơn đáng kể so với những người ăn ít hoặc không bao giờ ăn.
Lượng axit béo omega-3 trong các loại cá khác nhau. Cá trích, sò điệp, cá mòi, cá cơm và cá hồi thường chứa lượng cao hơn.
Ngoài axit béo omega-3, vitamin D cũng được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá ngừ. Vitamin D được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự tự miễn dịch và làm giảm hoạt động của bệnh thấp khớp.
Nếu bạn không thích ăn cá, hãy thử bổ sung dầu cá trong việc chế biến thức ăn.
8. Chất béo bão hòa
Dầu ô liu là một trong những nguồn chất béo tốt. Nó chủ yếu được tạo thành từ chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy lượng axit béo không bão hòa đa có lợi cho những người bị thấp khớp.
Sử dụng chất béo bão hòa như dầu ô liu, dầu mè, dầu óc chó thay cho các loại dầu, mỡ thông thường để có lối sống lành mạnh hơn.
9. Gia vị và thảo mộc
Thay vì thêm muối vào những món ăn, hãy thay thế chúng bằng các loại gia vị và thảo mộc khác.
Nhiều loại thảo mộc có chứa các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, từ đó có tác dụng giảm các triệu chứng của viêm khớp. Bên cạnh đó, các loại gia vị này khiến món ăn của bạn đẹp mắt và dậy mùi thơm hơn.
Các loại gia vị được khuyên dùng cho các bệnh nhân xương khớp bao gồm: Nghệ, gừng, tỏi, hành tây, quế và bột ớt.
10. Sô cô la
Nhiều người nghĩ rằng đồ ngọt có tác dụng xấu tới chế độ ăn lành mạnh, tuy nhiên một số loại có tác dụng rất tốt nếu được bổ sung điều độ.
Điển hình là ca cao và cô cô la đen. Đây là 2 loại thực phẩm chứa flavonoid, có thể bảo vệ chúng ta chống lại các tổn thương do quá trình oxy hóa và viêm.
Ăn một miếng sô cô la đen mỗi ngày giúp bạn thỏa mãn sở thích hảo ngọt đồng thời mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe và xương khớp.
11. Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men chứa probiotics có lợi, giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa vi khuẩn “tốt” và “xấu” trong cơ thể bạn.
Chúng cũng làm giảm vi khuẩn xấu thường gây ra nhiễm trùng và viêm nhiễm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng men vi sinh cải thiện hoạt động của bệnh và tình trạng viêm.
Các loại thực phẩm lên men phổ biến bao gồm dưa cải bắp, kim chi và dưa chua.
12. Trà xanh
Nhiều loại trà chứa các hợp chất polyphenolic có hoạt tính sinh học góp phần chống oxy hóa và chống viêm đáng kể, rất có lợi cho những người bị viêm khớp.
Bên cạnh đó, chiết xuất trà xanh có thể kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng thể chất của khớp gối. Vì vậy, thay vì nhấm nháp soda, hãy uống trà xanh hoặc trà ô long.
Ngoài những tác dụng có lợi đối với bệnh viêm khớp, một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh cũng mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe, như bảo vệ tim mạch, chức năng nhận thức, bệnh tiểu đường và ung thư.
Bẻ ngón tay có bị viêm khớp không? Nguyên nhân gây viêm khớp do đâu?
Nguyên nhân gây viêm khớp có phải do thói quen thường xuyên bẻ ngón tay của bạn? Thực hư thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thường xuyên bẻ ngón tay sẽ gây viêm khớp là đúng hay sai?
Các chuyên gia sức khỏe lý giải: Thực tế hành động bẻ khớp ngón tay của nhiều người không phải là nguyên nhân gây viêm khớp. Khi bạn bẻ ngón tay sẽ nghe được âm thanh giống như phát ra từ xương khớp bên trong ngón tay, điều này khiến hầu như ai cũng lầm tưởng khớp bị tổn thương.
Thực ra âm thanh này là do các khớp bị giãn ra, hình thành các khe rỗng hẹp, không khí trong dịch khớp sau khi lọt vào các khe hẹp này sẽ tạo thành bong bóng khí và vỡ ra nên mới phát ra âm thanh. Loại âm thanh này chỉ là phản ứng sinh lý bình thường không phải viêm khớp. Tuy nhiên nếu làm thường xuyên cũng khó tránh ảnh hưởng sức khỏe của khớp.
Vậy nguyên nhân gây viêm khớp là do đâu?
Môi trường quá ẩm thấp
Theo số liệu thống kê cho thấy, những người sống trong môi trường ẩm thấp suốt một thời gian dài sẽ càng có nguy cơ bị viêm khớp hơn. Do sự ẩm ướt kéo dài làm cho cơ thể bị hàn khí xâm nhập nhiều, dần dần ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của xương khớp.
Đây cũng là một trong những lý do vì sao những người sống ở môi trường ẩm thấp phải nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng để khử bớt hàn khí trong cơ thể. Không chỉ vậy, dù khu vực bạn sống có khí hậu khô ấm nhưng nếu trong nhà thiếu ngăn nắp, sạch sẽ, khô ráo thì vẫn có thể bị viêm khớp do hàn.
Do yếu tố gen di truyền
Nguyên nhân gây viêm khớp cũng có thể có mối quan hệ với di truyền. Thống kê lâm sàng cho thấy, nếu bố mẹ mắc chứng viêm khớp thì con sinh ra cũng dễ bị hơn người bình thường. Tuy nhiên tình huống này nếu trẻ được chăm sóc tốt và phòng ngừa tích cực vẫn có thể cải thiện được.
Béo phì
Nếu thể trọng quá lớn thì khi hoạt động sẽ khiến hai chân phải chịu một áp lực càng lớn, đặc biệt là hai đầu gối. Lâu ngày làm cho các sụn mềm ở khớp bị ma sát và tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm khớp ở người béo phì.
Viêm nhiễm ở khớp
Nếu trước đó bạn đã từng phát sinh những triệu chứng viêm nhiễm xương khớp thì tỷ lệ bị viêm khớp về sau càng tăng. Đặc biệt nếu trong quá trình điều trị mà không khống chế tốt chứng viêm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các tổ chức sụn mềm, nghiêm trọng sẽ gây ra viêm khớp mãn tính.
Các nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp
Nhóm thực phẩm kháng viêm
Nguyên nhân gây viêm khớp dù là do đâu thì chế độ ăn uống khoa học vẫn góp phần tích cực cho việc chữa trị và cải thiện tình hình. Trong đó, các thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm nên được ưu tiên.
Điển hình là các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, ớt. Vị cay nóng của nhóm thực phẩm này không những có tác dụng giảm đau, tiêu viêm mà còn khử hàn khí trong cơ thể rất tốt. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt cũng là lựa chọn lý tưởng cho người bị viêm khớp. Hàm lượng Flavonoids tăng cường tính đàn hồi của chất keo trong khớp.
Nhóm thực phẩm kháng oxi hóa
Rau củ quả có chứa chất kháng oxi hóa sẽ có tác dụng kháng lại các gốc tự do có hại, giảm những khó chịu của viêm khớp. Để bổ sung Caroten, bạn có thể chọn đu đủ, bí đỏ, xoài, cải bó xôi. Bổ sung vitamin E thì nên kết hợp ăn đậu phộng, hạt hướng dương, hạnh nhân.
Ngoài ra, vitamin C cũng kháng oxi hóa rất tốt. Bạn nên ăn nhiều kiwi, nho, tiêu xanh. Bên cạnh đó, nguyên tố Selen cũng rất cần thiết cho người bị viêm khớp. Nguồn bổ sung Selen lý tưởng là tỏi, hành tây, tôm, ngũ cốc v.v...
Rùng mình với cách virus âm thầm tàn phá lá gan Người mắc viêm gan C có tới 20% sẽ tiến triển thành xơ gan. Vì thế, việc xác định được các giai đoạn phát triển của bệnh là điều rất quan trọng giúp kiểm soát căn bệnh này. Viêm gan C là một bệnh lý gan mật khá phổ biến tại nước ta do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Dựa vào...