Đẩy lùi cơn ngứa vùng kín
Những lý do gây ngứa bộ phận sinh dục thường là do các vấn đề về da, sai lầm trong lựa chọn quần áo hoặc có quá nhiều bạn tình.
Giấm táo có thể giúp trị ngứa vùng kín – Ảnh: Shutterstock
Nguyên nhân:
Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín và có thể khiến cơn ngứa ở nữ bộc phát dữ dội hoặc khiến chứng ngứa âm đạo tái phát.
Mãn kinh làm sụt giảm hóc môn sinh dục nữ estrogen, thường dẫn tới tình trạng thành âm đạo bị mỏng đi và chất nhờn cũng bớt lại, có thể dẫn đến ngứa âm đạo.
Khô da. Theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe, da khô là vấn đề phổ biến ở cả hai giới và góp phần gây ngứa vùng nhạy cảm trên cơ thể. Da thường cần độ ẩm để duy trì sự dẻo dai, đàn hồi, trong khi việc giữ độ ẩm trở nên khó khăn khi bạn có tuổi.
Nhiễm trùng nấm. Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai, mang thai, có kinh nguyệt, sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục không lành mạnh, tiểu đường và hệ miễn dịch suy yếu là những yếu tố gây nhiễm trùng nấm ở bộ phận sinh dục.
Video đang HOT
Hóa chất. Một số hóa chất như xà phòng giặt, chất làm mềm vải, dung dịch vệ sinh nữ, thuốc bôi, kem bôi… có thể gây ngứa vùng kín.
Dược tính từ lá húng quế có thể giúp trị ngứa – Ảnh: Hạ Huy
Cách điều trị:
Giấm táo. Rửa vùng nhạy cảm bằng nước ấm trộn với hai muỗng canh giấm táo. Thực hiện cách điều trị này hai lần mỗi tuần, rất có hiệu quả đối với nam giới.
Chườm đá. Áp nước đá hoặc miếng gạc lạnh vào sẽ giúp giảm ngứa nhanh. Cách này đặc biệt có hiệu quả vào ban đêm khi cơn ngứa bùng phát dữ dội nhất. Đây là cách giảm ngứa bộ phận sinh dục ở cả nam giới và nữ giới rất nhanh.
Tắm nước muối. Hòa bốn muỗng canh muối vào xô nước tắm hoặc bồn tắm. Ngồi trong bồn tắm ít nhất nửa giờ. Nước muối sẽ tiêu diệt mọi bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn trong thời gian chưa đầy một tuần.
Lá húng quế. Có thể áp dụng ở cả nam giới lẫn nữ giới. Bỏ vài lá húng quế trong bồn nước tắm. Sau nửa giờ, hãy ngâm người trong bồn nước. Các dưỡng chất chữa bệnh trong lá húng quế sẽ giúp ngăn cản vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Thế Phương
Theo Thanhnien
Đẩy lùi cơn chóng mặt, hoa mắt
Bạn hay bị chóng mặt, hoa mắt kèm theo các cơn buồn nôn, nôn mửa, mất thăng bằng, mệt mỏi và đôi khi bị ngất? Một số gợi ý có thể giúp bạn vượt qua những cơn choáng váng bất thần này.
Dầu mè, bạch quả... có ích trong việc bước đầu giảm những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn - Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia cho biết sau cơn choáng váng, mọi người thường cảm thấy yếu ớt, khó đứng vững, chóng mặt trong suốt cả giờ. Nguyên nhân gây chóng mặt có thể là do tai trong gặp rắc rối hoặc nhiễm vi rút. Tai trong đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thăng bằng của cơ thể. Các nguyên nhân khác là dịch tích tụ ở tai trong, huyết áp cao hoặc huyết áp quá thấp, tiểu đường, khối u não, chấn thương ở đầu hoặc cổ và mức cholesterol cao.
Tiêu và chanh. Dấu hiệu đầu tiên của cơn choáng váng là nhức đầu, buồn nôn và chóng mặt. Nếu bạn trải qua điều này và biết rằng cơn choáng sắp ập đến thì hãy hòa muối hoặc hạt tiêu trong nước chanh ấm để uống. Cách này sẽ ngăn cơn choáng xảy ra.
Nước ép cần tây. Có tác dụng giảm chóng mặt và cảm giác yếu đi do chóng mặt. Nước ép cần tây rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Có thể uống nước ép cần tây nhiều lần trong ngày.
Gừng. Đây là cách người xưa trị buồn nôn và ói mửa. Gừng giúp tăng lưu lượng máu trong não và do đó giảm chóng mặt và hoa mắt. Bạn có thể uống trà gừng để ngăn chặn ngay từ đầu các cơn chóng mặt.
Dầu mè. Trộn dầu mè với bột bạch đậu khấu và thoa hỗn hợp này lên đầu. Nó có tác dụng kích thích lưu thông máu trong não, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng chóng mặt như buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ và đau đầu.
Bạch quả. Có dược tính rất cao và rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Nó cũng làm tăng lưu thông máu ở tai giữa, giúp duy trì thăng bằng cơ thể.
Hạnh nhân. Rất bổ dưỡng, đồng thời có hàm lượng cao a xít béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất. Hạnh nhân giúp cơ thể đối phó với các cơn chóng mặt, giúp chữa suy nhược, mệt mỏi và thậm chí giảm đau đầu xảy ra do chóng mặt. Bạn có thể hòa bột hạnh nhân trong sữa nóng và uống vào buổi sáng. Hoặc bạn cũng có thể ăn một nắm hạnh nhân mỗi ngày.
Nước. Nước lọc bản chất có thể giúp kiểm soát các cơn chóng mặt. Khi bạn cảm thấy cơn choáng váng sắp ập đến, hãy uống vài ly nước đá lạnh. Việc này cũng làm giảm bớt buồn nôn, nôn mửa, suy nhược và chóng mặt.
Ngồi hoặc nằm. Đừng đứng khi bạn sắp bị choáng vì có thể nguy hại cho cơ thể khi bạn bị ngất. Bạn phải ngồi hoặc nằm ngay lập tức. Khi ngồi, nhớ đặt đầu giữa hai chân để tăng lưu lượng máu ở não.
Tập trung vào một đồ vật. Hãy tập trung vào một đồ vật cụ thể trong vài phút để ngừa cơn ngất xỉu và mất thăng bằng khi bạn sắp bị choáng. Bạn có thể tập trung vào bất kỳ vật thể nào phía trước khi bạn bị buồn nôn và buồn ngủ, đồng thời tập trung cho đến khi cơn buồn ngủ và buồn nôn đi qua.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Đẩy lùi cơn đau do sâu răng Một khi có răng sâu, bạn không chỉ bị cơn đau hành hạ mà còn ăn uống khó nhọc. Những giải pháp đơn giản sau có thể thực hiện tại nhà sẽ giúp bạn lúc này. Dầu mù tạt có thể dùng súc miệng khi bị sâu răng - Ảnh: Shutterstock Nước muối. Chỉ cần thêm một ít muối vào ly nước và...