Dạy lịch sử thông qua âm nhạc
Tuy chỉ có 8 em lựa chọn môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng đa số học sinh trường THPT Lý Tự Trọng, Nha Trang lại luôn háo hức chờ đợi tiết học của cô Nguyễn Thị Huệ.
Tìm gặp cô Nguyễn Thị Huệ khi đang có tiết dạy môn Lịch sử ở lớp 12A12, chúng tôi khá bất ngờ khi lớp học sôi động trong tiếng vỗ tay theo nhịp bài hát Chiến thắng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận do một học sinh trong lớp thể hiện. Khi bài hát vừa kết thúc, một học sinh khác lại xung phong biểu diễn Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân.
Cô Huệ lúc nào cũng gây hứng thú học sinh.
Cô Huệ cho biết, cả lớp đang ôn lại các bài học lịch sử Việt Nam từ những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên, em Nguyễn Bích Xuân, học sinh lớp 12A12, nói ngay: “Giờ học lịch sử của cô Huệ lúc nào cũng sinh động và hào hứng. Từ khi cô đưa âm nhạc vào dạy lịch sử, chúng em yêu thích môn học và học cũng dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Trước mỗi bài học, cô đều yêu cầu chúng em tìm những bài hát phù hợp nội dung, ý nghĩa của bài học. Nhờ đó, chúng em biết và thuộc được rất nhiều bài hát cách mạng, càng tự hào về lịch sử của dân tộc, thêm yêu đất nước Việt Nam”.
Video đang HOT
Cô Huệ chia sẻ, dạy lịch sử phải tạo cho các em tinh thần thoải mái, không áp lực thì các em mới yêu thích. Vì vậy, để tạo hứng thú cho học sinh, nhiều giáo viên trong trường đã lồng ghép kể các câu chuyện lịch sử hay ca dao, tục ngữ, hò vè, tổ chức trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin với các đoạn phim tư liệu, khai thác tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ…
Khi còn học ở đại học sư phạm Vinh, cô Huệ đã luôn ấp ủ ước mơ sử dụng âm nhạc vào dạy học lịch sử Việt Nam. Hơn 10 năm giảng dạy tại trường THPT Lý Tự Trọng, cô đã dần dần thực hiện được ước mơ của mình. Với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, cô đã mạnh dạn làm một đĩa gồm các bài hát theo thứ tự các bài học lịch sử Việt Nam lớp 12.
Ví dụ khi nói về Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cô sẽ sử dụng bài hát Dấu chân phía trước (Phạm Minh Tuấn) và Ánh sáng Lênin (Nguyễn Văn Quý) để minh họa cho bài giảng. Hoặc cô sử dụng bài hát Mười chín tháng Tám (Xuân Oanh) để nhắc nhở học sinh không quên ngày giành độc lập 19/8/1945.
Vừa qua, cô Nguyễn Thị Huệ đã đạt giải A trong Hội thi thiết bị dạy học tự làm cấp tỉnh năm học 2013-2014. , Sự hứng thú, yêu thích của học sinh đối với giờ học lịch sử của cô Huệ đã cho thấy âm nhạc là con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người.
Theo VNE
Làm mới bài học lịch sử
Nhiều trường học đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử nhằm giúp học sinh yêu thích môn học được cho là khô khan này.
Giáo viên Lê Bảo Trâm thuyết giảng cho học sinh về những vất vả khó khăn của học sinh thời chiến - Ảnh: Minh Luân
Đưa bảo tàng vào trường học
Vào cuối tháng 3.2014, Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM đã thực hiện mô hình đưa "Bảo tàng chiến tranh về trường". Ý định của nhà trường là làm những giờ học sử thêm sinh động và hấp dẫn. Ông Nguyễn Đạt Sử, Hiệu phó, cho biết: "Bên phía bảo tàng hỗ trợ trường rất nhiều tranh ảnh, tư liệu. Đồng thời họ cũng cử người bồi dưỡng cách thức hướng dẫn, diễn giải thông tin cho giáo viên để truyền giảng lại cho học sinh".
Chúng tôi đến trường này đúng vào thời điểm giáo viên Lê Bảo Trâm thuyết giảng cho học sinh về nghị lực học tập của học sinh thời chiến. Cô Trâm đã dẫn dắt gần 100 học sinh khối lớp 4 quay về những hình ảnh vượt khó, lao động học tập của học sinh thời chiến tranh.
Tôn Thất Bảo Long, học sinh lớp 4/5, cho biết: "Em thấy mấy bạn hồi chiến tranh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn, thiếu bàn ghế, thiếu tập sách nhưng vẫn cố gắng". Long cho rằng bức ảnh gây ấn tượng nhất là trường hợp học sinh Hoa Xuân Tứ, lớp 6 Trường Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An. "Dù anh Tứ mất đôi tay từ nhỏ sau một tai nạn nhưng anh không đầu hàng số phận, nỗ lực luyện viết chữ bằng chân và trở thành học sinh giỏi", Long chia sẻ. Hoa Xuân Tứ là một trong 6 thiếu nhi dự Đại hội Anh hùng lần thứ nhất năm 1966 tại Hà Nội.
Sau khi được trang bị kiến thức chung về cuộc sống, học tập của trẻ em thời chiến tranh, học sinh sẽ di chuyển vòng quanh trong "bảo tàng" thu nhỏ (khoảng 60 m2, bốn phía trưng bày nhiều ảnh tư liệu) và tìm hiểu thêm thông tin. Sau đó các em về lớp thảo luận chuyên đề và viết bài thu hoạch.
Ông Sử cho biết trường đưa ra nhiều chuyên đề phân bố đều trong 9 tháng thực học... Mỗi tháng trường thực hiện một chuyên đề để học sinh tìm hiểu, học tập.
Đa dạng hình thức
Trước đó, nhiều trường tại TP.HCM cũng tìm nhiều phương pháp mới để giúp học sinh hiểu tường tận bài học, yêu thích môn lịch sử. Tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, giáo viên khối 5 Phạm Thị Hào đã biến tiết học lịch sử thành một vở kịch với những hình ảnh, tình huống sống động. Ngoài ra, giáo viên này còn lồng ghép âm nhạc, thơ ca... vào bài giảng.
Với bài học "Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước", cô Hào cho học sinh hóa thân thành những nhân vật như: Bác Hồ, anh Tư Lê (một người bạn của Bác), thương nhân người Pháp... Song song đó, màn hình chiếu những hình ảnh quê Bác ở Nghệ An. Phía dưới, cô Hào đọc trên nền nhạc bài thơ Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên). Học sinh vừa xúc động cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước lớn lao của Bác vừa ghi nhớ bài học dễ dàng.
Giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa, Q.Bình Thạnh cũng đã sáng tạo giảng dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) qua mô hình làm từ bông lau bảng, xốp. Mô hình này rộng khoảng 2 m2, bao gồm các đồi A1, C1, Him Lam, bản Hồng Cúm...
Theo TNO
Sốc với thầy giáo khỏa thân dạy lịch sử Dù là 'khổ nhục kế' hay gì đi nữa thì hình ảnh giáo viên nude dạy lịch sử vẫn khó thể chấp nhận. Thầy Choi (26 tuổi), người Hàn Quốc, giáo viên môn lịch sử vừa tung lên mạng video clip về 3 bài giảng lịch sử 'Sự hình thành nền văn hóa và nhà nước thời kỳ tiền sử 'với độ dài...