Đây là sai lầm nghiêm trọng khi ăn cơm của nhiều phụ nữ, không mau thay đổi bạn sẽ tăng cân nhanh và mắc đủ thứ bệnh
Nhiều chị em cho rằng cơm là nguyên nhân gây béo phì, tăng đường huyết, vì vậy quyết định “nhịn miệng” và thay thế bằng các loại đồ ăn vặt mà không biết đây là một cách ăn gây hại cho sức khỏe.
Việt Nam gắn liền với nông nghiệp lúa nước nên gạo trở thành món chính trong hầu hết các bữa ăn. Cơm là một trong những thực phẩm giúp tăng cường năng lượng hiệu quả vì chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào. Ăn cơm giúp chúng ta có cảm giác no lâu và đặc biệt cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều chị em cho rằng cơm là nguyên nhân gây béo phì, tăng đường huyết, vì vậy quyết định “nhịn miệng” và thay thế bằng các loại đồ ăn vặt mà không biết đây là một cách ăn gây hại cho sức khỏe.
Nhịn cơm, chỉ ăn đồ vặt – thói quen cần từ bỏ
Ăn cơm có thực sự gây tăng cân hay không? Câu trả lời là có, ăn quá nhiều cơm có thể làm bạn béo lên. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, phù hợp thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, cân nặng hợp lý. Hơn nữa việc ăn cơm tăng cân nhiều hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của từng người.
“Những người ít vận động nhưng khả năng tiêu hóa lại tốt khi ăn cơm sẽ tăng cân rất nhanh, ngược lại có người ăn nhiều cơm mà không thể béo lên được“, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay.
Dù vậy, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng cho rằng, nhiều người từ bỏ ăn cơm vì nghĩ nó là nguyên nhân chính gây béo phì. Nhưng sự thật, cơm chỉ là một trong những thực phẩm chứa chất đường bột. Nhiều người giảm cơm nhưng lại ăn vặt, đặc biệt là các loại hoa quả chứa nhiều đường (xoài, na, thanh long…); bánh kẹo; đồ uống có ga… thì họ sẽ tăng cân nhanh hơn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt chứa chất béo, cholesterol có hại hay natri…
Video đang HOT
Nhịn cơm để giảm cân là sai lầm bởi chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết: Nhịn cơm để giảm cân là sai lầm bởi chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nhịn ăn tinh bột trong thời gian dài sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng.
Bên cạnh đó, có không ít chị em ăn rau thay thế cơm nhưng điều này là không đúng vì rau không cung cấp năng lượng mà chỉ cung cấp chất xơ, chất khoáng. Hoặc việc ăn thịt thay cho cơm cũng không tốt bởi việc ăn nhiều thịt sẽ gây khó tiêu, gây ra bệnh gút hoặc viêm khớp.
Vậy nên ăn như thế nào để vừa giảm cân, vừa không gây hại cho sức khỏe?
- Hạn chế tất cả các chất bột đường
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, muốn tránh tăng cân thì mọi người cần hạn chế tất cả các chất bột đường nói chung chứ không chỉ giảm mỗi cơm. Bạn có thể thay cơm bằng ngô, khoai, sắn, bởi chúng có năng lượng thấp hơn gạo và tạo cảm giác nhanh no. Đồng thời, hãy uống nước (hoặc nước canh) trước khi ăn bởi khi đang nói, nước sẽ có tác dụng hoà loãng dịch vị dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn.
Lưu ý: Bạn chỉ nên giảm ăn cơm, tinh bột, tuyệt đối không được bỏ hoàn toàn, bởi sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa.
- Lựa chọn thời điểm hợp lý để ăn cơm tối
Phụ nữ nếu muốn giảm cân không nên ăn tối quá muộn. Thời điểm tốt nhất để ăn là 6-7 giờ tối. Nếu ăn quá muộn, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chưa kể còn làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn muộn cũng khiến năng lượng bị tích trữ quá nhiều, khiến bạn tăng kích cỡ vòng bụng và tăng cân nhiều hơn.
Thời điểm tốt nhất để ăn là 6-7 giờ tối.
- Tập thể dục sau khi ăn cơm
Để tránh tăng cân, chị em nên tăng cường vận động. Đặc biệt là vào buổi sáng vì nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục vào sáng sớm sẽ giúp hiệu quả giảm mỡ đạt tối đa, thậm chí là gấp 3 lần so với các thời điểm khác.
20 phút trước khi ngủ trưa: Sau một bữa trưa no nê mà đi ngủ ngay sẽ làm cơ thể trì trệ và không tiêu hao calo được, gây tích tụ mỡ thừa. Ăn trưa xong chị em nên đứng dậy vận động nhẹ 5-10 phút rồi mới ngủ trưa.
Trước khi ngủ buổi tối: Chị em hãy tranh thủ tập các bài tập nhẹ khoảng 10 phút để cơ thể được thư giãn và tiêu hao tối đa năng lượng của cơm.
Vì sao hạt mít được mệnh danh là 'trung tâm mất đoàn kết'?
Quá trình tiêu hóa các thực phẩm giàu tinh bột và gây trướng bụng như hạt mít sẽ sản sinh ra khí hydro và metan, gây hiện tượng đầy hơi, thoát ra ngoài qua hậu môn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, hạt mít không có tính độc, thậm chí còn được người miền Trung như khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh sử dụng và coi như lương thực chống đói thời còn thiếu thốn. Ngày xưa gạo không có nhiều, mít lại sẵn, nên người dân lấy hạt mít để luộc, có nơi mọi người rửa sạch hấp với cơm ăn.
Về khoa học, giá trị dinh dưỡng của hạt mít rất cao, tất cả dưỡng chất như protein, tinh bột và chất béo đều nhiều hơn gạo, lại không độc hại, nên được sử dụng như thực phẩm từ đời này qua đời khác.
Tuy nhiên, ăn nhiều hạt mít sẽ gây tác dụng phụ, sản sinh ra nhiều khí thải, khó chịu, nhất là những người có khả năng tiêu hóa kém, chậm. "Thường những thực phẩm dinh dưỡng cao sẽ tiêu hóa chậm hơn. Do vậy, khi ăn nhiều hạt mít vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình sinh hơi. Người bụng dạ yếu, tiêu hóa kém sẽ bị trung tiện, sinh ra nhiều hơi hơn, khó tiêu", PGS Thịnh nói.
Thức ăn thông thường vào cơ thể sẽ di chuyển xuống ruột non, rồi hấp thụ dễ dàng qua thành ruột bởi các enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, với thực phẩm giàu tinh bột và dễ gây trướng bụng như hạt mít khi vào ruột, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa các thực phẩm này sẽ sản sinh ra khí hydro và metan, gây ra hiện tượng đầy hơi, thoát ra ngoài qua hậu môn.
"Khí thải" có mùi hôi khó chịu do đây là các khí hydro sunfua và mercaptans chứa lượng nhỏ lưu huỳnh. Những thực phẩm như hạt mít hay trứng khi ăn vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa thường sản sinh ra khí sunfua.
Hạt mít giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều.
Vì lý do trên nên dù hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng người dân, đặc biệt là người tiêu hóa kém không nên ăn nhiều . "Bởi đặc trưng của việc sinh hơi là sản sinh ra khí hôi, thối không mong muốn. Nếu hơi quá nhiều không thể dừng lại được sẽ ảnh hưởng tới người khác nếu đang ở chỗ đông người", vị chuyên gia nói.
Còn trong Đông y, theo Lương y Nguyễn Thanh Thúy - Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường, hạt mít tính lành, có tác dụng hành khí, trung tiện, thường được sử dụng trong những trường hợp như: sau phẫu thuật không đại tiện được, bí đại tiện, căng bụng, trướng bụng, đầy hơi...
"Hạt mít rất tốt cho những người bí trung tiện, đầy hơi, trướng bụng, trong Đông Y gọi là khí trệ, rất lành tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của một người mà liều lượng sử dụng hạt mít sẽ được điều chỉnh sao cho giải quyết được tình trạng đầy, trướng bụng", Lương y Thúy nói.
Tuy nhiên, bà Thúy cũng khuyến cáo rằng, hạt mít cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, tuy lành tính, lại nhiều tác dụng nhưng không nên ăn nhiều. "Bởi ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa, sinh hơi, rất khó chịu".
Theo Lương y Thúy, hạt mít có thể được chế biến sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như luộc, nướng hay có thể nghiền nhỏ làm thành bột cho dễ ăn hoặc nấu chè... đều rất tiện lợi.
3 nguyên tắc khi ăn cơm thành "liều thuốc bổ" cho sức khỏe Cơm là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên biết cách ăn cơm khoa học có thể ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Vậy ăn cơm như thế nào để cơ thể khỏe mạnh? 1. Cơm càng "nhạt" càng tốt Tránh ăn nhiều cơm rang, để ngừa tăng cân, tăng mỡ máu Cố gắng không thêm chất...