Đây là nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam: Người đẹp dịu dàng còn học vấn thì siêu đỉnh, được trao 1 giải thưởng cực danh giá
Phụ nữ Việt Nam thật tài giỏi!
Nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam, bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Paris, Pháp
Bà Hoàng Xuân Sính sinh năm 1933, là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội. Hiện nay, bà là một nữ chính khách, nhà Quản lý giáo dục, nhà Toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân nổi tiếng. Không chỉ vậy, bà còn được biết tới là nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam.
Nhờ bối cảnh gia đình nên ngay từ nhỏ, bà Sính đã được tiếp xúc với các bậc tri thức đương thời như Giáo sư Vũ Đình Hòe và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Cũng nhờ vậy mà tình yêu học tập của nữ Giáo sư này ngày một lớn dần theo thời gian. Năm 1948, sau khi học hết cấp II, bà Sính quyết định theo học tại trường cấp III Chu Văn An, khi ấy là trường nam sinh. Thời đó, chuyện nam nữ học chung là điều gì đó rất ghê gớm, nhưng bà Hoàng Xuân Sính vẫn vượt qua được những định kiến xã hội để theo đuổi việc học tập đến cùng.
Bà Hoàng Xuân Sính thời trẻ có vẻ đẹp dịu dàng, hiền hậu.
Năm 1951, bà tốt nghiệp bằng Tú tài 1 ở Hà Nội ban Sinh ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau đó, bà sang Pháp tiếp tục học thêm bằng Tú tài 2 chuyên ngành Toán học bởi được khuyên, muốn xây dựng đất nước thì học các môn Khoa học là rất quan trọng.
Tốt nghiệp đại học, bà tiếp tục học lên cao học để lấy bằng Thạc sĩ Toán và nhận được bằng vào năm 26 tuổi. Phải biết rằng thời đó, ngay cả nhiều người Pháp cũng thi trượt Thạc sĩ, chứ đừng nói đến một cô gái Việt. Chính vì vậy, thành tích của bà Sính là vô cùng xuất sắc. Các tờ báo trong nước cũng vui mừng, đăng tải thông tin cô gái Việt đạt học vị cao ở nước ngoài. Việc luôn được quê hương dõi theo khiến bà Sính vô cùng xúc động và càng thôi thúc kế hoạch về nước để cống hiến.
3 tháng sau khi nhận bằng Thạc sĩ, bà Hoàng Xuân Sính trở về nước, giảng dạy tại khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội với chức danh Chủ nhiệm bộ môn Đại số. Vừa dạy, bà vừa nghiên cứu khoa học. Cũng trong những năm tháng này, bà đã viết luận án: “Lý thuyết Gr-phạm trù”, dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học nổi tiếng người Pháp Alexander Grothendieck.
Năm 1975, bà Hoàng Xuân Sính sang Pháp bảo vệ luận án tại Đại học Paris 7. Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, bà đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 được tổ chức ở Vancouver (Canada).
Video đang HOT
Giáo sư Hoàng Xuân Sính.
Dù bị thử tài bằng cách ra đề thi tại chỗ bà Hoàng Xuân Sính đã xuất sắc vượt qua và nhận danh hiệu nữ Tiến sĩ toán học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Bà cũng là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ quốc gia về toán học.
Ngày 29/4/1980, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí quyết định công nhận chức vụ khoa học Giáo sư cho 83 cán bộ và Phó Giáo sư cho 347 cán bộ làm công tác giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Trong đó có nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Đó là Giáo sư Hoàng Xuân Sính ở lĩnh vực Toán Đại số. Như vậy, Giáo sư Hoàng Xuân Sính là vừa là nữ Tiến sĩ vừa là nữ Giáo sư Toán học đầu tiên ở Việt Nam.
Là một trong những người sáng lập ra Đại học Thăng Long
Được biết, Giáo sư Hoàng Xuân Sính là một trong những người đầu tiên sáng lập ra Đại học Thăng Long, đồng thời là Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Hiện tại, bà đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Thăng Long. Những năm qua, nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam đạt được rất nhiều giải thưởng, thành tựu lớn. Có thể kể đến như: Được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” cao quý; được chính phủ Pháp (Gouvernement de la République franaise) trao tặng “Huân chương Cành cọ Hàn lâm” vào năm 2003 vì những đóng góp to lớn của cá nhân bà cho công cuộc phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai quốc gia Pháp-Việt.
Ngoài ra bà Hoàng Xuân Sính từng là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng Kovalevskaya cho các nhà khoa học nữ xuất sắc ở Việt Nam. Nhiều năm, bà là trưởng đoàn học sinh Việt Nam đi dự thi Olympic Toán quốc tế.
Lan toả hạnh phúc theo cấp số nhân
Hiệu trưởng hạnh phúc sẽ lan tỏa đến giáo viên. Giáo viên hạnh phúc sẽ lan tỏa cấp số nhân đến học sinh hạnh phúc. Khi đó chúng ta sẽ có trường học hạnh phúc và lớp học hạnh phúc.
Xây dựng Trường học hạnh phúc không phải một sớm một chiều. Ảnh minh hoạ/TG
Xoay quanh 3 chữ P
Chia sẻ về tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc, TS Ngô Xuân Hiếu - Phó Trưởng bộ môn Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội - trao đổi:Lấy cảm hứng từ mô hình "Happy School" của UNESCO. Mô hình "Trường học hạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp.
UNESCO xác định 22 tiêu chí để tạo ra những gì họ xem là Trường học hạnh phúc. Các tiêu chí này xoay quanh 3 chữ P: Đầu tiên là People (con người), gồm các tiêu chí: tình bạn và các mối quan hệ trong cộng đồng nhà trường, thái độ tích cực của giáo viên, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của các cá nhân, sự tích cực và hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường, điều kiện làm việc của giáo viên, kỹ năng và năng lực của giáo viên.
Để có một Trường học hạnh phúc, cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người. Cụ thể là giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với ban giám hiệu nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh.
TS Ngô Xuân Hiếu
Thứ hai là Process (Hệ thống). Tức là các quy trình, chính sách, hoạt động... được thiết kế để vận hành ngôi trường ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà ngày ngày các em phải đối mặt với khối lượng bài vở khổng lồ, thời gian chơi đùa gần như không có.
Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo Lớp học hạnh phúc cho học trò của mình, với một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ ít ỏi, đồng lương lại thấp.
Thứ ba là Place (Môi trường). Tức là những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là một môi trường an toàn, thân thiện với học sinh. Trong đó sẽ không có nhà vệ sinh bẩn, bạo lực học đường...
"Với những tiêu chí của UNESCO, với thực thế của Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 3 yếu tố (tiêu chí) cốt lõi trong xây dựng Trường học hạnh phúc đó là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng" - TS Ngô Xuân Hiếu nhấn mạnh, đồng thời cho rằng:
Để thực hiện được một nhiệm vụ nào đó một cách thành công thì cần phải có sự đồng bộ. Tuy có những thứ ưu tiên hơn, nhưng không có nghĩa là có thể thực hiện độc lập. Do vậy, có thể nói 3 tiêu chí trên là quan trọng và cần phải cùng thực hiện song song để xây dựng trường học hạnh phúc.
Xây dựng Trường học hạnh phúc không thể nóng vội
TS Ngô Xuân Hiếu viện dẫn, GS Peck Cho - chuyên gia Hàn Quốc, người thiết kế chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" phân tích: nhiều trường học Việt Nam đang "tạo ra sự giận dữ" bằng cách chơi chữ: MAD (Giận dữ) được tạo thành từ ba yếu tố: Memorizing (Ghi nhớ), Anlyzing (Phân tích) và Data processing (Xử lý dữ liệu).
"GS Peck Cho muốn nói, cách dạy học nhồi nhét kiến thức khiến học sinh áp lực, không hạnh phúc khi đến trường. Trong tương lai các hiệu trưởng cần xác định, môi trường giáo dục chứa đựng sự giận dữ không được chấp nhận. Thầy cô nếu muốn tạo ra Trường học hạnh phúc, cần tập trung giáo dục cảm xúc cho học sinh, thay vì chỉ dạy kiến thức như trước đây" - TS Ngô Xuân Hiếu nói.
Theo TS Ngô Xuân Hiếu, hiệu trưởng có vai trò đặc biệt, đó là tạo ra môi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, với những cảm xúc tích cực, giáo viên, học sinh được sáng tạo và tôn trọng. Chỉ khi các hiệu trưởng hạnh phúc, mới có sự cảm thông, chia sẻ, vị tha, tạo được môi trường để mọi người thương yêu nhau.
TS Ngô Xuân Hiếu trong chương trình tập huấn về Trường học hạnh phúc
Ngoài ra, nhà quản lý giáo dục (lãnh đạo sở, phòng và các nhà trường) cần nhận thức rõ tầm quan trọng của Trường học hạnh phúc đối với xã hội. "Chúng ta vẫn biết rằng, trường học không chỉ dạy cho học sinh kiến thức, mà còn giúp học sinh có những cảm nhận, cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, con người và những giá trị tốt đẹp..." - TS Ngô Xuân Hiếu trao đổi, đồng thời nhấn mạnh:
Mỗi giáo viên và học sinh có những giây phút hạnh phúc tại trường là điều vô cùng quan trọng, là cấp số nhân sau các giờ lên lớp tới các gia đình Việt Nam. Hiệu trưởng hạnh phúc sẽ lan tỏa đến giáo viên. Giáo viên hạnh phúc sẽ lan tỏa cấp số nhân đến học sinh hạnh phúc.
Chính cá nhân mỗi hiệu trưởng là người phải tự nhận thức, tự "chuyển hóa" để thay đổi tích cực, hướng tới xây dựng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong mỗi nhà trường.
Tuy nhiên, mọi cuộc cách mạng hay sự thay đổi điều cần sự đồng lòng và quyết tâm của cả tập thể cán bộ, giáo viên (ở tất cả các vị trí). Mỗi người có một vai trò và chức năng khác nhau, nhưng đều hướng về một mục tiêu chung của tổ chức.
Ví dụ: Lãnh đạo nhà trường có vai trò là người truyền cảm hứng, thu hút và động viên mọi người tham gia, đồng hành và trợ giúp.... Còn giáo viên là trực tiếp và gián tiếp thực thi nhiệm vụ..., học sinh vừa là người thụ hưởng nhưng cũng là người cộng hưởng...
Qua đó cho thấy, xây dựng Trường học hạnh phúc, khó nhất là sự đồng lòng, quyết tâm. Quyết tâm ở đây không phải là áp lực, mà là quyết tâm trong tâm thế cởi mở và thấy cần phải làm của tất cả các thành viên trong nhà trường.
Sau đó là xây dựng các tiêu chí phù hợp, kiên trì và từng bước thực hiện các tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc. "Phải khẳng định rằng, xây dựng Trường học hạnh phúc không thể một sớm một chiều và cố gắng làm cho xong, mà là một quá trình, từng bước và không nóng vội" - TS Ngô Xuân Hiếu trao đổi.
Hiện, đã có các văn bản và quy định cụ thể của Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam về xây dựng Trường học hạnh phúc. Căn cứ vào những văn bản này, UBND các tỉnh, thành phố đã có các văn bản chỉ đạo Sở, phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường xây dựng Trường học hạnh phúc. Đây được coi là các tiêu chí đánh giá thi đua của các nhà trường theo năm học.
Tạo động lực cho học sinh học nghề Một thực trạng đang diễn ra là phần lớn học sinh xem học nghề là lựa chọn thứ 2 sau con đường vào đại học. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhiều nhất vẫn là tâm lý chọn theo đám đông, chịu sự ảnh hưởng bởi định kiến của xã hội (thường coi trọng "thầy hơn thợ")... Tuy nhiên, thực tế...