Đây là những vụ gian lận thi cử nổi tiếng nhất trong lịch sử, dù với mục đích gì thì cái kết của nhân vật chính đều “đi vào lòng đất”
Đây đều là những vụ án gian lận thi cử nổi tiếng dưới thời phong kiến. Cái kết của những nhân vật chính đều không tốt đẹp.
Dù là thời hiện đại hay thời xưa thì việc thi cử đều được tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, chặt chẽ, cấm tuyệt đối việc gian lận. Nếu thời nay, hành vi gian lận thi cử sẽ bị xử phạt theo mức hành chính – hình sự tùy theo mức độ vi phạm thì ở thời xưa, hành vi này có thể bị xử trảm.
Vụ án gian lận của Cao Bá Quát
Quy chế thi cử thời xưa cũng vô cùng khắc nghiệt. Thí sinh không được phép mang tài liệu, ngồi sai chỗ, không có dấu bài thi, trong bài không được thiếu nét, thừa nét, phạm húy,… Nếu vi phạm dù chỉ một lỗi nhỏ, thí sinh cũng sẽ bị đánh trượt.
Thầy Toán bị tố giúp học sinh gian lận thi cử đưa ra lý do: “Tôi sai với cộng đồng mạng nhưng đúng với học trò của mình”
Cao Bá Quát (1809 – 1855), tên tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường. Ông là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử và được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Tổng cộng, Cao Bá Quát đã sửa 24 bài trong đợt thi này.
Cao Bá Quát và vụ án sửa bài thi nổi tiếng.
Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842). Khi án được trình lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội “trảm quyết” xuống tội “giảo giam hậu”, tức được giam lại đợi lệnh. Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi “dương trình hiệu lực” (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội).
Vụ đánh tráo bài thi của Lê Quý Kiệt
Lê Quý Kiệt (không rõ năm sinh, năm mất) là một quan lại dưới thời nhà Nguyễn. Ông cũng là con cả danh sĩ Lê Quý Đôn. Còn Đinh Thì Trung (1757 – 1776) là một danh sĩ thời Hậu Lê, quê ở làng Cổ Bôn, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Sinh thời, ông nổi tiếng là thần đồng, danh tiếng bậc nhất lúc bấy giờ.
Năm 14 tuổi, Đinh Thì Trung đỗ cử nhân, được đưa vào học trường Quốc Tử Giám để thi Hội, cùng khóa học với Lê Quý Kiệt, là con của bảng nhãn Lê Quý Đôn. Trong kỳ thi Hội vào tháng 10/1775, cả Đinh Thì Trung và Lê Quý Kiệt đều tham gia. Đến ngày treo bảng, thấy Lê Quý Kiệt đỗ đầu, chúa Trịnh Sâm nghi ngờ nên ra lệnh cho lấy quyển thi ra khảo lại, phát hiện bài có chữ viết của Đinh Thì Trung thì đề tên Lê Quý Kiệt và ngược lại.
Video đang HOT
Vụ án của Lê Quý Kiệt và Đinh Thì Trung là một trong những án gian lận thi cử nổi tiếng thời phong kiến.
Nghi vấn bài thi của cả hai đã bị đánh tráo nên kết quả thi bị hủy bỏ. Đinh Thì Trung sau đó bị xử đày ra tận vùng Yên Quảng (Quảng Ninh ngày nay). Đinh Thì Trung sau một thời gian đi đày, đã chết một cách bí ẩn.
Về phần Lê Quý Kiệt cũng bị tống giam, sau đuổi về Thái Bình làm dân thường và cấm không được đi thi nữa. Sau này, Lê Quý Kiệt còn bị luận thêm tội, bắt giam cấm ở ngục ở Cửa Đông. Tuy nhiên khi nhà Nguyễn được thành lập, do có công dâng sách hay lên vua Gia Long, Lê Quý Kiệt lại được bổ nhiệm làm quan cho triều đại mới.
Về vụ án này, nho sĩ thời bấy giờ tỏ ra vô cùng bất mãn. Bởi cả hai cùng mắc một tội nhưng lại xử phạt theo hai cách khác nhau, không hề công bằng.
Vụ án nổi tiếng của Ngô Sách Tuân
Ngô Sách Tuân người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1676), làm quan thời vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn. Ông từng được thăng tới chức Hữu thị lang bộ Lại nhưng sau đó lại bị giáng làm Đô ngự sử vào tháng 7 năm Giáp Tuất (1694). Sau này, tên tuổi ông gắn liền với một trong những vụ gian lận thi cử tai tiếng nhất lịch sử phong kiến.
Cụ thể vào tháng 12 năm Bính Tí (1696), Ngô Sách Tuân phạm tội tự ý sửa điểm trong bài thi và phải nhận án tử. Lúc ấy, Ngô Sách Tuân giữ chức Phó chủ khảo trường thi ở Thanh Hóa. Trước khi đi Thanh Hoá, Ngô Sách Tuân có đến yết kiến quan Tham tụng là Lê Hy. Lê Hy bèn đem hình dáng giấy đóng quyển thi của con mình cho Ngô Sách Tuân biết.
Trước đó, Lê Hy và Ngô Sách Tuân vốn có hiềm khích. Ngô Sách Tuân muốn nhân cơ hội này để làm hòa với Lê Hy. Vậy nên ông đã lấy quyển thi của con Lê Hy đưa cho các quan giám khảo, bảo họ phê đỗ.
Quan Đề điệu trường thi này là Phó đô ngự sử Ngô Hải biết chuyện, có thề với Ngô Sách Tuân là sẽ giấu kín việc này nhưng quan Tham chính Thanh Hóa là Phan Tự Cường phát giác được, tâu lên. Triều đình giao cho các quan văn võ họp bàn, khép Ngô Sách Tuân vào tội giảo (nghĩa là bắt phải thắt cổ mà chết). Các quan lại liên quan đều bị hạch tội. Tuy nhiên Lê Hy do là đại quan Tham tụng nên lại không bị tội gì!
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt mùa COVID kết thúc tốt đẹp
Kỳ thi được đánh giá là an toàn, không có tình trạng lộn xộn, chưa phát hiện gian lận, nhất là gian lận có tổ chức.
Chiều 10-8, kết thúc môn thi cuối cùng sau hai ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông tin về kỳ thi.
Những dấu ấn của một kỳ thi đặc biệt
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ đây là một kỳ thi đặc biệt trong một năm học đặc biệt. Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thay vì cho học sinh dừng học, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức học trực tuyến, đồng thời tinh giản chương trình học phù hợp với tình hình thực tế.
"Đây cũng là lần đầu tiên kỳ thi được tổ chức vào tháng 8, thời tiết tại nhiều địa phương không thuận lợi khi có mưa lớn" - ông Độ nói.
Dù vậy, đến thời điểm này, các địa phương đều đã thực hiện tốt việc tổ chức thi. Kỳ thi đảm bảo kế hoạch phòng, chống dịch, diễn ra nghiêm túc, an toàn, công bằng và khách quan.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết dịch COVID-19 là một thách thức rất lớn đối với công tác tổ chức kỳ thi. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao nhất, Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan liên quan đã quyết tâm thực hiện kỳ thi trong bối cảnh bình thường mới.
Ông Trinh nhiều lần nhấn mạnh Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị các điều kiện và phương án tốt nhất cho kỳ thi trong bối cảnh dịch bệnh. Các phần mềm kỹ thuật được tăng cường tính bảo mật nhằm ngăn ngừa gian lận; công tác tập huấn được tổ chức căn cơ, bài bản; các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động trong suốt quá trình tổ chức thi giúp kỳ thi diễn ra nghiêm túc...
Theo đánh giá, qua ba ngày tổ chức thi, về cơ bản tại các hội đồng thi không có tình trạng lộn xộn; cơ quan chức năng cũng chưa phát hiện yếu tố gian lận, nhất là gian lận có tổ chức. Tất cả thí sinh đều được hỗ trợ tối đa để có thể tham dự kỳ thi.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: TTXVN
Thí sinh vui vẻ sau khi thi xong môn cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM) chiều 10-8. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tổ chức thi đợt 2 như thế nào?
Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định đề thi năm nay bám sát nội dung chương trình đã tinh giản do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa theo học lực của thí sinh.
Theo đó, điểm thi sẽ đánh giá đúng thực lực của các thí sinh giỏi. Các trường có sự cạnh tranh cao cũng có thể yên tâm vì đề thi đã có sự phân hóa nhằm đảm bảo tuyển được thí sinh có học lực phù hợp với yêu cầu, chuyên ngành mình đào tạo.
Cũng tại cuộc họp báo, một nội dung rất được quan tâm, đó là kỳ thi đợt 2 dành cho các thí sinh thuộc diện bị cách ly xã hội hoặc F1, F2 sẽ được tổ chức như thế nào.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tổ chức đợt thi này, làm sao để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi thí sinh.
Mới đây nhất, ngày 6-8, Bộ GD&ĐT có công văn gửi tới các trường hướng dẫn việc dành ra một tỉ lệ chỉ tiêu phù hợp cho các thí sinh phải thi đợt 2. Trong công văn, Bộ GD&ĐT yêu cầu chậm nhất là ngày 3-9 các trường phải báo cáo việc điều chỉnh đề án tuyển sinh của mình, đồng thời công khai cho thí sinh được biết.
Thông qua báo cáo này, bộ sẽ giám sát, kịp thời có những đánh giá, hướng dẫn điều chỉnh sao cho phù hợp, trên tinh thần đặt quyền lợi của thí sinh lên hàng đầu.
Nói thêm, ông Mai Văn Trinh cho biết kỳ thi đợt 2 được tổ chứctrong bối cảnh Việt Nam thiết lập tình trạng bình thường mới. Các tỉnh, thành sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương mình để đề nghị với Bộ GD&ĐT về kế hoạch thi.
Về đề thi đợt 2, ông Trinh nói đề sẽ được xây dựng trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật, có độ khó tương đương với lần thi đầu nhằm tạo sự công bằng giữa các thí sinh.
39 là số thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó có 38 thí sinh bị đình chỉ thi. Có 18 cán bộ vi phạm quy chế thi. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ thí sinh dự thi đợt 1 đạt 96%. Trong đợt này có 26.308 thí sinh chưa được thi do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đã dự trù quỹ thời gian cho chấm thi
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, dù dịch bệnh COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp nhưng công tác chấm thi vẫn sẽđược tiến hành theo kế hoạch đề ra.
Cho đến nay, ngoài Đà Nẵng, các tỉnh, thành khác đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc chấm thi. Nhiều biện pháp để phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho cán bộ chấm thi đã được tính toán đầy đủ. Bộ GD&ĐT cũng dự trù quỹ thời gian để các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM có thể đảm bảo về cả tiến độ và chất lượng chấm thi.
Ông Trinh cũng cho hay năm nay vẫn sẽ công bố đáp án và điểm thi. Trong đó, đáp án được công bố theo tiến độ chấm bài thi, điểm thi công bố theo lịch trình đã được Bộ GD&ĐT vạch ra từ trước, chỉ khi nào hoàn thành công tác chấm thi thì mới công bố điểm thi.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nhấn mạnh vẫn sẽ tiến hành phân tích, đánh giá phổ điểm như mọi năm.
Ba tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp lại cho một số thí sinh
Hôm nay, một số thí sinh tại ba tỉnh Điện Biên, Bắc Ninh và Bình Phước phải thi lại do lỗi của giám thị.
Theo Cục Quản lý chất lượng, một số giám thị đã vi phạm thời gian làm bài thi, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thí sinh. Vì thế, Bộ GD&ĐT quyết định tổ chức thi lại ngay cho những thí sinh bị ảnh hưởng quyền lợi trong ngày 11-8.
Cụ thể, trong buổi thi văn ở Bắc Ninh, các cán bộ coi thi đã ký nhầm vào ô "cán bộ chấm thi" nhưng các thầy cô bị tâm lý nên yêu cầu thí sinh phải chép lại.
Trong buổi thi môn tổ hợp, giám thị ở Điện Biên đã phát đề thi môn địa lý chậm 5 phút nhưng không bù giờ.
Tại một điểm thi ở Bình Phước, cả giám thị và thí sinh đều nghĩ được miễn thi môn địa lý, vì thí sinh là học sinh giỏi cấp trường. Giám thị không kiểm tra nên đã cho thí sinh không thi. Sau buổi thi mới phát hiện thí sinh có tên trong danh sách dự thi.
Việc thi lại sẽ được tổ chức trong hôm nay, 11-8, bằng đề thi dự bị tại bảy phòng thi ở Điện Biên, một phòng thi ở Bắc Ninh và một thí sinh ở Bình Phước.
Do lỗi của giám thị, nhiều thí sinh phải làm bài thi lại vào ngày mai Tại cuộc họp báo vừa diễn ra của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, đại diện Bộ này cho biết, do lỗi của giám thị, một số thí sinh ở Bắc Ninh, Bình Phước, Điện Biên sẽ làm lại bài thi vào ngày mai, 11.8. Ông Mai Văn Trinh (ngoài cùng bên trái) tại cuộc họp báo - ẢNH LÊ...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Panama 'bật đèn xanh' cho binh sĩ Mỹ đồn trú
Thế giới
18:44:43 11/04/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng khoe bóng lưng gợi cảm gây thương nhớ, netizen tấm tắc: Mỹ nhân đẹp nhất làng bóng đá!
Sao thể thao
18:40:54 11/04/2025
Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn
Nhạc việt
18:21:55 11/04/2025
Hoa hậu Vbiz "đẹp vượt thời gian" sơ hở để lộ vòng 2 lùm lùm, hội mẹ bỉm lướt qua nói đúng 1 câu
Sao việt
17:51:46 11/04/2025
Cam thường bóc nhan sắc thật của đối thủ Chi Pu sau vụ bị "phong sát" vì ủng hộ Lisa (BLACKPINK)
Sao châu á
17:46:49 11/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí
Trắc nghiệm
17:15:31 11/04/2025
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình
Hậu trường phim
17:10:20 11/04/2025
Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
Tin nổi bật
17:00:47 11/04/2025
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty
Pháp luật
16:58:56 11/04/2025
Hôm nay nấu gì: Sườn xào - cá nướng - canh ngao chua mát, nghe thôi đã thấy đói!
Ẩm thực
16:53:27 11/04/2025