Đây là những lí do “độc nhất vô nhị” khiến ai đi du lịch Nhật Bản về cũng phải vương vấn cái… toilet!
Tại sao toilet của Nhật Bản luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn những nơi khác?
Xứ sở mặt trời mọc từ lâu luôn khiến nhân loại phải ngưỡng mộ vì nhiều bước tiến lớn trong đời sống, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự sáng tạo đỉnh cao của con người nơi đây. Và toilet ở Nhật Bản cũng khiến nhiều du khách có cơ hội được thử qua phải trầm trồ không ngớt vì sự độc lạ và tiện dụng.
Gần đây, một bài đăng review về toilet ở Nhật Bản trong một group du lịch trên Facebook nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Người đăng bài chia sẻ vui rằng: “Nói ra ở đây nghe có phần hơi “biến thái”, nhưng mình dám cá rằng với những bạn đã từng trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, thì toilet chính là 1 trong số những ấn tượng khó có thể phai nhoà”. Vậy toilet của Nhật có gì mà lại khiến cho người ta bất ngờ đến vậy?
1. Chế độ sưởi và hút mùi tự động
Bạn sẽ không phải lo lắng vào những ngày đông lạnh giá, mỗi lần mở cửa phòng vệ sinh và rùng mình khi vừa ngồi xuống nữa. Vì giờ đây ở Nhật, bạn sẽ được thư giãn trên 1 bệ toạ sưởi ấm cảm ứng tự động, hơn nữa, bên trong đó còn có 1 hệ thống hút mùi ngược vào giúp cho người sử dụng không bị khó chịu vì bị “bám mùi” sau khi đi toilet xong.
2. Chế độ xịt nước tự động
Chắc hẳn đối với những ai có thói quen dùng vòi xịt sau khi “hành sự” sẽ rất khó chịu khi ra nước ngoài vì đa số người dân thế giới không sử dụng vòi xịt. Nhưng các bạn yên tâm, chỉ là bạn chưa tìm đúng nơi mà mình thuộc về thôi! Toilet ở Nhật thường sẽ đi kèm 1 bảng điều khiển tự động, trong đó có chế độ xịt nước dùng cho cả trước – sau kèm theo cả nút điều chỉnh độ mạnh yếu và nhiệt độ của nước. Tùy nhu cầu nào của các bạn cũng sẽ đều được đáp ứng cả. Ngoài ra bồn cầu ở đây còn tích hợp cả chức năng xả nước tự động nữa nhé!
Hầu như mọi toilet ở Nhật đều có tích hợp những tính năng tự động như thế này.
3. Chế độ tạo âm thanh
Bạn lo sợ rằng khi mình đi vệ sinh sẽ phát ra những tiếng động không được “thuận tai” cho lắm làm phòng kế bên hay người ngoài nghe thấy? Người Nhật cũng từng có chung 1 nỗi lo sợ với bạn nên họ đã thiết kế ra 1 nút tạo âm thanh để phòng trường hợp không muốn xấu hổ khi bước ra khỏi cửa. Bạn có muốn vừa “giải quyết nỗi buồn” vừa nghe tiếng chim hót hay tiếng suối chảy không? Nếu có thì hãy mau chóng xách vali đến Nhật trải nghiệm liền nào!
Video đang HOT
Có ai thích được nghe nhạc khi đi toilet không nào?
4. Giấy vệ sinh in truyện tranh
Chẳng còn là những cuộn giấy trắng bình thường như bao nơi khác, giấy vệ sinh ở Nhật Bản thường sẽ được in nhiều hình ảnh dạng truyện tranh lên. Hãy tưởng tượng mà xem, ngồi toilet chán quá chẳng biết làm gì, thay vì cứ bấm điện thoại như người khác vẫn làm, thì đến Nhật bạn sẽ được… đọc truyện tranh miễn phí trong lúc chờ đợi. Nghe thú vị phết nhỉ? Đặc biệt, giấy vệ sinh ở Nhật còn có thể tan trong nước, chính vì thế sau khi sử dụng xong nhớ không được bỏ vào thùng rác mà hãy bỏ vào bồn cầu để xả cùng bạn nhé!
5. Chế độ tự động mở và đóng nắp
Bạn có muốn được chiếc bồn cầu “chào đón” mỗi khi mở cửa nhà vệ sinh và “tạm biệt” mỗi khi rời khỏi đấy hay không? Nếu có thì xin chúc mừng bạn vì bồn cầu trong toilet ở Nhật thường có chế độ tự động mở và đóng nắp mỗi khi chúng ta sử dùng. Ngay cả cái thùng rác cũng đều cảm ứng đóng mở nhé!
Toilet ở Nhật cũng có thể tự động mở và đóng nắp khi chúng ta sử dụng nữa đấy!
Tuy nhiên, không phải cứ qua Nhật thì tất cả nơi nào cũng có kiểu toilet “sướng như tiên” kể trên. Cơ mà rõ ràng nếu người Nhật dùng toilet như trên thì chẳng cần phải đụng tay vào làm bất kỳ việc gì nhỉ? Chả trách sao mà trẻ em bên Nhật dù chỉ mới 4-5 tuổi đã “mê mệt” nhà vệ sinh, tự lập và tự xử lí từ A-Z chứ chẳng cần đến sự giúp đỡ của ba mẹ!
Chỉ từng ấy lý do thôi đã đủ biết vì sao toilet của Nhật lại có sức hấp dẫn đến vậy. Giờ thì có ai muốn thử đến Nhật để trải nghiệm… đi vệ sinh chưa nào?
Theo GenK
Công nghệ hàng không thay đổi ra sao sau hai cuộc CTTG?
Chiến tranh luôn là nỗi ác mộng của nhân loại nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được những đóng góp về khoa học kỹ thuật mà nhân loại có được sau hai cuộc đại chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
Dù chiến tranh là điều không ai muốn nhưng thực tế đáng buồn là những công nghệ hàng không hiện đại nhất chúng ta đang sử dụng ngày nay phần lớn lại ra đời từ trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Đầu tiên là công nghệ máy bay nhiều tầng cánh. Công nghệ này ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất để các máy bay có thêm lực nâng - giải quyết được vấn đề động cơ công suất quá yếu.
Tiếp theo đó là công nghệ súng máy gắn ở mũi máy bay. Việc gắn súng máy ở mũi máy bay sẽ khiến xạ thủ nhắm bắn chính xác hơn nhiều so với việc để súng máy ở hai bên cánh. Tuy nhiên gắn ở mũi thì đạn sẽ bắn vào cánh quạt và cánh quạt khi đó sẽ phải có tấm bọc giáp để làm đạn nảy ra khi tự dính đạn của mình.
Những tấm giáp ở cánh quạt (hình tam giác như trong hình) làm giảm công suất của động cơ, giảm số vòng quay tối đa nhưng là cách duy nhất giữ cho cánh quạt máy bay nguyên vẹn khi sử dụng súng gắn ở mũi.
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hệ thống răng cưa đồng bộ được ra đời. Theo đó, khi cánh quạt quay đúng vào vị trí nòng súng hệ thống này sẽ ngắt không cho súng khai hỏa và chỉ khai hỏa khi cánh quạt không thẳng hướng với nòng súng. Kiểu thiết kế này ngay lập tức đã được không quân nhiều nước bắt chước nhau.
Khi động cơ đã phát triển đủ khỏe để có thể tạo đủ tốc độ, lực nâng cho máy bay một tầng cánh, kiểu thiết kế này lại được quay trở lại, giảm thiểu lực cản không khí, cho phép máy bay bay được với tốc độ cao hơn.
Vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, vỏ máy bay chủ yếu được làm bằng gỗ và giấy để giảm trọng lượng. Khi công nghệ luyện kim tiến bộ vượt bậc, hệ thống khung máy bay làm bằng nhôm và kim loại đã được ra đời, giúp máy bay chịu được độ vặn xoắn lớn hơn mà vẫn không tăng quá nhiều trọng lượng.
Pháo gắn trên máy bay cũng là một thiết kế vượt bậc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi mà khung máy bay được làm bằng kim loại, động cơ thậm chí còn được bọc thép thì pháo là hỏa lực cần để hạ gục các loại máy bay hạng nặng khi mà súng máy thông thường sẽ bất lực trước các loại giáp trục hạng nặng được trang bị trên máy bay.
Hệ thống ngắm bằng quang điện cũng ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cho phép xạ thủ nhắm trúng mục tiêu kể cả khi ngồi lệch người trên ghế lúc máy bay lượn. Hệ thống này ngày nay cũng được ứng dụng trong máy bay dân sự để phi công căn thẳng đường băng trong điều kiện thời tiết xấu.
Động cơ phản lực - thứ động cơ ngày nay ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự cũng được ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ghế phóng thoát hiểm - trang bị tối thiểu của mọi loại chiến đấu cơ ngày nay cũng được ra đời trong thời gian này. Trước đó, khi ghế phóng chưa ra đời phi công phải tự trèo ra khỏi máy bay và nhảy dù.
Cuối cùng là hệ thống tên lửa không đối không. Dù ra đời trong cuối chiến tranh Thế giới thứ hai và không đóng góp gì nhiều cho cuộc chiến, tuy nhiên hệ thống này cũng đã làm thay đổi bộ mặt của các cuộc không chiến ngày nay khi các phi công có thể bắn hạ nhau ở khoảng cách hàng trăm kilomets.
Theo kiến thức
Apple và 'cuộc chiến' ở 'xứ sở của Huawei' Hai hãng công nghệ Menpad và Yidaheng Technology có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc tuyên bố sẽ phạt tiền nếu nhân viên mua sản phẩm của Apple. Người mua bên ngoài cửa hàng Apple tại Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Motley Fool Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đang leo thang sau vụ Giám đốc Tài chính...