Đây là những gì nhà đầu tư cần làm để “không mất tiền” giữa “cơn khủng hoảng” mang tên Covid-19
Để tìm kiếm cơ hội kiếm tiền trong bối cảnh khủng khoảng hiện nay, điều quan trọng là phải tập trung vào các chiến lược đầu tư cốt lõi: dài hạn và đa dạng hoá.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến mức sụt giảm chưa từng thấy do ảnh hưởng lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra.
Sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, kèm theo đó là sự lao dốc của giá dầu, khởi đầu cho chuỗi ngày đen tối khiến nhiều nhà đầu tư hoảng sợ, thậm chí tìm cách tháo chạy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, đây không phải là lần đầu tiên cũng không phải là lần cuối cùng thị trường chứng khoán sụt giảm. Điều quan trọng các nhà đầu tư cần làm lúc này là rà soát lại chiến lược đầu tư của mình và thay đổi để đối phó với những biến động của thị trường trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng tới.
Phố Wall trong bối cảnh Coronavirus
Trong phiên giao dịch ngày 09/03, khi những thông tin về dịch Covid-19 lan rộng khiến Thủ tướng Italy phải ký sắc lệnh phong toả toàn bộ đất nước này, thị trường chứng khoán đã chứng khiến mức sụt giảm lớn nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, hầu hết các chỉ số đồng loạt đỏ lửa.
Đến ngày 11/03, khi Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) tuyên bố Covid-19 chính thức trở thành đại dịch toàn cầu, kèm theo đó là hàng loạt quốc gia nới rộng phạm vi phong toả để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh đã đánh dấu một bước chuyển mới của chỉ số Dow Jones: chính thức bước chân vào thị trường con gấu (bear market).
Mức sụt giảm này cũng báo hiệu sự kết thúc cho một thị trường bò tót tăng trưởng liên tục suốt 11 năm qua. Freddy Lim – đồng sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư của Quỹ Quản lý Tài sản quốc tế StashAway, cho rằng điều quan trọng cần xem xét lúc này là tác động của những vấn đề sức khoẻ cộng đồng tác động tới thị trường chứng khoán trước đây như đại dịch HIV/AIDS năm 1981, dịch SARS năm 2003, dịch H5N1 năm 2006 hay dịch Rubeola năm 2014…
Dựa vào những dữ liệu đã được lưu trữ kể từ năm 1980 đến nay, Lim đã phân tích tác động của các đại dịch liên quan tới sức khoẻ cộng đồng và chỉ số MSCI qua các thời kỳ trong biểu đồ dưới đây.
“Theo những gì chúng ta đang chứng kiến, dịch bệnh sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh tới thị trường chỉ mang tính tương đối ngắn hạn, thường không kéo dài quá 2 tháng; chỉ có trường hợp đại dịch HIV/AIDS năm 1981 là ngoại lệ khi nó kéo dài ảnh hưởng tới thị trường suốt 5,1 tháng”, Lim nói trên CNBC.
Video đang HOT
Trong khi đó, Steve Brice – chiến lược gia đầu tư tại Ngân hàng Standard Chartered, đưa ra quan điểm trung lập hơn khi cho rằng nhiều thị trường đã bắt đầu vào thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng khẳng định “đây có thể là cơ hội để mua vào, thay vì hoảng loạn và tháo chạy”.
Làm gì để giữ tiền an toàn?
Theo chiến lược gia Steve, để tìm kiếm cơ hội kiếm tiền trong bối cảnh khủng khoảng hiện nay, điều quan trọng là phải tập trung vào các chiến lược đầu tư cốt lõi: dài hạn và đa dạng hoá.
“Các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị tốt cho mọi biến động của thị trường, dù biến động từ Covid-19 là hoàn toàn cực đoan. Hãy bắt đầu từ những danh mục nhỏ và đảm bảo rằng bạn có một danh mục đa dạng hoá những tài sản chính như vốn chủ sở hữu, trái phiếu, vàng hoặc tiền mặt. Sau đó hãy tập trung vào những khu vực và ngành nghề cụ thể”, chiến lược gia của Standard Chartered nhấn mạnh.
Trong khi đó, Lorna Tan – Giám đốc mảng Kế hoạch Tài chính của Ngân hàng DBS tại Singapore cho rằng, thời kỳ biến động vì Covid-19 này có thể là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán và thử thách mức độ chấp nhận rủi ro của họ. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, đây không phải là thời điểm đầu tư dành cho những người yếu tim và đưa ra 4 lời khuyên cốt lõi.
1. Đầu tư vào dài hạn: Đảm bảo rằng bạn có một khoản tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng lương cho việc chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy số tiền bạn mang đi đầu tư sẽ nằm trong mục tiêu dài hạn.
2. Không nên tham lam: Hãy đầu tư một khoản cố định vào một danh mục trong thời gian dài. Điều này sẽ giúp bạn mua vào nhiều khi giá thấp và mua ít hơn khi giá cao. Đây là chiến lược “cân bằng chi phí”.
3. Tận dụng lợi thế lãi suất kép: Trong đầu tư chứng khoán, thời gian quan trọng hơn thời điểm. Do vậy, hãy tận dụng lợi thế từ lãi suất kép và tuân thủ kế hoạch đầu tư dài hạn.
4. Đa dạng hoá: Hãy xem xét tất cả các quỹ chỉ số chỉ số thấp và mở rộng danh mục đầu tư của bạn. Đây cũng là chiến lược mà nhà đầu tư huyền thoại xứ Omaha – Warren Buffet luôn nhấn mạnh với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, Freddy Lim cũng cho rằng cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 có thể là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư trẻ muốn gia nhập thị trường chứng khoán bởi họ có thời gian dài để đầu tư. Theo báo cáo của Freddy Lim năm 2020, các nhà đầu tư kiên trì điều chỉnh chiến lược khi thị trường sụt giảm có mức lợi suất lớn hơn những người tháo chạy và sau đó “để tiền nằm im”.
“Đây không chỉ là thời kỳ căng thẳng với riêng thị trường chứng khoán, mà còn với mỗi nhà đầu tư. Hãy cố gắng đừng nghe theo cảm xúc. Đừng bán tháo bất cứ thứ gì chỉ vì hoảng loạn, trừ những trường hợp khẩn cấp mà bạn cần tới tiền mặt”, Dhruv Arora- CEO của Quỹ quản lý tài sản số Syfe có trụ sở tại Singapore cho biết.
Triển vọng dài hạn
Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, sự suy thoái và ảm đạm trên thị trường sẽ còn tiếp tục kéo dài; tuy nhiên, hầu hết đều khẳng định thị trường sẽ sớm hồi phục trong những tháng tiếp theo sau khi đại dịch được kiểm soát.
“Lịch sử đã chứng minh rằng, thị trường sẽ hồi phục, hết lần này tới lần khác”, Tan nhấn mạnh.
Lim cho rằng các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc đều khá mạnh và cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay sẽ chỉ mang tính trì hoãn chứ không làm mất đi sự tăng trưởng dài hạn. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi từ nền kinh tế và ghi nhận số ca nhiễm Coronavirus mới giảm mạnh trong những ngày gần đây.
Trong khi đó, Chính phủ các nước bao gồm cả Hoa Kỳ đã nhanh chóng tung ra các gói cứu trợ để kịp thời kích thích nền kinh tế giữa vòng xoáy dịch bệnh.
Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè
Những tưởng đây là thời điểm thuận lợi để các hãng xe "bung lụa" sau thời gian "ngủ đông" nhưng đại dịch Covid-19 đang lật ngược mọi kế hoạch.
Diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến thị trường ô tô trên toàn thế giới gặp biến động lớn. Thị trường ô tô Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động nặng nề, từ cả 2 phía nhập khẩu và lắp ráp xe. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của các đại lý, showroom bán xe tư nhân cũng không tránh khỏi lao đao khi xe khó về, khách hàng cũng e dè mua sắm trong thời điểm nhạy cảm này.
Nguồn cung xe nhập dần thu hẹp
Thái Lan là nơi cung cấp một lượng lớn ô tô cho thị trường Việt Nam. Tỷ lệ xe du lịch nhập từ quốc gia này chiếm tới gần một nửa. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, có tới gần 75.000 chiếc ô tô được nhập về từ Thái Lan trong năm 2019. Nhiều hãng xe lớn đặt nhà máy tại đây. Hầu hết xe nhập từ Thái Lan về được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nội khối ASEAN.
Nguồn cung xe từ Thái Lan bắt đầu gặp khó khi các nhà máy lớn lần lượt tuyên bố tạm đóng cửa bởi Covid-19. Toyota, Honda và Ford đều tạm ngừng hoạt động lắp ráp xe tại quốc gia này. Điều đó đồng nghĩa với việc có thể gián đoạn nguồn cung các mẫu xe như Toyota Camry, Honda CR-V, HR-V, Civic, Accord, Ford Ranger, Everest... Trong đó, CR-V, Ranger và Everest là những mẫu xe đắt khách tại Việt Nam.
Tại Mỹ, nhiều hãng xe lớn như GM, FCA hay Ford cũng tuyên bố đóng cửa nhà máy. Trong đó, Ford là hãng có ảnh hưởng tới Việt Nam khi có mẫu Explorer nhập khẩu từ thị trường này.
Hãng Toyota cũng đã cho ngừng hoạt động một phần các nhà máy đặt ở miền Trung của Nhật Bản trước sự bùng phát của dịch bệnh và ngay nhân viên của công ty đã có kết quả dương tính với Covid-19. Hiện tại, các mẫu xe Toyota nhập khẩu từ Nhật có Land Cruiser, Land Cruiser Prado và các dòng Lexus.
Không chỉ các doanh nghiệp phân phối ô tô chính hãng, những đơn vị nhập khẩu xe nhỏ lẻ cũng bị tác động bởi Covid-19. Theo chia sẻ của một nhân viên công ty chuyên về kho vận, Covid-19 làm chậm các hoạt động vận chuyển đường biển. Các container hàng hoá gặp khó khi về đến Việt Nam.
Xe lắp ráp cũng gặp khó
Hàng loạt doanh nghiệp lớn quyết định tạm đóng cửa nhà máy, ngừng mọi hoạt động lắp ráp ô tô trong nước. Một số hãng đặt ra 2 tuần đầu tháng 4 để thử thách, trong khi có hãng chưa xác định thời gian hoạt động trở lại và phải nghe ngóng diễn biến dịch bệnh cũng như thông báo từ Chính phủ.
Ford là doanh nghiệp đầu tiên công bố đóng dây chuyền lắp ráp xe tại Việt Nam. Mọi hoạt động tạm ngừng từ ngày 26/3 và việc này được dự kiến có thể kéo dài tới vài tuần. Ford hiện có dòng EcoSport và Tourneo lắp ráp trong nước.
Sau Ford, "ông lớn" Toyota cũng tuyên bố ngừng hoạt động lắp ráp ô tô từ ngày 30/3. Toyota Việt Nam chưa xác định thời gian cho dây chuyền hoạt động trở lại. Các mẫu xe lắp ráp trong nước đang chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục sản phẩm của Toyota và đều là xe bán chạy, như Vios, Fortuner và Innova.
TC Motor, đơn vị cung cấp xe Hyundai chính hãng, và Honda Việt Nam cũng bắt đầu tạm dừng hoạt động sản xuất ô tô. Trước mắt, 2 doanh nghiệp này đưa ra thời hạn dự kiến từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/4. Tuỳ vào tình hình dịch bệnh và chỉ thị từ Chính phủ mà các doanh nghiệp có quyết định mở cửa nhà máy trở lại hay không. Hiện tại, TC Motor đang lắp tất cả các dòng xe Hyundai, còn Honda Việt Nam có sản phẩm City là chủ lực.
Mặc dù đã có những động thái nhằm duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn cung xe cho thị trường nhưng các doanh nghiệp cũng không khỏi lo lắng khi thiếu linh kiện lắp ráp xe. TC Motor cho biết một số linh kiện lắp xe được nhập từ Hàn Quốc nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Hàn Quốc là một trong những quốc gia phải chịu tác động nặng nề bởi Covid-19 và đây cũng là nước cung cấp khá nhiều linh kiện ô tô cho Việt Nam (chiếm 29% tổng lượng linh kiện nhập khẩu năm 2019).
Đức Khôi
Vietnam Airlines tiếp tục hạn chế bay nội địa Vietnam Airlines thông báo điều chỉnh lịch bay nội địa trong thời gian từ 01/04 đến 15/4/2020. Ảnh minh họa. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, tiếp tục chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, thực hiện chỉ thị của nhà chức trách, Vietnam Airlines thông báo điều chỉnh lịch bay nội địa trong thời gian...