Đây là món ăn rất phổ biến nhưng lại khiến người đàn ông cứ ăn vào là bị viêm da, nổi mề đay, bất kì ai khi ăn cũng phải để ý
Ngoài ra, anh Vương còn thường xuyên bị tiêu chảy, mặc dù chạy chữa nhiều nơi nhưng không thể tìm ra nguyên nhân chính xác.
Anh Vương (37 tuổi) sống tại Đài Loan, là nhân viên văn phòng. Trong suốt 10 năm, anh Vương liên tục tái phát bệnh viêm da, nổi mề đay, cơ thể và mặt liên tục xuất hiện các mảng da đỏ và sưng tấy. Ngoài ra, anh Vương còn thường xuyên bị tiêu chảy, mặc dù chạy chữa nhiều nơi nhưng không thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Sau cùng, anh Vương đã đến phòng khám chuyên khoa và phát hiện nguyên nhân mắc bệnh viêm da từ một món ăn có khả năng gây dị ứng.
Trong suốt 10 năm, anh Vương liên tục tái phát bệnh viêm da, nổi mề đay.
Bác sĩ Trịnh Ái Nguyên, khoa tiêu hóa – gan mật, công tác tại trung tâm kiểm tra sức khỏe Lianan Wellness Center, cho biết: “Trường hợp của anh Vương là rối loạn chức năng đường ruột tác động xấu đến hệ miễn dịch nên gây ra bệnh viêm da, nổi mề đay. Sau khi tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây dị ứng, phát hiện anh Vương dị ứng lòng đỏ trứng. Hơn nữa, bệnh nhân có thói quen ăn đồ nướng, các loại bánh ngọt, ít ăn rau củ nên rối loạn chức năng đường ruột trở nên nghiêm trọng”.
Bác sĩ Trịnh Ái Nguyên cho biết, theo thống kê, tại trung tâm kiểm tra sức khỏe, có 80% bệnh nhân rối loạn chức năng đường ruột gồm các triệu chứng như trướng bụng, táo bón, mặc dù chưa đến mức độ nguy hiểm nhưng có thể gây ra hội chứng rò rỉ ruột. Từ năm 2019, có 1.282 bệnh nhân được xét nghiệm dị ứng thực phẩm. Các thực phẩm dễ gây dị ứng đứng đầu bảng là lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng, đậu phộng, mật ong, hạt điều, đậu nành, lúa mì, sữa bò, hải sản và các loại đậu.
Bác sĩ Trịnh Ái Nguyên giải thích: “Lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng là nguyên nhân gây dị ứng đứng đầu bảng, bởi phân tử protein trong trứng rất lớn, nếu bạn không nhai kĩ hoặc hệ đường ruột không khỏe mạnh sẽ khiến phân tử protein trong trứng không thể tiêu hóa. Thông qua niêm mạc dạ dày, phân tử protein trong trứng sẽ thẩm thấu vào các mô đường ruột và kích hoạt chuỗi phản ứng dị ứng, ảnh hưởng đến da, hệ hô hấp và thần kinh”.
Bác sĩ đã chỉ định cho anh Vương tránh tiêu thụ trứng, bổ sung lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, kết hợp bổ sung vitamin. Điều này đã giúp anh Vương hồi phục niêm mạc dạ dày sau 3 tháng, tình trạng viêm da, nổi mề đay cải thiện 70%.
Dị ứng trứng gà ở người lớn
Dị ứng trứng gà ở người lớn là cực kỳ hiếm. Các triệu chứng lâm sàng ở người người lớn hầu như luôn bắt đầu ở thời ấu thơ hoặc tuổi trẻ, nhưng cũng có những trường hợp dị ứng ở người trưởng thành. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể trở nên nhạy cảm với trứng gà và phản ứng với nó.
Nếu được tiêu thụ, protein trong trứng được xác định là kẻ xâm lược và cơ thể kích thích hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng xảy ra ở người lớn có thể là sưng môi, sưng mí mắt, ngứa và chảy nước mắt, ngứa tai và cổ họng, khó thở, khò khè hay ho.
Triệu chứng của dị ứng trứng
Phản ứng dị ứng trứng thay đổi từ người này sang người khác và thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với trứng. Các triệu chứng dị ứng trứng có thể bao gồm:
Viêm da hoặc nổi mề đay.
Phản ứng dị ứng trứng phổ biến nhất là nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi.
Video đang HOT
Các triệu chứng tiêu hoá, chẳng hạn chuột rút, buồn nôn hay nôn.
Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn như ho, khò khè, tức ngực hoặc khó thở.
Gia tăng tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng, miễn dịch
Bệnh dị ứng xảy ra đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, các nguy cơ cao của nhiều bệnh và tình trạng y khoa xảy ra. Trong khi đó, hiểu biết về bệnh dị ứng không phải ai cũng nắm rõ.
Hiện nay, các hiểu biết về bệnh dị ứng và miễn dịch của các bệnh dị ứng đang tăng dần lên khiến mọi người lo lắng về bệnh dị ứng và điều trị của mình đối với các bệnh về dị ứng này.
1. Dị ứng là gì?
Tình trạng dị ứng là bệnh lý của phản ứng miễn dịch với các nguyên nhân gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.
Trong khi đó bệnh dị ứng rất hay gặp ở mọi đối tượng, có khi chỉ gây mẩn ngứa, hắt hơi và đau bụng. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra quá mức có thể sẽ dẫn đến tình trạng tử vong ở bệnh nhân bị dị ứng.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, tỷ lệ bệnh nhân đến thăm khám vì dị ứng, miễn dịch thời điểm hiện tại so với trước đây tăng cao. Trong khi đó các loại dị ứng thường gặp xảy ra như: nổi mề đay, hen, dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết,...
Do đó, GS Thành đã đưa ra cảnh báo về bệnh dị ứng - miễn dịch về bản chất không thể tự ý chẩn đoán hay điều trị mà bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, chuẩn đoán và được điều trị đúng cách.
Đối với các trường hợp tự ý mua thuốc để bôi có thể khiến bệnh theo chiều hướng nặng hơn.
2. Các bệnh dị ứng
Các loại bệnh dị ứng hiện như:
- Nổi mề đay.
- Bệnh hen phế quản.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
Dị ứng Lupus ban đỏ hệ thống - Ảnh Internet
- Bị dị ứng với một số loại thuốc.
- Dị ứng thức ăn (hải sản,...)
- Các dị ứng xảy ra khi thay đổi thời tiết.
Thực tế, các bệnh về dị ứng đang tăng một cách đáng báo động. Các hiểu biết về nhóm bệnh dị ứng không phải mọi người đều hiểu biết rõ.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng
3.1. Chẩn đoán bệnh dị ứng
Muốn đẩy lùi bệnh dị ứng mà bệnh nhân mắc phải nhất định phải tìm đến bác sĩ và nhận chuẩn đoán bệnh chính xác. Có một vài kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh dị ứng, thực hiện xét nghiệm dị ứng cần thiết để cho kết quả về nguyên nhân của các triệu chứng về bệnh dị ứng:
- Thực hiện xét nghiệm da: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh dị ứng phổ biến nhất. Trong xét nghiệm da để kiểm tra tình trạng và phát hiện bệnh dị ứng gồm có 3 phương pháp: xét nghiệm da, xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm "lẫy da".
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên.
- Thực hiện các xét nghiệm máu gồm:
Xét nghiệm Immunoglobulin E (IgE) bằng cách đo nồng độ các chất gây bệnh dị ứng có liên quan để kiểm tra bệnh dị ứng.
Đếm tế bào máu toàn phần (CBC), trong khi đó chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan để tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng.
- Đối với những trường hợp được khuyên tránh các chất nhất định bạn cần kiểm tra liệu có thể giảm hoặc sử dụng các chất bị nghi ngờ gây ra triệu chứng dị ứng nặng hơn không. Việc thực hiện xét nghiệm này bằng cách kiểm tra các loại thực phẩm hoặc thuốc dị ứng.
Thực hiện xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh dị ứng - Ảnh Internet
Sau đó, chuyên gia da liễu sẽ kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn đối với loại chất bị nghi ngờ gây dị ứng bằng cách sử dụng nhiệt, lạnh và có kích thích khác đến cơ để xem phản ứng dị ứng có xuất hiện hay không. Cũng có những trường hợp bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt để quan sát triệu chứng dị ứng.
- Xét nghiệm máu để chuẩn đoán dị ứng.
3.2. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh dị ứng
Đối với việc điều trị bệnh dị ứng, có nhiều phương pháp có thể thực hiện giúp giảm các triệu chứng và tránh xa các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là dị ứng xảy ra khi sử dụng thuốc và thực phẩm. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng giúp làm giảm triệu chứng dưới đây:
Sử dụng thuốc là một trong các biện pháp điều trị bệnh dị ứng thì thuốc là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì tùy thuộc và phân loại mức độ triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân mà việc chỉ định sử dụng thuốc sẽ khác nhau.
Các loại thuốc được sử dụng như:
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc gồm các viên dạng viên nang uống, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi hay tiêm.
- Kháng viêm chứa steroid: Đây là loại thuốc có sẵn với nhiều hình thức như: thuốc mỡ cho da, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, xịt vào phổi hoặc các loại kem. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng thì có thể kê thuốc uống hoặc tiêm.
- Thuốc chống xung huyết: Loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh.
Ngoài sử dụng thuốc còn có các phương pháp khác như:
- Tiêm ngừa dị ứng: Việc tiêm ngừa chất dị ứng là một phương pháp trị liệu miễn dịch thường được khuyến cáo nếu không ngăn được dị ứng và các triệu chứng dị ứng trở nên khó kiểm soát.
- Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi, miễn dịch dưới lưỡi là một trong các cách giúp điều trị dị ứng mà không tiêm. Bác sĩ cho bệnh nhân liều lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới lưỡi để tăng khả năng chịu đựng các chất ở người bệnh và giúp giảm triệu chứng của bệnh dị ứng.
Dị ứng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và nhận điều trị đúng cách.
Đây là 6 nhóm người được khuyến cáo tuyệt đối không uống nước ép cần tây Những trường hợp uống cần tây mà có triệu chứng như nổi mề đay, tiêu chảy, đau bụng, huyết áp thấp, tim đập nhanh... thì tốt nhất nên dừng ngay. Nước ép cần tây hiện đang được nhiều chị em lựa chọn với mong muốn thanh lọc cơ thể, giảm mỡ thừa và làm đẹp da. Với những thành phần dinh dưỡng vốn...