Đây là mảng sẽ giúp Huawei ’sống sót và tăng trưởng’ giữa các đòn cấm vận của Mỹ
Boham Sun, Chủ tịch Huawei Digital Power Châu Á – Thái Bình Dương cho biết bộ phận năng lượng kỹ thuật số mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ’sống sót và tăng trưởng’ của công ty.
Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei, ông Sun thừa nhận các lệnh cấm vận của Mỹ là thách thức lớn với Huawei và công ty vẫn đang trong “chế độ sống sót”. Ông nói thêm rằng tăng trưởng của bộ phận năng lượng kỹ thuật số sẽ đóng góp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Huawei. Đây là bộ phận cung ứng các thiết bị như hệ thống hiệu quả năng lượng AI và biến tần cho các cơ sở như trang trại năng lượng mặt trời và trung tâm dữ liệu.
Ông đánh giá Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường có tiềm năng lớn nhất đối với bộ phận này. “Tất cả các nước trong khu vực đang chủ động tham gia lĩnh vực năng lượng xanh và trung lập carbon”, ông nói. “Huawei được hoan nghênh tại nhiều nước”.
Ông Boham Sun, Chủ tịch Huawei Digital Power Châu Á – Thái Bình Dương.
Do lệnh cấm của Mỹ, Huawei bị hạn chế tiếp cận công nghệ xuất xứ Mỹ, ảnh hưởng lớn đến bộ phận smartphone. Mỹ và các nước phương Tây cũng cấm sử dụng thiết bị 5G Huawei trong hạ tầng viễn thông. Vào tháng 3, Huawei báo cáo doanh thu năm 2021 đạt 636,8 tỷ NDT (99,9 tỷ USD), giảm 28,5% so với năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng tăng hơn 75% nhờ tăng trưởng ổn định và loại bỏ một số bộ phận.
Video đang HOT
Nổi tiếng với smartphone và thiết bị viễn thông, Huawei cũng là một ông lớn trên thị trường biến tần – thiết bị quan trọng trong các trại năng lượng mặt trời và trung tâm dữ liệu. Theo ông Sun, Huawei đứng thứ nhất tại Trung Quốc và trên toàn cầu về biến tần.
Ban đầu, Huawei phát triển công nghệ năng lượng kỹ thuật số để dùng nội bộ. Dựa trên các công nghệ này, sau đó, công ty mở ra hàng loạt sản phẩm cho các ngành công nghiệp. Tháng 6/2021, hãng thành lập bộ phận năng lượng kỹ thuật số. Doanh thu của bộ phận tăng hơn 30% trong năm ngoái và tiếp tục đà tăng mạnh mẽ trong năm nay.
Bộ phận năng lượng kỹ thuật số của Huawei đang tuyển dụng khoảng 6.000 nhân viên với 12 trung tâm R&D tại Trung Quốc, châu Âu và châu Á. Công ty đang thúc đẩy mảng này tại châu Á – Thái Bình Dương. Chẳng hạn, tại Singapore, nhà cung cấp năng lượng sạch Sunseap sử dụng thiết bị và công nghệ Huawei cho trang trại năng lượng mặt trời nổi. Huawei còn cung ứng công nghệ năng lượng mặt trời cho các trường học và bệnh viện tại Indonesia, Campuchia.
Ông Sun cho biết có “nhu cầu khổng lồ” đối với năng lượng kỹ thuật số trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Khi được hỏi các lệnh cấm vận có tác động đến chuỗi cung ứng năng lượng kỹ thuật số của Huawei hay không, ông Sun đáp: “Huawei đang trong quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng, vì vậy, chúng tôi không phụ thuộc vào một quốc gia hay công ty duy nhất”. Dù vậy, ông chia sẻ Huawei chưa vào giai đoạn có thể không bị ảnh hưởng vì lệnh cấm vận.
Biến tần của Huawei sản xuất tại Trung Quốc thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu, song công ty đang cân nhắc chế tạo tại các nước khác nếu cần thiết. Thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa vì Covid-19, ông Sun nói Huawei đã đa dạng hóa các nhà cung ứng để duy trì kinh doanh và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Về kế hoạch mở rộng bộ phận trong tương lai, ông Sun bày tỏ “rất lạc quan về tương lai của mạng lưới sạc ( xe điện)”.
Bà Mạnh Vãn Châu nhận vị trí mới tại Huawei
Nửa năm sau khi trở lại Trung Quốc, "công chúa Huawei" được bổ nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên mới của tập đoàn.
Theo website của Huawei, con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi sẽ đứng đầu ban giám đốc, đảm nhận vai trò cao nhất tại tập đoàn trong 6 tháng khi đến nhiệm kỳ. Các chủ tịch luân phiên khác của Huawei gồm Eric Xu và Ken Hu.
Hiện chưa rõ thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của bà Mạnh. "Công chúa Huawei" vẫn giữ vị trí phó chủ tịch và giám đốc tài chính.
"Công ty đang tối ưu và cải tiến cấu trúc quản trị nội bộ để phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài. Ban lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm về sự tồn tại, phát triển và tiềm năng dài hạn của công ty", phát ngôn viên của Huawei chia sẻ.
Mạnh Vãn Châu phát biểu tại sự kiện báo cáo tài chính của Huawei ngày 28/3.
Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ tại sân bay Canada vào năm 2018, trở thành tâm điểm trong cuộc xung đột giữa Huawei với Mỹ. Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng bà Mạnh đã qua mặt ngân hàng HSBC để giao dịch với Iran, vi phạm lệnh cấm vận của nước này.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng truy tố bà Mạnh và Huawei với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, nhấn mạnh quan điểm của ông Trump rằng Huawei liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.
Sau khi bà Mạnh bị bắt tại Canada, Mỹ áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt thương mại lên Huawei trong năm 2019 và 2020 vì lo ngại an ninh quốc gia. Lệnh cấm cản trở Huawei tiếp cận nguồn cung chip và linh kiện công nghệ, ảnh hưởng nặng nề đến mảng kinh doanh smartphone.
Sau nhiều phiên tòa nhằm dẫn độ bà Mạnh về New York, tháng 9/2021, Bộ Tư pháp Mỹ đạt thỏa thuận cho phép bà Mạnh trở về Trung Quốc. Đổi lại, bà phải thừa nhận một số hành vi phạm pháp trong cáo buộc từ phía Mỹ.
Ngay sau khi bà Mạnh lên máy bay về nước, 2 công dân Canada - doanh nhân Michael Kovrig và nhà cựu ngoại giao Michael Spavor - cũng được Trung Quốc trả tự do. Một tháng sau, "công chúa Huawei" trở lại làm việc.
Chiều 28/3, Mạnh Vãn Châu xuất hiện tại sự kiện báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 của Huawei. Đây là lần đầu bà Mạnh xuất hiện trước truyền thông từ khi trở về Trung Quốc. Tại sự kiện, con gái Nhậm Chính Phi trình bày về tình hình kinh doanh của Huawei trong năm 2021 với doanh thu đạt khoảng 100 tỷ USD, giảm 29% so với 2020.
Huawei thiệt hại 30 tỷ USD vì lệnh cấm vận của Mỹ Chủ tịch luân phiên Huawei cho biết, công ty đã học được cách sống chung với lệnh cấm vận của Mỹ sau khi Washington dọa áp thêm các hạn chế khác. Trong cuộc họp báo ngày 24/9 tại Bắc Kinh, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu Zhijun cho biết: "Chúng tôi cố làm quen với lệnh cấm vận của Mỹ từ tháng...