Đây là lý do khiến mâm cua hấp của Dì 3 đắt gấp đôi so với cua chợ
Sau khi về tận nhà Dì 3 và xem cách Dì 3 chế biến, hấp cua, các bạn mới thấu hiểu vì sao giá cua của Dì 3 lại cao gấp đôi bên ngoài thị trường.
Theo Dì 3, giá cua mua ở vựa đã hơn 300 ngàn đồng, sau khi mua về phải tháo bỏ dây (chiếm 1/3 trọng lượng), chà rửa cua….Ngoài ra, việc hấp cua cũng khiến trọng lượng cua giảm đi đáng kể, nên giá cua sau khi Dì 3 đã hấp và đưa đến người tiêu dùng là hoàn toàn hợp lý. Trong video này, Dì 3 mua 28 ký cua nhưng riêng dây đã chiếm đến 7 ký, ngoài ra, lượng nước trong cua giảm đi rất nhiều sau khi hấp.
Nguồn Youtube
Mẹo nhỏ bảo quản thức ăn ngày nắng nóng không bị ôi thiu, đảm bảo chất dinh dưỡng
Công việc bận rộn khiến chị em không thể thường xuyên đi chợ vì vậy bảo quản thực phẩm là một việc làm rất cần thiết. Nhưng liệu chị em đã biết cách bảo quản thực phẩm thế nào cho đúng cách chưa?
Đối với thức ăn thừa
Thông thường, chúng ta hay có thói quen dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản thực phẩm thừa cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, điều này thì không nên, bởi màng bọc thực phẩm khi ốp sát vào thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm chứa dầu mỡ sẽ khiến chúng bị biến đổi dinh dưỡng.
Ngoài ra, nếu sử dụng màng bọc bảo quản không đảm bảo, còn khiến thực phẩm bị nhiễm độc. Do đó, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm còn thừa lại vào hộp riêng, đậy nắp kín rồi cho vào tủ lạnh, thực phẩm sẽ tươi ngon và không bị ôi thiu. Đối với canh, không nên bảo quản quá 24 giờ trong tủ lạnh, trong khi đồ kho, mặn nên để ở vị trí mát nhất, cũng không nên để quá 3 ngày.
Chỉnh lại nhiệt độ bảo quản
Ngăn mát tủ lạnh nên để nhiệt độ dưới 5oC và ngăn đá từ - 15 đến - 18oC, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô, thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5oC hoặc thấp hơn để tươi lâu hơn.
Để riêng thực phẩm sống và chín
Vi khuẩn trong thịt sống, xâm nhập vào đồ ăn chín có thể gây ngộ độc, do đó hãy để thịt sống ở dưới cùng để nước thịt không dính vào đồ ăn khác. Ngoài ra, không dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín, nếu muốn dùng chung, hãy rửa thật sạch giữa các lần dùng, bên cạnh đó rửa kĩ tay sau khi động vào thịt sống.
Bên trong tủ lạnh, cần có những khoảng trống để lưu thông khí, tạo hiệu quả khi làm lạnh, một mẹo nhỏ để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh đó là khi bạn dự trữ thực phẩm cho nhiều ngày là cất nước uống trong các thùng giữ lạnh, và để dành phần trống trong tủ lạnh để đựng thức ăn.
Đối với các món chiên, rô ti...
Thực phẩm đã qua chế biến, vừa sử dụng xong cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh, không được để ở ngoài ở nhiệt độ bình thường quá 2 giờ. Các món chiên, rôti...cần đổ ngập dầu rồi mới cho vào tủ lạnh, để món ăn không bị khô.
Thịt, cá cần được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh là cách tốt nhất, để thực phẩm không bị ôi thiu. Nhưng để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn, vì rã đông qua lại nhiều lần bạn nên chia thành các phần nhỏ, tương ứng với từng bữa ăn của gia đình để tiện lợi cho việc rã đông cũng như bảo quản thực phẩm an toàn.
Để bảo quản tốt nhất các loại rau củ quả, khi mua về bạn nên sơ chế trước bằng cách nhặt các lá úa, cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cần bảo quản riêng từng loại, không nên bỏ chung hết vào 1 túi.
Thực phẩm đông lạnh
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, theo bếp trưởng Huỳnh Như, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. Giữ thịt, cá tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh. Thịt cá cần làm sạch, rửa và để ráo trước khi cho vào ngăn đá.
Theo www.phunutoday.vn
Công ty kỳ lạ nhất thế giới: Nhân viên thích thì làm, không thì nghỉ Một công ty ở Nhật Bản áp dụng quy tắc làm việc với nhân viên dường như không giống với bất kỳ công ty nào khác. Nhân viên công ty chế biến tôm ở Nhật bản được tự chủ thời gian làm việc. Theo Daily Mail, các công nhân nhà máy chế biến tôm ở Nhật Bản được phép không phải làm việc,...