Đây là lý do bạn bị mọc mụn trong tai và một vài cách đơn giản để loại bỏ chúng
Các loại mụn nhọt mọc trong tai có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của tai, gây ngứa ngáy và khó chịu.
Mụn là những kẻ đáng ghét thường xuất hiện trên mặt hoặc lưng, gây cho chúng ta vô vàn phiền toái. Tồi tệ hơn, trong nhiều trường hợp, chúng còn xuất hiện và sưng tấy trên tai, thậm chí là trong ống tai của bạn, gây đau đớn. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân mụn hình thành trên tai và mách bạn một vài cách đơn giản để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân nổi mụn trong tai
Mụn trứng cá là chứng bệnh ngoài da thông thường xảy da do sự bài tiết dầu quá mức từ các tuyến dầu của da. Các loại mụn nhọt mọc trong tai (tên gọi y tế là u nang bã nhờn) có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của tai, từ vành tai, phía sau tai và cả trong ống tai. Chúng gây ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt, các nốt mụn xuất hiện bên trong tai thường gây đau đớn, trong khi các nốt mụn mọc bên ngoài thì không. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra mụn tai.
Chứng bệnh viêm tai này thường xảy ra do bơi trong vùng nước bị nhiễm khuẩn. Lúc này, các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng tai ngoài và ống tai, làm mụn xuất hiện. Ngoài ra, nếu bạn gãi tai bằng các vật dụng không sạch sẽ, bạn cũng có thể bị viêm tai.
Nhiễm trùng do xỏ khuyên
Những kích ứng gây ra do việc xỏ khuyên có thể dẫn đến sự hình thành của vết sưng nhỏ trên dái tai hoặc trong ống tai gần khu vực có khuyên. Bụi bẩn, sáp và dầu sẽ tích tụ lại, kết hợp cùng vết sưng khiến mụn phát triển gây đau đớn.
Vệ sinh kém
Video đang HOT
Tai là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với các vật cứng hoặc sắc nhọn, tai rất dễ bị xây xát và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tay bẩn, tai nghe không vệ sinh và tóc cũng có thể đưa vi khuẩn có hại vào tai. Tại đây, chúng phát triển và gây nổi mụn.
Thay đổi nội tiết
Những thay đổi về mức độ hormone trong cơ thể cũng có thể dẫn đến sự hình thành mụn ở tai, đặc biệt là với phái nữ.
Các nguyên nhân khác
Các bệnh mãn tính như ung thư cũng có thể chịu trách nhiệm cho các nốt mụn hình thành ở tai. Nếu vết sưng trên tai của bạn quá lâu không tự lành hay trông khác với mụn thông thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Làm thế nào để loại bỏ mụn trong tai?
Mụn tai thường tự lành và biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Nếu bạn muốn tăng tốc quá trình này, có một số biện pháp đơn giản sẽ giúp ích cho bạn. Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là luôn rửa tay thật sạch trước khi chạm vào tai. Bàn tay không sạch có thể làm mụn phát triển nặng thêm.
Các sản phẩm y tế
Nếu mụn trong tai là mụn trứng cá, bạn có thể dùng tăm bông nhúng vào cồn để nhẹ nhàng lau tai và vùng nốt mụn hai lần một ngày. Cồn có thể khử trùng giúp nốt mụn mau khô, đồng thời ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn qua các vùng khác.
Sử dụng oxi già cũng là một biện pháp hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần làm là thấm bông y tế với oxi già và thoa bông lên nốt mụn vài lần một ngày. Oxi già không có tính chống viêm và kháng khuẩn nên đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem trị mụn có chứa benzoyl peroxide để thoa lên nốt mụn.
Các liệu pháp tự nhiên
Húng quế, hành tây, dấm táo hay trà đen đều là các nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm. Ép húng quế và hành tây lấy nước hoặc dùng dấm táo chấm nốt mụn một vài lần mỗi ngày giúp mụn xẹp đi nhanh chóng. Với trà đen, bạn hãy nhúng túi trà vào nước nóng trong một phút, loại bỏ nước dư thừa, chờ nguội bớt rồi đặt lên nốt mụn.
Cách đơn giản nhất là dùng một miếng gạc ấm đắp lên mụn trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiệt độ ấm áp từ miếng gạc giúp vùng mụn bớt sưng viêm và giúp mụn lên đầu nhanh hơn.
Bạn cũng cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tai bởi hành động này có thể đưa thêm vi khuẩn vào nốt mụn khiến mụn nặng hơn, làm lây lan mụn hoặc để lại sẹo.
Nguồn: Stylecraze
Theo Helino
Những thói quen khi chăm sóc da vô tình "tiếp tay" cho bệnh viêm nang lông "ghé thăm"
Một vài sai lầm nhỏ trong quá trình chăm sóc da có thể là nguyên nhân không ngờ dẫn tới bệnh viêm nang lông.
Viêm nang lông là căn bệnh ngoài da, được nhận biết bởi những nốt sần, viêm đỏ và sợi lông cuộn ngược vào bên trong gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh này thường xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm trên cơ thể như mặt, ở hai cánh tay, đùi... gây mất thẩm mỹ và khiến các bạn gái kém tự tin đi rất nhiều. Thói quen chăm sóc da thiếu lành mạnh được các chuyên gia đánh giá là tác nhân hàng đầu, sau yếu tố gen di truyền, gây viêm lang lông. Hãy cẩn thận vì rất có thể, bạn đang mắc phải những sai lầm dẫn tới căn bệnh này dưới đây mà chính bản thân không hề hay biết.
Tẩy da chết quá thường xuyên
Tẩy da chết là một bước làm sạch da quan trọng nhằm loại bỏ các tế bào chết giúp da sạch và sáng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị "cuồng" tẩy da chết, nó sẽ gây ra một vài phản ứng phụ không đáng có. Sự cọ xát và lấy đi các lớp tế bào một cách quá thường xuyên sẽ vô tình phá vỡ lớp màng bảo vệ bên ngoài da, gây nên những vết xước rất nhỏ trên bề mặt da. Từ đó, sức đề kháng của làn da yếu đi, tụ cầu trùng có cơ hội xâm nhập vào biểu bì và phát triển, dẫn tới viêm nang lông. Do vậy, bạn chỉ nên tẩy da chết 2 lần/tuần để đảm bảo da sạch khỏe.
Tẩy lông không đúng cách
Tẩy lông là cách duy nhất giúp hội con gái nhiều vi-ô-lông "tút" lại làn da căng bóng, mịn màng. Tuy nhiên, khi bạn tẩy lông không đúng cách như thao tác quá mạnh khi wax lông, dùng kem tây lông không phù hợp với loại da của mình, cạo lông bằng dao cạo râu nam giới... thì đó là lúc các ống lông của bạn bị tổn thương. Lúc này, vi khuẩn sẽ tấn công trực tiếp vào các ống lông, làm rối loạn sự phát triển bình thường của lông, dẫn tới các hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy vì sợi lông bị biến dạng, cuốn ngược vào trong.
Rửa mặt qua loa
Rửa mặt không đơn thuần chỉ là việc dùng nước gột rửa qua loa thì xem như xong chuyện. Sau một ngày dài làm việc, đi lại giữa thời tiết nắng nóng, môi trường ô nhiễm với lớp make-up nặng nề, bước rửa mặt đơn giản trên không đủ để làm sạch da sâu từ bên trong. Bụi bẩn, vi khuẩn, tồn dư của mỹ phẩm vẫn còn đọng lại trên mặt, gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho tụ cầu trùng sinh sôi, gây nên bệnh viêm nang lông. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa mặt bằng các loại dung dịch chuyên dụng làm sạch sâu, đồng thời, tẩy da chết đủ 2 lần/tuần để hạn chế mắc bệnh viêm nang lông.
Lạm dụng hóa, mỹ phẩm
Đa số các loại hóa, mỹ phẩm đều chứa một vài thành phần hóa học không tốt cho da như các chất gột rửa và làm ẩm dễ gây kích ứng. Khi bạn lạm dụng các loại hóa chất này, làn da của bạn, kể cả da mặt lẫn da tay, chân sẽ bị bào mòn dần. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng miễn dịch của da cũng sẽ suy yếu theo. Đó chính là lúc các tác nhân bên ngoài như nắng, bụi bẩn, vi khuẩn, nhất là tụ cầu trùng tấn công các tế bào và gây nên bệnh viêm nang lông.
Không che chắn kỹ khi ra ngoài
Việc che chắn kỹ khi đi ra ngoài không đơn thuần chỉ là giúp bạn tránh nắng, mà còn hạn chế bụi bẩn xâm nhập. Trong môi trường ô nhiễm, chúng ta khó có thể nhận thấy tình trạng bụi bẩn tiếp xúc và bám dai dẳng trên mặt trong suốt quá trình làm việc ngoài trời mà không che chắn kỹ các vùng da nhạy cảm như mặt, tay, đùi... Lâu dần, bụi bẩn tích tụ trên da, mang theo vi khuẩn và tụ cầu trùng tàn phá nang lông, dẫn tới chứng bệnh viêm nang lông không mong muốn. Với những ai đã mắc bệnh viêm nang lông, việc phớt lờ che chắn cơ thể lúc ra ngoài khi trời nắng có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Theo Helino
Đừng để "cô bé" của bạn bị nhiễm trùng nấm men chỉ vì những thói quen thường gặp sau Nếu không muốn "cô bé" của mình gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn vì bệnh nhiễm trùng nấm men thì hãy lưu ý đừng phạm phải những thói quen xấu sau. Có một sự thực mà hầu hết chúng ta đều không muốn thừa nhận rằng, bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ bị nhiễm trùng nấm men...