Đây là điều mà Apple và người hâm mộ iPhone lo lắng nhất
Đối tác lắp ráp của Apple, Pegatron, đã thông báo rằng việc sản xuất iPhone tại một nhà máy ở Thượng Hải của họ đã bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa vì Covid-19 của Trung Quốc.
Cảnh báo này được đưa ra có thể gây hại cho việc sản xuất iPhone và các sản phẩm khác. Lệnh phong tỏa đã gây ra nhiều vấn đề ở Trung Quốc cho các nhà sản xuất, với việc nhiều đối tác lắp ráp của Apple đang chiến đấu để duy trì hoạt động trơn tru nhất có thể bất chấp lệnh phong tỏa ở Thượng Hải và các khu vực khác. Một trong những nhà cung cấp cho Apple là Pegatron đã xác nhận rằng họ đang phải vật lộn để đối phó với tình hình.
Pegatron cho biết rằng sản lượng thiết bị truyền thông và thiết bị điện tử tiêu dùng trong quý sẽ thấp hơn do việc ngừng hoạt động, mặc dù vậy, Pegatron không cho biết mức sản xuất sẽ giảm bao nhiêu.
Thông báo được đưa ra một tháng sau khi Pegatron tạm ngừng hoạt động tại các cơ sở nhà máy của họ ở Côn Sơn và Thượng Hải, đồng thời cắt giảm sản lượng tại hai cơ sở sản xuất ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Được biết, Pegatron lắp ráp từ 20% đến 30% tất cả các mẫu iPhone, nhưng không rõ liệu tuyên bố mới nhất có nghĩa là hoạt động sản xuất liên quan đến Apple sẽ bị ảnh hưởng hay nó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các khách hàng khác của Pegatron.
Apple đã chuẩn bị sẵn sàng cho tác động từ sự gián đoạn liên quan đến Covid-19. Trong báo cáo kết quả tài chính vào quý 1/2022, Giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple cho biết doanh thu cả năm trong quý 2 của họ có thể giảm 4 tỷ USD xuống còn 8 tỷ USD do các hạn chế về sản xuất tại Trung Quốc cũng như thiếu hụt nguồn cung.
Apple phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc
Apple luôn nói chuỗi cung ứng của họ trải rộng toàn cầu và không quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng thực tế Apple phụ thuộc rất nhiều vào nước này để sản xuất, thể hiện rõ ràng trong chuỗi cung ứng trị giá 8 tỉ USD.
Theo Bloomberg, hầu hết sản phẩm của Apple được lắp ráp chủ yếu tại đại lục. Mối quan hệ chuỗi cung ứng này đã khiến cả Apple, các nhà đầu tư và người tiêu dùng đau đầu trong thời kỳ đại dịch. Điều đó đặc biệt rõ ràng trong cuộc họp quý 2/2022 của Apple hồi tuần trước, khi công ty cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phần lớn là do việc phong tỏa vì dịch Covid-19 ở Trung Quốc, sẽ làm giảm doanh số bán hàng tới 8 tỉ USD.
Hầu hết sản phẩm của Apple được lắp ráp chủ yếu tại đại lục
Trong cuộc họp, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã nhắc lại lập trường rằng chuỗi cung ứng của Apple "thực sự toàn cầu", với các sản phẩm được sản xuất ở khắp mọi nơi, bao gồm ở Mỹ. Ông cũng cho biết công ty đang tìm cách để chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn ra khỏi Trung Quốc. "Chúng tôi tiếp tục xem xét việc tối ưu hóa. Hiện tại, Apple có nhiều linh kiện bên ngoài Trung Quốc. Bộ phận của iPhone, iPad, Mac, cũng như các sản phẩm khác được sản xuất trên khắp thế giới, từ Mỹ, Ấn Độ đến Việt Nam và Nhật Bản".
Tuy nhiên, điểm nghẽn thực sự trong sản xuất là quy trình lắp ráp gọi là FATP, viết tắt của việc lắp ráp, kiểm tra và đóng gói cuối cùng. Phần lớn các thiết bị của Apple, bao gồm MacBook, iPad, iPhone, đều trải qua quá trình này ở Trung Quốc. Đây là mô hình mà CEO Tim Cook đã tiên phong để tập trung hóa hoạt động lắp ráp ở Trung Quốc khi các linh kiện được vận chuyển từ khắp nơi trên thế giới. Trong nhiều thập niên, phương pháp này cho phép Apple hưởng lợi từ lao động chi phí thấp hơn và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là khả năng tiếp cận với người tiêu dùng đại lục.
Giờ đây, mô hình trên lại khiến Apple đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi quyết định phong tỏa vì dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Nhiều khu vực ở đại lục, nơi Apple tiến hành hoạt động lắp ráp lần cuối cho iPhone, MacBook Pro và các thiết bị khác, đã bị ảnh hưởng đáng kể trong những tuần gần đây. Các nhà máy đã đóng cửa và chi phí vận chuyển đang tăng cao. Việc sản xuất thiết bị của Apple diễn ra với tốc độ chậm hơn, dẫn đến lượng hàng tồn kho không nhiều và doanh số bán hàng ít hơn trong quý hiện tại.
Nếu tình trạng này chỉ xảy ra một lần, Apple sẽ dễ dàng sống chung với nó trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thực tế là chiến lược lắp ráp cuối cùng tại Trung Quốc của Apple đã gặp vấn đề trong nhiều năm, ngay cả trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Trở lại năm 2019, trong một động thái hiếm hoi, Apple cho biết doanh thu quý nghỉ lễ (holiday-quarter) sẽ thấp hơn dự kiến. Công ty trích dẫn ràng buộc chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến iPad, Apple Watch, AirPods và MacBook Air, bao gồm căng thẳng thương mại với Trung Quốc dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các sản phẩm của Apple bị áp thuế.
Khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, làn sóng ngừng hoạt động ban đầu đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Apple, với các sản phẩm bị trì hoãn bao gồm iPhone SE và iPhone 12. Năm 2021, Apple cho biết tình trạng thiếu chip và những hạn chế về nguồn cung khác đã khiến công ty thiệt hại hàng tỉ USD. Giờ đây, năm 2022, tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt ở Trung Quốc lại một lần nữa làm khó Apple. Nhà cung cấp chính của Apple là Foxconn Technology Group và các đối tác lắp ráp cuối cùng khác tại đại lục phải tạm ngưng hoạt động. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu chip kéo dài và chiến sự Nga - Ukraine cũng đang đe dọa xóa sổ doanh thu từ 4 đến 8 tỉ USD của Apple trong quý tài chính kết thúc vào cuối tháng 6/2022.
Kiên quyết giữ chiến lược sản xuất ở Trung Quốc
Bất chấp tác động tiêu cực của Trung Quốc về khả năng vận chuyển sản phẩm và tạo doanh thu cho Apple, Tim Cook một lần nữa kiên định bảo vệ chiến lược sản xuất mà ông đã xây dựng. "Khi bạn nhìn rộng ra và xem chuỗi cung ứng đã hoạt động như thế nào. Bạn sẽ thấy nó rất linh hoạt", CEO Apple lưu ý mọi người đã phải vật lộn với vấn đề cung cấp chip trong thời gian qua, và "tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thực hiện rất tốt việc quản lý vấn đề này khi nói đến yếu tố tác động liên quan đến dịch Covid".
Điều nêu trên là không thể chối cãi vì hãng công nghệ Mỹ vẫn tạo ra gần 80 tỉ USD chỉ từ phần cứng trong quý tài chính thứ hai kết thúc vào tháng 3.2022. Tuy nhiên, 8 tỉ USD vẫn là một cơn gió lớn và Apple biết rằng họ cần phải chuyển dần việc xử lý tất cả các công đoạn lắp ráp cuối cùng ở Trung Quốc ra bên ngoài. Mac Pro 2019 có một số công đoạn lắp ráp được thực hiện ở Mỹ. Một số cấu hình nhất định của Mac Studio mới được lắp ráp tại Malaysia. Một số iMac M1 được sản xuất tại Ireland và Thái Lan, còn một số mẫu AirPods gần đây được sản xuất tại Việt Nam.
Dù vậy, thiết bị cấu hình cao nhất của công ty là iPhone, iPad và Apple Watch vẫn được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc. Apple đã cố gắng mở rộng một số hoạt động lắp ráp iPhone, với việc sản xuất một số đơn vị ở Ấn Độ trong vài năm qua. Nhưng số lượng iPhone được sản xuất bên ngoài đại lục vẫn chưa thực sự đáng kể. Cụ thể, Apple chỉ sản xuất được 1 triệu iPhone tại Ấn Độ trong quý 1/2022, khoảng thời gian mà hãng này được ước tính bán khoảng 60 triệu chiếc.
Hiện không có gợi ý nào cho biết những vấn đề hiện tại ở Trung Quốc sẽ kéo dài trong bao lâu đối với Apple. Ngay cả khi chúng được giải quyết nhanh chóng, dường như sẽ luôn có vấn đề mới xuất hiện. Đó là lý do tại sao các chuyên gia nghĩ rằng Apple nên làm việc nhiều hơn với đối tác sản xuất, hoặc tìm đối tác mới để thiết lập thêm các nhà máy ở Ấn Độ, Thái Lan, Ireland, Brazil, Việt Nam, Malaysia và thậm chí là Mỹ để đa dạng hóa hoạt động lắp ráp cuối cùng.
Doanh thu tăng, cổ phiếu Apple vẫn giảm Cổ phiếu Apple giảm gần 4% trong phiên giao dịch ngoài giờ bất chấp công ty ghi nhận doanh thu tăng 9% trong quý I. Apple vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2022. Theo đó, doanh thu tăng gần 9% so với quý I/2021, cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ và phần nào xua đi lo lắng của nhà đầu tư...