Đây là điển hình của khai giảng…diễn
Khai giảng muốn tiến hành suôn sẻ, các tiết mục phải ăn khớp, không muốn trục trặc kỹ thuật thì phải tập đi tập lại, chừng nào “nhuyễn như cháo” mới thôi.
LTS: Thẳng thắn cho rằng, có thể coi “diễn” vào ngày này khai giảng là “diễn” báo cáo buổi “chung kết” một cuộc thi, thầy Thạch Lam Giang đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Nếu nói chuyện thi giáo viên giỏi là thi “diễn” thì chuyện khai giảng cũng có khai giảng “diễn”.
Nhiều người cho rằng đó là khai giảng thật vì cũng có lớp lang, có trình tự một buổi lễ nghiêm trang, chu đáo từ đầu tới cuối.
Xin thưa, tất cả đều là “diễn” và có “nhuần nhuyễn” được như vậy vì cả trường đã “tập khai giảng” gần hai tuần nay.
Cứ nhìn vào những gương mặt của các em học sinh không còn vẻ háo hức, mong chờ, những ánh nhìn có vẻ mệt mỏi là đủ biết các buổi “tập khai giảng” đã tốn hao sức lực các em như thế nào.
Buổi lễ khai giảng năm học mới của học sinh (Ảnh minh họa: TTXVN).
Cũng như khâu văn nghệ chuyện khai giảng muốn tiến hành suôn sẻ, đúng thời gian, mọi tiết mục đều ăn khớp với chương trình, không muốn trục trặc kỹ thuật thì phải tập đi tập lại, chừng nào “nhuyễn như cháo” mới thôi.
Đó là cả hàng trăm học sinh chạy tới chạy lui dưới nắng, theo hiệu lệnh của thầy phụ trách để xếp hàng cho đúng vị trí lớp mình…
Đó là hàng trăm học sinh lớp đầu cấp, trên tay cầm lá cờ nhỏ sẽ được hướng dẫn phần đón tiếp học sinh mới như thế nào.
Video đang HOT
Các em phải cười tươi ra sao, tay vẫy vẫy thế nào, đi cách quãng bao nhiêu, qua khán đài thì ngẩng đầu lên như thế nào…
Đó là các giáo viên chủ nhiệm phải đứng ở vị trí nào, nhắc nhở học sinh lớp mình ra sao… Cả thầy và trò hôm nào cũng mồ hôi nhễ nhại, cố gắng làm đúng theo yêu cầu của ban tổ chức…
Thầy hiệu trưởng cùng mấy thầy cô trong ban giám hiệu thỉnh thoảng ra xem xét, chỉ đạo phải đi như thế này, phải vẫy cờ như thế kia…mới sinh động.
Tất cả vào hàng ngũ chỉnh tề, vị trí của ai nấy đứng, không chen lấn vì đã tập xong theo sơ đồ của mấy ngày trước.Ngày khai giảng đã đến. Có thể coi “diễn” vào ngày này là “diễn” báo cáo buổi “chung kết” một cuộc thi.
Đối với người ngoài, các đại biểu là chưa biết trình tự các tiết mục, còn học sinh đã “nắm chắc” tất cả diễn biến buổi lễ khai giảng.
Rồi giáo viên dẫn chương trình ra đọc như một cái máy cài sẵn chương trình… Sau mỗi tiết mục là tiếng vỗ tay vang lên (vỗ tay cũng phải quy định thống nhất trước) chứ không phải muốn vỗ sao thì vỗ.
Rồi lần lượt các tiết mục trôi qua. Đến giữa chừng thì ngưng lại để xem văn nghệ thư giãn… Xong vài ba tiết mục văn nghệ, buổi lễ lại tiếp tục theo trình tự có sẵn…
Phía dưới lúc này trời nắng cao nên các em hơi ồn ào vì nắng…Buổi “diễn” khai giảng cứ từ từ đi về phần kết thúc và tiếng vỗ tay vang dậy khi tất cả được… giải thoát.
THẠCH LAM GIANG
Theo giaoduc.net
Lễ khai giảng ở trường quốc tế
Không văn nghệ, không xếp hàng theo lớp, Trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội (ISPH) tổ chức khai giảng chỉ trong 30 phút, sáng 30/8.
10h30 ngày 30/8, lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội (ISPH) mới bắt đầu. Từ hơn 9h nhiều gia đình đã đưa con tới. Với trang phục tự do, hầu hết thành viên trong trường dự sự kiện quan trọng đầu tiên của năm học.
Nhiều phụ huynh, học sinh chụp ảnh lưu niệm trong lúc chờ đợi lễ khai giảng. Thành lập năm 2018 và tuyển sinh từ năm nay, trường ISPH mới có 8 lớp cho học sinh từ 5 đến 12 tuổi. Học phí lớp 1 thấp nhất, gần 380 triệu đồng, lớp 8 là hơn 515 triệu đồng.
Một số khác vào phòng bán đồng phục của trường để thử đồ, chuẩn bị cho ngày học chính thức 3/9.
Đúng 10h30, lễ khai giảng bắt đầu. Trong năm đầu tuyển sinh, trường chưa tới 100 học sinh (trong đó 10 em Việt Nam), nhưng hội trường 200 chỗ ngồi chật kín vì phụ huynh đến dự cùng con, mỗi gia đình có 1-3 người đi cùng. Nhân viên nhà trường không bắt buộc có mặt. Điều này trái ngược với lễ khai giảng của đa số trường Việt Nam.
Lễ khai giảng không có phần văn nghệ chào mừng, không tặng quà, hoa hay đánh trống báo hiệu năm học mới. Giám đốc giáo dục của trường phát biểu chào mừng trong gần 6 phút. Sau đó, hiệu trưởng khối tiểu học và THCS lên giới thiệu về các giáo viên, trợ giảng của từng lớp.
Ở dưới, phụ huynh nhắc nhở con ghi nhớ giáo viên lớp mình. Giống như các trường quốc tế khác, phụ huynh không được cho số điện thoại của giáo viên. Thay vào đó, email của thầy cô cùng app quản lý học sinh được công khai trên màn chiếu trong lễ khai giảng để phụ huynh ghi lại và theo dõi.
Sau 30 phút ở hội trường, học sinh và phụ huynh cùng lên lớp học để làm quen, nhắc nhở các hoạt động trong tuần học tiếp theo.
Học sinh lớp 2 (6 tuổi) vào lớp cùng bố mẹ. Các em có thể sử dụng các vật dụng được giáo viên chuẩn bị trong lớp ngay từ lúc này.
Cô Sarah Wildbore, phụ trách lớp 2, hướng dẫn học sinh chơi trò giới thiệu tên để làm quen và tạo không khí gần gũi.
Chị Nguyễn Thị Hà Ngân (33 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ buổi khai giảng không lễ nghi nhưng vẫn ý nghĩa và ấm cúng. "Việc được cùng con vào lớp học, được nghe thông tin về thầy cô, dịch vụ của trường khiến tôi có cảm giác an tâm ngay từ buổi đầu tiên tới trường. Giữa thầy cô và phụ huynh có sự gắn kết thực sự", chị Ngân nói.
Học sinh đập tay với giáo viên trong trường trước khi ra về. Lễ khai giảng ở ISPH cũng giống như ở nhiều trường 100% vốn đầu tư nước ngoài khác ở Hà Nội như Trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS), Anh Việt Hà Nội (BVIS). Học sinh không phải tập luyện trước. Buổi lễ cũng chỉ diễn ra nhanh gọn, chủ yếu giúp học sinh, phụ huynh làm quen với giáo viên và nhân viên của trường.
Dương Tâm - Ngọc Thành
Theo VNE
Sở GDĐT TP.HCM yêu cầu "3 không" trong lễ khai giảng Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.HCM vừa có văn bản về việc tổ chức lễ khai giảng 5/9 với các yêu cầu: Không dùng băng lời bài hát Quốc ca, không báo cáo thành tích, không mời lãnh đạo phát biểu. Sở GDĐT TP.HCM yêu cầu lễ khai giảng phải ngắn gọn, súc tích. Lễ khai giảng năm học 2018-2019 tại...