Đây là danh sách các smartphone Android đã góp phần định hướng sự phát triển của công nghệ di động trong thập kỉ qua
Giai đoạn 2010 đến nay đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ di động.
Chuẩn bị bước sang 2020 rồi, cùng mình điểm mặt 10 chiếc smartphone Android được cho là có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thập kỉ qua nhé!
Nexus One (2010) – Bước đánh dấu tham vọng sản xuất smartphone của Google
Vào tháng 1/2010, Google đã giới thiệu chiếc smartphone đầu tiên của dòng Nexus. Chương trình Nexus là sự kết hợp giữa phần cứng của các đối tác OEM và sự cập nhật phần mềm liên tục của Google. Hãng đầu tiên được chọn là HTC.
Nexus One chạy Android 2.1 (Eclair) và đã được hỗ trợ tới phiên bản 2.3 (Gingerbeard). Thiết bị có màn hình độ phân giải 800×480 pixel, chip Qualcomm Scorpion 1GHz.
Samsung Galaxy S2 (2011) – Một trong những smartphone Android phổ biến nhất thời đó
Vào giữa năm 2011, Galaxy S2 là một trong những nhân tố đã thúc đẩy mạnh mẽ thị phần của Android. Chiếc flagship thứ 2 của Samsung được trang bị chip Exynos 1.2GHz, 1 GB RAM và màn hình WVGA AMOLED. Camera 8 MP cho phép ghi hình ở độ phân giải Full HD.
Galaxy S2 rất được người dùng ưu chuộng, bằng chứng là Samsung đã bán được 3 triệu chiếc chỉ trong 55 ngày và đạt cột mốc 20 triệu 10 tháng sau đó.
Samsung Galaxy Note (2011) – Phát súng đầu tiên của thời kì “phóng lớn” màn hình smartphone
Thời đó, Màn hình 5.3 inch của Samsung từng được mô tả là quá lớn cho một chiếc điện thoại. Cũng dễ hiểu vì smartphone giai đoạn này chỉ có kích thước từ 3 đến 4.5 inch.
Vâng, 9 năm sau này chúng ta định nghĩa lại từ “nhỏ” là chỉ kích thước màn hình từ 5.5 đến 5.8 inch và “lớn” là để chỉ chiếc Note 10 plus với màn hình 6.8 inch.
Samsung Galaxy Nexus (2012) – Google chính thức “đại tu” hệ điều hành Android
Chiếc smartphone này ra mắt với sự thay đổi hoàn toàn khác biệt vì là thiết bị đầu tiên chạy Android 4.0 Ice Cream Sandwich, cho thấy sự thay đổi cách mạng về giao diện và tính năng, bạn sẽ hiểu rõ hơn khi xem video bên dưới.
Motorola Moto G (2013) – Những chiếc Android giá rẻ đầu tiên cũng không tệ lắm đâu
Những chiếc Android chỉ có giá thực sự rẻ ở thời điểm 2013, đơn cử như chiếc Moto G với giá chỉ 179 USD (khoảng 4.2 triệu VNĐ). Thiết bị chạy trên Android 4.3 khi ra mắt và được hỗ trợ lâu dài lên tới Android 5.1.
Chiếc smartphone này là một cú hích lớn của Motorola trong thị trường di động. Mặc dù tình hình kinh doanh những năm gần đây của hãng không được khả quan cho lắm, nhưng Moto G vẫn sẽ luôn được nhớ đến như là một siêu phẩm giá rẻ thời đó.
OnePlus One (2014) – Thế hệ “flagship killer” đầu tiên ra đời
Tháng 4/2014, OnePlus bước chân vào thị trường di động với tham vọng sẽ trở thành một cái tên lớn trong làng Android với những chiếc “flagship killer” – phần cứng cao cấp nhưng giá chỉ bằng một nửa.
OnePlus One chỉ có giá 299 USD (khoảng 7 triệu VNĐ), trong khi Samsung Galaxy S5 đã có giá lên đến 649 USD (khoảng15 triệu). Cấu hình gần như tương tự nhau, nhưng phần mềm của OnePlus mượt mà hơn nhờ giao diện CyanogenMod.
HTC One M7 (2013), Galaxy S6 (2015) – Các OEM Android đang từng bước cải thiện phần cứng
Nửa thập kỉ trước, hầu như tất cả smartphone Android đều được làm từ nhựa, mặc cho chúng có là flagship hay không.
Năm 2013, HTC One M7 ra mắt với thiết kể vỏ bằng kim loại và loa ấn tượng đã rất được người dùng ưu thích và lôi kéo được rất nhiều nhà sản xuất khác tham vào xu hướng mới này.
Galaxy S6 đã mở đầu xu hướng thiết kế khung kim loại và mặt lưng bằng kính, cộng thêm màn hình cong trên dòng S6 Edge đã định hướng cho phong cách thiết kế của Samsung sau này.
LG G5 (2016) – Minh chứng cho một LG luôn sáng tạo với xu hướng camera góc rộng
Đầu tiên, phải nói trước là LG G5 là một “cú ngã đau” của LG. Thiết kế mô-đun rất hay nhưng lại không quá thực tế cộng với phần mềm không được tối ưu đã làm nên thất bại của smartphone này.
Tuy nhiên, G5 đã làm được một việc, đó là mở ra trào lưu cảm biến góc rộng, thứ mà tương lai sẽ là tiêu chuẩn cần phải có của các flagship.
Google Pixel (2016) – Mở đầu cho sự phát triển các trợ lý ảo trên smartphone
Google Assistant đã từng được độc quyền trên các dòng Pixel, nhưng giờ nó đã phát triển mở rộng hơn, tương thích với nhiều phần cứng, nhận diện giọng nói tốt hơn nhiều tính năng hơn so với các đối thủ.
Nokia 6 (2017) – Huyền thoại một thời “đội mồ sống dậy”
Sau một thời gian dài “bảy nổi ba chìm” với thị trường smartphone đầy biến động thì cuối cùng Nokia cũng được về với HMD Global. Nokia đã bắt đầu khởi sắc hơn khi tăng trưởng hằng năm đã đạt 800% và hiện đang giữ vị trí top 10 trong ngành di động.
Google Pixel 2 (2017) – Thuật toán camera của Google “ăn đứt” phần cứng của các hãng khác
Cuộc đua nhiếp ảnh những năm qua được người dùng rất quan tâm, các nhà sản xuất smartphone cố gắng cải thiện chất lượng camera bằng cách nhồi nhét thêm phần cứng.
Nhưng Pixel 2 đã chứng minh rằng phần mềm, thuật toán tốt cũng là yếu tố rất quan trọng để tạo ra được một camera tốt.
Samsung Galaxy S8 (2017) – Mở đầu xu hướng smartphone tràn viền
Xu hướng smartphone tràn viền mới chỉ nở rộ trong những năm gần đây và kẻ được cho là mở đầu cho trào lưu này chính là Galaxy S8.
Lần đầu ra mắt vào năm 2017, S8 được cho là có thiết kế độ phá với viền màn hình các cạnh cực mỏng, đạt tỉ lệ màn hình so với mặt trước là 86.2%.
Samsung Galaxy Fold (2019) – Kỉ nguyên smartphone màn hình gập đang đến?
Galaxy Fold ra mắt là một cột mốc đáng nhớ cho một xu hướng có thể sẽ thành công trong tương lai – smartphone màn hình gập.
Mặc dù vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhưng chúng ta phải công nhận rằng các smartphone như Fold, Mate X, Moto Razr đang thổi một làn gió mới vào làng công nghệ đang dần bão hòa.
Tạm kết
Những smartphone xuất hiện trong danh sách trên đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghệ di động.
Theo Thế Giới Di Động
2019 sắp qua, đây là top smartphone Android mà bạn nên cân nhắc nếu có ý định "tậu" về chơi Tết!
Thị trường smartphone ngày càng bão hòa và điều này khiến người dùng rất khó chọn lựa một sản phẩm ưng ý.
Để giúp bạn chọn lựa được một smartphone hoàn hảo, chuyên trang Droidviews đã đưa ra danh sách các top smartphone Android tốt nhất năm 2019 để bạn tham khảo.
Tất nhiên, không có smartphone nào là 'hoàn hảo' cả và vì thế bạn nên xem qua tất cả các thiết bị trong danh sách trước khi đưa ra quyết định.
1. OnePlus 7T: Flagship cho tất cả mọi người
OnePlus đã dần tăng giá cho các flagship mới của mình. Tuy nhiên, một tin vui là hãng vẫn cho lên kệ những mẫu smartphone nhiều tính năng cao cấp nhưng giá bán chỉ gần bằng 1 nửa so với các đối thủ. Có thể OnePlus 7T không phải là thiết bị đến từ OnePlus tốt nhất hiện có, nhưng so với mức giá thì hoàn toàn "ổn áp".
Đối với những người dùng không thích sở hữu các cạnh cong trên điện thoại thông minh, OnePlus 7T là một lựa chọn tuyệt vời. Cung cấp sức mạnh cho thiết bị là Snapdragon 855 , tích hợp chuẩn chip nhớ UFS 3.0.
OnePlus 7T được trang bị cấu hình mạnh mẽ, chụp một số hình ảnh tuyệt đẹp trong điều kiện ánh sáng tốt nhưng trong điều kiện ánh sáng yếu có phần hụt hơi.
Tuy nhiên, xem xét sự khác biệt lớn về giá giữa 7T và một chiếc flagship như Galaxy S10, thì bạn sẽ không phải đắn đo nhiều đâu.
Hơn nữa, OnePlus cung cấp trải nghiệm phần mềm tốt nhất trong hệ sinh thái Android và được lên đời hệ điều hành mới khá nhanh.
2. Samsung Galaxy Note 10 : Trải nghiệm cao cấp
Gã khổng lồ Hàn Quốc đã tung ra thị trường chiếc smartphone Android tốt nhất trong vài năm nay. Samsung Galaxy Note 10 là một trong những smartphone tốt nhất bạn có thể "tậu" thời điểm này và thuộc dòng 'Note' cho nên sản phẩm này được trang bị rất nhiều tính năng quan trọng.
Mặc dù Samsung vẫn chưa trang bị màn hình tốc độ làm tươi 90Hz trên dòng Note 10, nhưng ngay cả màn hình AMOLED 60Hz trên Note 10 thì sản phẩm này cũng rất tuyệt vời khi mang lại trải nghiệm xem phim. Máy có thể đạt đươc độ sáng tối đa khoảng 1.200 nits, hoàn toàn có thể xem nội dung ở ngoài trời một cách dễ dàng.
Tất nhiên, Galaxy Note 10 còn hỗ trợ một loạt tính năng khác như chống bụi / nước IP68 và bút S-Pen. Ngoài ra, bạn có thể thể biến chiếc điện smartphone của mình thành PC bằng Samsung Dex bằng một cáp USB Type-C duy nhất.
Giao diện OneUI mới của Samsung trên Android mang đến trải nghiệm người dùng được cải thiện hơn nhiều so với các phiên bản trước đó. Nhược điểm của sản phẩm đến từ Samsung là cập nhật hệ điều hành Android chậm và mức giá cao chạm ngưỡng 1.000 USD.
3. Asus ROG 2: "Quái vật" chơi game
Asus ROG Phone 2 có tất cả mọi tính năng của một chiếc smartphone ra mắt vào năm 2019 và không có sản phẩm nào khác phù hợp hơn cho các game thủ hơn thiết bị này của Asus cả.
Hầu hết các nhà sản xuất đều bỏ cổng cắm tai nghe nhưng ROG Phone 2 vẫn có cổng kết nối này cũng như cổng USB Type-C.
Chính vì điều này đã làm ROG 2 trở nên "hầm hố" và viền bezels dày hơn so với hầu hết các flagship ra mắt trong năm nay. Tuy nhiên, đây không thực sự là một nhược điểm vì giúp bạn vô tình không phải chạm vào màn hình khi chơi game.
Các game thủ có thể chơi các trò chơi như PUGB Mobile hoặc COD: Mobile với đồ họa cao mà không phải lo lắng về độ trễ và giảm FPS. Hơn nữa, bạn có thể mua các phụ kiện bổ sung như TwinView Dock 2, ROG Kunai gamepad, AreoActive Cool 2...Những phụ kiện này giúp nâng cao trải nghiệm chơi game của người dùng.
4. Samsung Galaxy S10e: Smartphone nhỏ gọn tốt nhất
Mặc dù, Galaxy S10e có thể không có các tính năng mới nhất hoặc một vài tính năng cao cấp nhưng sản phẩm vẫn mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Máy cũng có sẵn mức giá khoảng 550 USD và khá đáng tiền để người dùng mua.
Galaxy S10e giữ lại hầu hết các tính năng được có mặt trên Galaxy S10 và S10 , hỗ tính năng chống nước và bụi IP68 cùng với sạc không dây ngược...
Điều duy nhất cần tính đến trước khi mua Galaxy S10e là thời lượng pin trung bình. Nếu bạn sạc smartphone vào cuối mỗi ngày hoặc không bận tâm đến việc hết pin vào giữa ngày, thì thiết bị nhỏ gọn của Samsung là một chiếc smartphone tuyệt vời.
5. Redmi Note 8 Pro: "Tiền ít hít thịt thơm"
Smartphone giá tốt của Xiaomi - Redmi Note 8 Pro cũng là một trong những smartphone Android tốt nhất bạn có thể mua. Thiết bị đi kèm với bộ vi xử lý Mediatek Helio G90T hỗ trợ khả năng chơi game ổn định, thậm chí còn mạnh hơn cả Snapdragon 730.
Ngoại hình của Redmi Note 8 Pro không cho cảm giác như một smartphone giá rẻ, được hoàn thiện bằng mặt lưng kính Corning Gorilla Glass 5. Hơn nữa, sản phẩm có thiết 4 camera và hình ảnh được chụp từ thiết bị rất chi tiết, ấn tượng trong môi trường đủ sáng.
Sau khi xem xét thông số cấu hình, rõ ràng Redmi Note 8 Pro là một trong những smartphone Android cho người dùng có hầu bao eo hẹp. Nhờ có pin 4.500 mAh lớn thì thiết bị có thể giúp bạn vượt qua một ngày sử dụng thoải mái.
Theo FPT Shop
Android 11 sẽ không còn giới hạn file video trên 4GB Quay video 4K đã rất phổ biến trên smartphone, có thể năm sau nhiều chiếc điện thoại cao cấp còn hỗ trợ cả quay video 8K, nhưng hiện tại giới hạn của mội file video chỉ 4GB ảnh hưởng không ít đến trải nghiệm. Cụ thể, Google đã quyết định rằng các lớp MediaMuxer và MPEG4Writer của Android, chịu trách nhiệm kết hợp...