Đây là cách tiêu tiền mà trẻ em Trung Quốc được dạy ngay từ khi còn nhỏ
Dạy con tiêu tiền – việc tưởng đơn giản mà hóa ra khó nhằn với nhiều cha mẹ, bởi nếu chỉ sai lầm một chút rất có thể khiến trẻ có cái nhìn lệch lạc với đồng tiền.
Theo một bài viết trên tờ báo chính thức của Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc cho biết: Các nhà giáo dục bên Trung Quốc đang khuyến khích các cặp vợ chồng nên giáo dục cho con cái mình có trách nhiệm với đồng tiền càng sớm càng tốt. Sau khi phát hiện ra sự việc có nhiều trẻ đã chi một số tiền khổng lồ để mua những món quà ảo từ những người phát sóng trực tiếp.
Trong báo cáo cũng đã dẫn lại ý kiến của Giáo sư Kang Liying, giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục gia đình tại Đại học Thủ đô Bắc Kinh rằng có thái độ đúng đắn đối với tiền bạc “trẻ sẽ không cảm thấy nổi loạn hay thấp kém”.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã phác thảo các sự cố trong hai năm qua trong đó trẻ thường nộp những khoản tiền khổng lồ cho chủ nhân của những video livestream – điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như ứng dụng trên thiết bị mà trẻ dùng để xem có liên kết với tài khoản ngân hàng của bố mẹ.
Vào tháng 4 năm 2018, một bà mẹ ở trung tâm tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) phát hiện ra đứa con 10 tuổi của mình đã chi 50 nghìn nhân dân tệ (tương đương 170 triệu đồng) để thưởng cho một game thủ. Số tiền theo như lời người mẹ là để dành cho đám tang của cha cậu bé.
Ảnh minh họa
Vào năm 2017, một cậu bé 14 tuổi ở phía tây nam Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã tiêu một số tiền lớn mà cha mẹ tiết kiệm cả đời là hơn 160 nhìn dân tệ (hơn 500 triệu đồng) để mua quà tặng cho người phát livestream. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, cha mẹ cậu bé đã phải làm việc rất vất vả tại một nhà máy may mặc và mỗi người sẽ phải may gần 1000 chiếc quần mỗi ngày. Cậu bé cho biết những phản hồi lại của người phát trực tiếp như lời cảm ơn hay biểu cảm hôn khiến cậu bé cảm thấy mình như được “tồn tại”.
Các nền tảng phát trực tiếp đôi khi bị đổ lỗi khi xảy ra sự cố như vậy và nên thêm các cơ chế cảnh báo tích hợp chẳng hạn như nhắn tin cho người lớn khi có hoạt động trên tài khoản của họ. Nhưng các chuyên gia tin rằng dạy cho trẻ quản lý tiền cũng có thể giúp ngăn ngừa những sự cố này.
Mặc dù các khóa học quản lý tài sản không được cung cấp tại đại đa số các trường học ở Trung Quốc, nhưng chúng đã được giới thiệu tại các trường tiểu học ở các thành phố như Lan Châu và Thâm Quyến. Thậm chí các trường không cung cấp các lớp tài chính chuyên dụng cũng có phương pháp riêng để giảng dạy.
Một giáo viên mẫu giáo Thượng Hải tên là Shen đã chia sẻ với trang Sixth Tone rằng nhiều trường mẫu giáo địa phương đã thiết kế các trò chơi đơn giản để giúp trẻ hiểu cách sử dụng tiền để mua hàng hóa và dịch vụ. “Đối với trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, chúng có thể nắm bắt các khái niệm đơn giản – như cách kiếm được tiền và không lãng phí. Cha mẹ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, vì vậy tiền nên được chi tiêu theo mong muốn của cha mẹ”, Shen chia sẻ.
Video đang HOT
Dạy con cách chi tiêu, quản lý tiền bạc là điều không bao giờ thừa thãi (Ảnh minh họa)
Gong Shuhua là mẹ của một học sinh lớp bốn ở Thượng Hải. Chia sẻ với Sixth Tone cô cho biết ngôi trường công lập mà con trai cô theo học có sắp xếp các lớp học về quản lý tiền, bao gồm dạy học sinh cách ghi chép chi tiêu, tính lãi suất và các kỹ năng tài chính khác. Nhưng Gong có bảo lưu về khóa học. “Tôi không thể biết được lợi ích của việc này đối với một đứa trẻ. Thay vào đó, con trai tôi không phải là người quá thiên về tiền bạc”, cô Gong cho biết.
Giáo sư Kang lập luận rằng tầm quan trọng của việc phụ huynh giáo dục là không thể đánh giá thấp được. “Dạy quản lý tài sản sẽ giúp trẻ cải thiện tính kỷ luật. Chúng có thể xây dựng những giá trị phù hợp mỗi khi tiêu xài”.
Kang tin rằng việc đào tạo như vậy rất quan trọng không chỉ để tiêu tiền một cách khôn ngoan mà còn rèn giũa mối quan hệ bền chặt hơn giữa các thành viên trong gia đình: “Điều này cho phép các gia đình có những cuộc trò chuyện sâu sắc và xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau. Cùng nhau, họ có thể đưa ra quyết định tài chính thông minh hơn và lên kế hoạch tốt hơn cho tương lai”, giáo sư Kang cho hay.
Nguồn: Sixtone
Theo Helino
"Mẹ ơi, nhà mình có bao nhiêu tiền?" - Câu hỏi tưởng vô thưởng vô phạt của trẻ nhưng lại có ảnh hưởng cực lớn
Tiền bạc luôn là một khái niệm vô cùng mơ hồ với trẻ nên chúng sẽ không ngừng nảy sinh ra những câu hỏi trong đầu. Sự thắc mắc này của trẻ là hoàn toàn dễ hiểu, vì vậy trong những trường hợp cụ thể, sự lý giải của phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Mẹ ơi nhà mình có bao nhiêu tiền? Nhà mình có phải rất nghèo không?
Bạn của Tiểu Lộc mặc trên mình bộ quần áo hàng hiệu xinh đẹp, có được sự ngưỡng mộ và tán thưởng từ mọi người. Cậu nhìn lại mình bộ quần áo bình dân trên người mình, không nói đến hàng hiệu, đến mác còn không có. Về đến nhà, Tiểu Lộc hỏi mẹ: "Mẹ ơi, vì sao các bạn đều mặc đồ hàng hiệu, mà còn chỉ được mặc đồ bình dân này thôi? Có phải nhà mình rất nghèo không mẹ?"
(Ảnh minh họa)
Nhà Tiểu Lộc vốn dĩ không nghèo, nhưng bố mẹ cô bé đều là người cần kiệm, không thích xa hoa, lãng phí, không muốn con mình từ nhỏ đã hình thành tư tưởng ham thích hư danh. Vì thế họ luôn luôn dạy con trong cách nhìn của một người nghèo.
"Con nói không sai" - Mẹ cô đáp. "Nhà mình rất nghèo, không mua nổi hàng hiệu. Vì thế, con cần phải nỗ lực, kiên trì..."
"Dạ, con hiểu rồi". Không đợi mẹ nói hết, Tiểu Lộc cúi đầu quay về phòng.
Từ đó, cậu không tham gia các hoạt động tập thể, không muốn kết bạn, cũng chẳng nói chuyện với ai.
Nhà mình có phải rất giàu không mẹ?
Toàn Toàn (bạn học của Tiểu Lộc) là cô bé rất thích mặc đồ hàng hiệu. Khi mặc trên mình đồ hàng hiệu, luôn có những người xung quanh cậu tán dương. Nhưng người bạn khiến cô chú ý nhất lại là Tiểu Lộc - một cô bé luôn ngồi yên góc lớp. Cậu luôn thắc mắc việc Tiểu Lộc có thành kiến gì với mình không. Sau này khi biết hoàn cành gia đình Tiểu Lộc, cô mới dẹp bỏ được những hoài nghi bấy lâu, thậm chí còn đồng cảm với bạn mình.
Về đến nhà, Toàn Toàn hỏi mẹ: "Mẹ ơi, tại sao con có quần áo hàng hiệu, mà bạn con chỉ được mặc hàng bình dân hả mẹ? Có phải nhà mình rất giàu không?"
Thực ra, nhà Toàn Toàn không phải giàu có, chỉ thuộc dạng gia đình cơ bản. Bố mẹ Toàn Toàn đều đi làm đến tối muộn mới trở về nhà, rất ít thời gian bên cạnh con, vì thế luôn thấy cô bé bị thiệt thòi.
(Ảnh minh họa)
Hơn nữa, bố mẹ cô mang trong mình tư tưởng chăm sóc con của người giàu, sợ cô bé bị sau này vì vật chất mà bị lừa gạt. Họ luôn cho cô bé cuộc sống của một cô tiểu thư, cho dù bản thân có cực khổ thì cũng không để con bị khổ.
"Đương nhiêu rồi, nhà mình giàu hơn nhà khác,..." - Mẹ cô đáp
"Dạ". Nghe xong, Toàn Toàn cúi đầu quay về phòng, nhớ lại bộ dạng mẹ mình khi vay tiền bạn.
Khi đứa trẻ nhận thức được giá trị của đồng tiền, các bậc phụ huynh nên làm gì?
(Ảnh minh họa)
- Không lừa dối
Đôi khi, làm cha mẹ vì sự phát triển mạnh khỏe của con mình mà dùng những lời nói dối thiện ý để bảo vệ lấy trái tim non nớt của trẻ. Đôi lúc muốn nói với con nhưng lại không biết mở lời ra sao, sợ tâm hồn mỏng manh của con không chịu được. Mà thật tình, họ không biết rằng sự bao bọc quá mức của họ chỉ làm hại con, khiến chúng lớn lên trong sự hổ hẹn, đồng thời tạo ra một bức tường không thể vượt qua trong quan hệ giữa bố mẹ và con.
- Không ham hư danh
Tuy vậy cũng có nhiều phụ huynh, có tư tưởng dù có chết cũng phải giữ lấy thể diện, mà không biết rằng, những thứ không chân thật sớm muộn rồi cũng bị phát hiện. Điều đó chỉ làm con cái họ cảm thấy xấu hổ, dễ dàng hình thành cảm giác tự ti sâu sắc.
Thực ra, đối với các vấn đề mà trẻ hỏi, các bậc phụ huynh có thể nhìn nhận một cách thoải mái, tâm hồn trẻ vốn dĩ rất đơn thuần, không vì nghèo mà khóc, không vì giàu mà giả bộ, dùng quan điểm chính xác về tiền bạc để giáo dục, đó mới là điều cần thiết nhất với sự giáo dục trẻ.
Nguồn: Toutiao
Cách các tỷ phú Mỹ dạy con về tiền bạc Dù là vấn đề khá nhạy cảm, tài chính vẫn được giới siêu giàu chú ý cho con cái mình tiếp cận càng sớm càng tốt. Khi nói đến mối quan hệ giữa trẻ em và tiền bạc, có nhiều quan điểm và cách ứng xử khác nhau giữa các bậc phụ huynh khắp thế giới. Và thực tế chứng minh rằng khác...