Đây là các tiêu chuẩn mới của Hiệu trưởng trường mầm non
Hiệu trưởng trường mầm non cần yêu nghề, mến trẻ, chia sẻ, gần gũi với đồng nghiệp; có lối sống lành mạnh, trung thực, trách nhiệm, thân thiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non.
Theo đó, chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp
Có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành và triển khai chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên; quy định của địa phương và của nhà trường.
Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non bao gồm 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí (Ảnh minh họa: VTV)
Tiêu chí 2. Đạo đức, lối sống: Yêu nghề, mến trẻ, chia sẻ, gần gũi với đồng nghiệp; có lối sống lành mạnh, trung thực, trách nhiệm, thân thiện.
Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học
Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non; sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 3. Năng lực chuyên môn giáo dục mầm non: Hiểu biết và phát triển ứng dụng khoa học giáo dục mầm non hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ; đạt chuẩn trình độ đào tạo về giáo dục mầm non theo quy định.
Video đang HOT
Tiêu chí 4. Năng lực nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ: Thiết kế, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tiêu chí 5. Năng lực ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và tin học: Sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số); ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc.
Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản trị nhà trường
Quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tiêu chí 6. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường:
Phân tích tình hình, xác định mục tiêu phát triển nhà trường trong từng năm; xác định hoạt động, nguồn lực để đạt các mục tiêu phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, chú ý đối tượng trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Tiêu chí 7. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ: chỉ đạo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
Tiêu chí 8. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ: chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa tiềm năng, hướng tới sự phát triển toàn diện của từng trẻ.
Tiêu chí 9. Quản trị tổ chức, hành chính và nhân sự trong nhà trường:
Chỉ đạo, phân công, phân cấp, phân quyền cho các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các thành viên của trường thực hiện nhiệm vụ; tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng, tạo động lực phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Tiêu chí 10. Quản trị tài chính, tài sản trong nhà trường: Chỉ đạo lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo, kiểm tra, công khai tài chính, minh bạch, đúng quy định; huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, tài sản nhằm phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 11. Quản trị chất lượng nhà trường: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, tổ chức tự đánh giá, tham gia kiểm định, cải tiến và thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
Tiêu chuẩn 4. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ
Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, vệ sinh, phòng chống bạo lực học đường; xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện, dân chủ.
Tiêu chí 12. Xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, lành mạnh: Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, sáng – xanh – sạch – đẹp; phòng chống bạo lực học đường, bệnh tật, tai nạn thương tích cho trẻ; tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và trải nghiệm.
Tiêu chí 13. Xây dựng văn hóa nhà trường thân thiện, dân chủ: Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và duy trì môi trường văn hóa thân thiện, dân chủ, phù hợp với yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chuẩn 5. Năng lực phát triển quan hệ xã hội
Tổ chức các hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển nhà trường và cộng đồng.
Tiêu chí 14. Phát triển mối quan hệ với cha mẹ trẻ: Xây dựng và phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trẻ; tư vấn, hỗ trợ và huy động cha mẹ trẻ tích cực phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 15. Phát triển mối quan hệ với chính quyền địa phương, cộng đồng:
Tổ chức tham gia xây dựng phát triển địa phương; tham mưu, vận động chính quyền, huy động các lực lượng trong cộng đồng, xã hội hỗ trợ, phối hợp với nhà trường thực hiện công tác giáo dục mầm non; tham gia phát triển mạng lưới chia sẻ tri thức và thực tiễn quản lý giáo dục mầm non.
Dự thảo lấy ý kiến từ 28/3 đến 28/5.
Theo giaoduc.net.vn
Giảng viên sư phạm đạt "Chuẩn" phải có tới 18 tiêu chí của Bộ Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 18 tiêu chí để giảng viên sư phạm tự đánh giá tiêu chuẩn. Hội đồng trường sẽ đánh giá, xét duyệt giảng viên 3 năm một lần, dựa vào những kết quả ấy, giảng viên có thể được luân chuyển, điều động công tác.
Giảng viên sư phạm đạt "chuẩn" phải đáp ứng đủ 18 tiêu chí của bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Web ĐH Tiền Giang)
Ngày 26/02, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, áp dụng với giảng viên các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm (cơ sở đào tạo giáo viên) và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thêm vào đó, nội dung Dự thảo cũng quy định quy trình thực hiện việc đánh giá, xét duyệt chuẩn giảng viên sư phạm. Từ đó, kết quả có thể được sự dụng trong việc điều động, luân chuyển giảng viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí quy định Chuẩn nghề nghiệp của một giảng viên sư phạm.
Một giảng viên sự phạm đạt chuẩn phải đáp ứng 5 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra về: Phẩm chất nghề nghiệp; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và Năng lực phát triển quan hệ xã hội.
Hàng năm, căn cứ thông tin về các hoạt động, thành tích đạt được, phản hồi của người học, giảng viên tự đánh giá bản thân để phấn đấu theo các tiêu chí được đã được quy định từ đó bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp bản thân. Mỗi tiêu chí được chia thành ba mức đánh giá là: Đạt, Khá và Tốt.
Khoa, bộ môn trực thuộc và hội đồng trường sẽ tổ chức đánh giá giảng viên 3 năm/lần dựa trên kết quả đánh giá hàng năm và những minh chứng từ thực tế giảng dạy của từng giảng viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thực hiện hai giai đoạn. Từ 2018 đến 2020, kết quả đánh giá giảng viên sư phạm hàng năm được sử dụng xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cho giảng viên. Từ 2021 trở đi, kết quả đánh giá còn được sử dụng trong việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển giảng viên.
Dự thảo Thông tư Quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm được xin ý kiến đến ngày 26/4/2018
Theo Toquoc.vn
Một giáo viên phổ thông phải có 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí Giáo viên sẽ phải sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số) trong hoạt động chuyên môn và giáo dục. Ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Theo đó, giáo viên phổ thông...