Đây là bài toán nằm trong kỳ thi dành cho những học sinh xuất sắc nhất lứa tuổi 11-12, bạn có đủ tự tin đưa ra đáp án đúng?
Đây là một bài toán tự luận trong kỳ thi IMSO năm 2017, bố mẹ có thể cho con làm thử để kiểm tra trình độ Toán học đến đâu.
IMSO (International Mathematics and Science Olympiad for Primary School) là cuộc thi Toán và Khoa học bằng tiếng Anh thường niên dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới với mục tiêu giúp học sinh tiểu học phát triển khả năng cao nhất về Toán và Khoa học.
Cuộc thi được tổ chức nhằm thiết lập môi trường học thuật và phát huy sự sáng tạo, phát triển nghiên cứu và tiến bộ học thuật, thiết lập mạng lưới hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế để phát triển việc giảng dạy và học tập môn Toán và Khoa học và tăng cường cơ hội trao đổi văn hóa giữa học sinh và giáo viên trên toàn thế giới.
IMSO do một Ủy ban Olympic Toán phối hợp với Bộ Giáo dục quốc gia đăng cai tổ chức, dành cho học sinh lứa tuổi 11-12. Các thí sinh tham gia đều có năng lực học tập xuất sắc. Đối với học sinh thi Toán, các em phải trải qua 3 phần thi: Trắc nghiệm viết đáp số (25 bài/60 phút, mỗi câu đúng 1 điểm); Tự luận (13 bài/90 phút, mỗi câu đúng tối đa 3 điểm) và Khám phá (6 bài/120 phút, mỗi bài đúng tối đa 6 điểm). Học sinh thi Khoa học dự thi 2 phần: Lý thuyết và Thực hành với 3 môn Vật lý, Sinh học và Hóa học.
Dưới đây là một bài toán tự luận trong kỳ thi IMSO năm 2017, bố mẹ có thể cho con làm thử để kiểm tra trình độ Toán học đến đâu.
Problem: Linda’s smartphone is fully charged. If Linda does not use her phone at all, the smartphone will run out of battery after 96 hours. If Linda constantly stays on her phone, the smartphone will run out of battery after 8 hours. Linda has not used her phone at all for 36 hours; after that, she has been staying on her phone for 90 minutes. How many more minutes can Linda stay on her phone before it runs out of battery?
Dịch đề: Điện thoại smartphone của Linda đã được sạc đầy pin. Nếu Linda không sử dụng điện thoại thì sau 96 tiếng smartphone mới hết pin. Còn nếu Linda gọi điện thoại liên tục thì sau 8 tiếng, smartphone sẽ hết pin. Biết Linda đã để nguyên không sử dụng smartphone trong suốt 36 tiếng. Sau đó, Linda thực hiện một cuộc gọi dài 90 phút. Hỏi Linda còn gọi được bao nhiêu phút liên tục nữa thì smartphone sẽ hết pin?
Bài toán sạc pin điện thoại – Ảnh minh họa.
Lời giải: Coi tổng thời lượng pin điện thoại ban đầu là 1. Nếu Linda không sử dụng điện thoại thì sau 96 tiếng smartphone mới hết pin. Suy ra sau mỗi tiếng không sử dụng, thời lượng pin sẽ giảm đi 1/96.
Nếu Linda gọi điện thoại liên tục thì sau 8 tiếng, smartphone sẽ hết pin. Suy ra sau mỗi tiếng gọi điện, thời lượng pin sẽ giảm đi 1/8. Sau khi Linda không sử dụng điện thoại trong suốt 36 tiếng, thời lượng pin giảm đi 36/96 tức 3/8. Thời lượng pin còn lại là: 1 – 3/8 = 5/8.
Video đang HOT
Sau khi Linda gọi điện thoại liên tục trong 90 phút, tức 3/2 tiếng, thời lượng pin tiếp tục giảm đi: 1/8 3/2 = 3/16. Thời lượng pin còn lại là: 5/8 – 3/16 = 7/16. Vậy trước khi điện thoại hết pin, Linda còn gọi liên tục trong vòng: 7/16 1/8 = 7/2 tiếng nữa. Đổi thành phút: 7/2 60 = 210 phút.
Đáp số: 210 phút
Người thầy của những giải thưởng
Thầy Hùng là giáo viên có năng lực giỏi, nghiệp vụ sư phạm tốt, là một giáo viên chuyên có kiến thức sâu rộng, có lòng đam mê với môn toán...
Giáo sư Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20 cũng là người thầy của nhiều thế hệ các nhà Toán học Việt Nam.
Thầy Hùng cùng những học sinh Trường chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An trong kỳ thi học sinh giỏi Toán Quốc gia năm học 2019 (Ảnh do thầy Hùng cung cấp)
Giải thưởng Lê Văn Thiêm là giải thưởng thường niên của Hội Toán học Việt Nam dành cho những giáo viên và học sinh xuất sắc, có nhiều đóng góp cho ngành Toán học Việt Nam. Người nhận được giải thưởng này, sẽ vô cùng vinh dự và đáng tự hào.
Giải thưởng Lê Văn Thiêm (Ảnh nhân vật cung cấp).
Người thầy được gọi tên lần này là thầy giáo Hồ Sỹ Hùng (sinh năm 1980), giáo viên Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Thầy giáo Hồ Sĩ Hùng (Ảnh nhân vật cung cấp)
Bắt đầu dạy chuyên từ năm học 2008- 2009 đến nay mới hơn 10 năm nhưng thầy Hùng đã sở hữu một bảng vàng thành tích
Năm học 2013- 2014 chủ nhiệm đội tuyển Toán Tỉnh Nghệ An dự thi học sinh giỏi Quốc Gia :đạt 10/10 giải. Trong đó, có 3 giải nhì, 7 giải ba.
Thầy Hùng cùng học sinh Vũ Đức Vinh huy chương bạc kỳ thi Toán Quốc tế IMO 2019 tại Anh (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Năm học 2016- 2017 chủ nhiệm đội tuyển Toán Tỉnh Nghệ An dự thi học sinh giỏi Quốc Gia: đạt 10/10 giải.
Thầy Hùng cùng học sinh Nguyễn Cảnh Hoàng, Huy chương vàng kỳ thi Toán Quốc tế IMO tại Brazin (Ảnh nhân vật cung cấp).
Trong đó có 10 giải nhì, 1 học sinh đạt Huy chương vàng Toán Quốc tế tại Brazil của em Nguyễn Cảnh Hoàng .
Năm học 2018- 2019 có 1 học sinh dự thi Toán Quốc tế tại Anh và đạt huy chương Bạc của em Vũ Đức Vinh .
Năm học 2019- 2020 chủ nhiệm đội tuyển Toán Tỉnh Nghệ An dự thi học sinh giỏi Quốc Gia: đạt 10/10 giải, trong đó có 4 giải nhất, 6 giải nhì (một kỷ lục của Trường Trung học chuyên Phan Bội Châu và chiếm hơn một nửa số lượng giải nhất của cả nước).
Nhờ những thành tích nổi bật ấy, gần như năm học nào, thầy Hùng cũng được đánh giá Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Nhiều năm liền được Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều tặng bằng khen về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi.
Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy học sinh chuyên
Rèn cho học sinh một số kỹ năng như ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận, cầu tiến. Khi làm bài không nóng vội, đọc kỹ yêu cầu và làm một cách chắc chắn.Thầy Hùng cho biết: "Trước tiên, phải dạy kiến thức thật cơ bản làm nền tảng từ đó mới phát triển lên cao.
Công tác tạo nguồn vô cùng quan trọng như việc lựa chọn những bạn học sinh hội đủ các yếu tố: có đam mê với môn Toán, có khát khao chinh phục.
Bản thân người thầy phải thật sự khách quan, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Phải có niềm đam mê, lòng tự trọng nghề nghiệp. Luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ và cập nhật tài liệu liên quan đến các kỳ thi trong và ngoài nước.
Tích cực bồi dưỡng kiến thức nâng cao, sâu sát với học sinh trong học tập và rèn luyện Phân phối thời gian hợp lí cho từng chuyên đề vào từng thời điểm khác nhau, tránh nhồi nhét kiến thức tạo ra sự nhàm chán và quá tải cho các em.
Nói về thầy Hồ Sĩ Hùng, Thầy Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An cho biết:
"Thầy Hùng là giáo viên có năng lực giỏi, có nghiệp vụ sư phạm tốt, là một giáo viên chuyên có kiến thức sâu rộng, có lòng đam mê với môn toán. Thầy đã truyền ngọn lửa đam mê ấy cho các em học sinh của mình".
Phan Tuyết
Đừng lạm dụng từ "xuất sắc" trong xếp loại và khen thưởng học sinh cấp tiểu học Học sinh tiểu học rất cần khen, cần khích lệ để các em cố gắng vươn lên trong học tập nhưng có cần thiết phải lạm dụng từ "xuất sắc" như hiện nay hay không? Ngày 9/4/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học áp dụng...