Dạy kỹ năng sống từ tiệc buffet cho trẻ mầm non
Tiệc buffet cho trẻ mầm non là một hoạt động tạo được sự hứng thú, qua đó các bé học hỏi được nhiều điều bổ ích và lý thú.
Trẻ rất hào hứng với những bữa tiệc buffet.
Giáo dục từ những bữa ăn
Đối với lứa tuổi mầm non, việc học tập thông qua các sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng. Từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động ngoài trời… đều mang lại cho trẻ rất nhiều kiến thức về văn hóa, ứng xử, giao tiếp, cách sinh hoạt. Qua các hoạt động, trẻ tự học hỏi, hoàn thiện các kĩ năng và hình thành những phẩm chất cơ bản trong những năm đầu đời.
Hiện nay, việc ăn tiệc buffet đã trở nên khá quen thuộc với nhiều gia đình, góp thêm một sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực. Nhận thấy xu hướng đó, nhiều trường mầm non ở Hà Tĩnh đã tổ chức tiệc buffet cho học sinh vào các dịp cuối tháng, ngày lễ… với mong muốn mang lại cho các em những trải nghiệm và cơ hội học tập, hoàn thiện kĩ năng sống.
Các cô cấp dưỡng đang chuẩn bị tiệc buffet cho trẻ ở Trường Mầm non và Tiểu học Hoa Sen, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Bà Trần Hà Trang – Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên phát triển giáo dục Phú Nhân Nghĩa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, nắm bắt được xu hướng và tâm lí của trẻ, trường thường xuyên tổ chức các buổi tiệc buffet vào cuối tháng và các ngày lễ.
Mục đích là để trẻ làm quen với việc ăn tiệc chung, rèn luyện cho trẻ những kĩ năng như xếp hàng, chờ tới lượt lấy đồ ăn, kĩ năng giao tiếp trên bàn ăn, kĩ năng giao tiếp ứng xử. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp trẻ có cơ hội trao đổi, học hỏi về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng đồ ăn…
Bàn ăn đủ dinh dưỡng, phong phú về đồ ăn và bày biện đẹp mắt.
“Thông qua hình thức ăn tự chọn như tiệc buffet, trẻ sẽ hiểu thêm về sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực phương Tây và Việt Nam. Qua đó, dạy trẻ thói quen tự phục vụ, tự lựa chọn. Dần dần, hình thành cho trẻ sự tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn trong sinh hoạt hàng ngày, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ”, bà Trang chia sẻ thêm.
Hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cho trẻ
Một bữa tiệc buffet là bữa ăn không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn được bày biện khá đẹp mắt, cộng với cách tổ chức ăn uống tự chọn sẽ tạo được hứng thú ăn uống và học hỏi của trẻ.
Chị Đào Thu Trang – phụ huynh có con theo học ở Trường Mầm non Phú Nhân Nghĩa nói: “Ngay từ nhỏ, tôi đã lựa chọn cho con ăn theo hình thức BLW – ăn chủ động. Việc ở trường trẻ tiếp tục được hoàn thiện những kĩ năng này khiến phụ huynh rất yên tâm về sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường và gia đình. Bé nhà tôi cũng rất hào hứng khi tham gia các bữa tiệc buffet ở trường và không có cảm giác áp lực về việc ăn uống”.
Bé Nguyễn Ngọc Quang (Trường Mầm non Hoa Trạng Nguyên, Kỳ Anh) hào hứng: “Cháu rất thích các bữa tiệc buffet ở trường. Cháu thích cảm giác đứng xếp hàng chờ đến lượt, tự chọn đồ ăn mà mình yêu thích và chia sẻ đồ ăn với bạn. Ngoài ra cháu cũng có thể giúp đỡ bạn nếu bạn không thể tự lấy đồ ăn cho mình”.
Các bé tự mình lựa chọn đồ ăn theo nhu cầu bản thân.
Lãnh đạo Trường Mầm non Hoa Sen (thị xã Kỳ Anh) cho biết, ăn uống không chỉ là thưởng thức mà còn là cơ hội trải nghiệm và học tập. Bữa ăn không áp lực, không nước mắt là một trong những tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc đối với trẻ mầm non.
Những bữa tiệc buffet luôn đem lại niềm vui cho mọi người, dù đó là người lớn hay trẻ em. Tiệc buffet cho trẻ mầm non sẽ là một lựa chọn thú vị và bổ ích khi ăn uống không chỉ là nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà còn có thể trở thành một hoạt động giúp trẻ có thêm cơ hội để học tập và hoàn thiện nhân cách, kĩ năng sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Cùng với dạy học, những năm gần đây, ngành Giáo dục các địa phương trong tỉnh chú trọng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các cơ sở giáo dục với nhiều hoạt động sáng tạo, bổ ích, hợp với từng lứa tuổi.
Trường Tiểu học Yên Thanh (TP Uông Bí) phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và phòng tránh đuối nước cho học sinh.
Tiểu học Yên Thanh (TP Uông Bí) là một trong những trường học thực hiện tốt, linh hoạt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Song song với thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Mỗi bài học, mỗi hoạt động, nhà trường và các giáo viên xây dựng nhằm hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, như tự phòng vệ để phòng tránh bắt cóc trẻ em, phòng chống tai nạn đuối nước, tham gia giao thông an toàn. Nhờ đó, các em dần hình thành các kỹ năng cơ bản: Tự đội mũ bảo hiểm; tự buộc tóc đối với học sinh nữ; tự phục vụ khi ăn cơm, quét lớp và sắp xếp sách vở gọn gàng. Nhiều phụ huynh chia sẻ, gửi giáo viên những video học sinh biết giúp bố, mẹ việc nhà.
Phòng GD&ĐT các địa phương trong tỉnh đều chỉ đạo các trường quan tâm hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhiều trường học đã có những giải pháp hay trong việc giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh. Tiêu biểu như ngành Giáo dục TX Quảng Yên thực hiện lồng ghép nội dung về giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, du lịch, đưa các làn điệu dân ca (hát đúm), trò chơi dân gian, dạy học gắn với Khu di tích lịch sử Bạch Đằng ... vào các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo vệ di sản.
Một số nội dung học tập của học sinh chuyển sang hướng trải nghiệm thực tế: Tại các làng nghề truyền thống; các trường dạy nghề theo chương trình hướng nghiệp; thăm doanh trại quân đội. Năm học vừa qua, Quảng Yên có 31 trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, với 5.337 học sinh tham gia.
Học sinh Trường Tiểu học Hữu Nghị (TP Hạ Long) tham gia buổi ngoại khóa hướng dẫn làm các món quà 20/10 tặng mẹ, tặng bà, tặng cô giáo.
Ngành Giáo dục TP Hạ Long chỉ đạo các trường tích hợp trong các môn học chính khóa hoạt động trải nghiệm, lao động; qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các câu lạc bộ... Các trường học tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, hướng đến rèn kỹ năng: Xây dựng các CLB Stem nghiên cứu khoa học, CLB thể dục thể thao; tăng cường hoạt động trải nghiệm. Căn cứ vào nhu cầu tự nguyện của phụ huynh học sinh, một số nhà trường còn liên kết với các trung tâm giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ở các huyện vùng cao như Bình Liêu, Ba Chẽ..., dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, nhưng nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm hơn trước. Ngành Giáo dục huyện Bình Liêu chỉ đạo các trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua lồng ghép vào các môn học, như: Môn Sinh học giúp học sinh có kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe; môn Hóa học hình thành ở các em một số kỹ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học; chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa. Qua đó, học sinh được tham gia tìm hiểu, hoạt động nhóm, thực hành gói bánh, vẽ tranh, làm quà tặng; các em đã bớt rụt rè, tự tin hơn khi làm việc nhóm và khi đứng trước đám đông.
Giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường thông qua các hoạt động sáng tạo góp phần giúp học sinh hình thành những thói quen tốt, hình thành và phát triển nhân cách.
Xây dựng trường học hạnh phúc từ việc 'học mà chơi - chơi mà học' Không chỉ tạo sân chơi trí tuệ, những hoạt động trải nghiệm khác tại Trường Tiểu học Điện Biên 1 đã giúp học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng. Học sinh Mạc Đinh Bảo Ngọc giành chiến thắng trong cuộc thi "Rung chuông vàng". Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022),...