Dạy kỹ năng sống cho con: Bố mẹ bận rộn đến đâu cũng đừng bao giờ lơ là kẻo lớn lên con phải chịu thua thiệt với bạn bè
Những đứa trẻ có kỹ năng sống vượt trội luôn biết cách vượt lên dẫn đầu và dễ dàng đạt được thành công hơn người.
Dạy con kỹ năng sống tức là giúp con học thích nghi và biết cách xử lý vấn đề trong mọi tình huống. Việc dạy này sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nếu những bài học được lồng ghép trong các việc vặt mà trẻ được làm hàng ngày. Khi bố mẹ cho con làm việc càng sớm, kỹ năng sống của con sẽ càng phát triển nhanh chóng. Điều này là tiền đề cho những thành tựu trong cả học tập và cuộc sống của con sau này.
Để biết nên giao việc nào phù hợp với độ tuổi hiện tại của con, bố mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau đây:
Những việc cho trẻ 2 tuổi
1. Nhặt đồ chơi
Điều này sẽ dạy cho con rằng dù ở độ tuổi rất nhỏ nhưng con hoàn toàn có thể giúp đỡ bố mẹ theo cách của mình. Đây cũng là điều đơn giản và gần gũi với các con.
Bố mẹ hãy chọn một cái giỏ gần chỗ chơi của con, hướng dẫn con nhặt đồ chơi và cho vào giỏ để con làm theo. Luôn khuyến khích khi con làm xong việc lần đầu tiên và khen ngợi khi con tự giác làm vào những lần tiếp theo. Việc này giúp con hình thành được tính cách ngăn nắp gọn gàng và khả năng tìm kiếm, phân loại một cách đơn giản.
2. Rửa rau củ quả
Để con được giúp bố mẹ rửa rau củ quả trước bữa ăn cũng là một việc phù hợp cho trẻ lên 2. Mặc dù việc này có thể khiến con bị ướt quần áo, làm thời gian chuẩn bị bữa ăn của bố mẹ lâu hơn rất nhiều nhưng hãy kiễn nhẫn để con được giúp đỡ bố mẹ. Bởi đây là bài học quan trọng giúp con hiểu bước đầu tiên trong việc chuẩn bị bữa ăn cho chính mình là gì.
Để con tự chăm sóc vườn cây cũng là một cách dạy con kỹ năng sống hiệu quả.
3. Phân loại quần áo
Ở độ tuổi này, con thích được chạm và giữ đồ vật trên tay mình. Bởi vậy, con sẽ rất háo hứng khi được giúp đỡ bố mẹ phân loại quần áo để cho vào máy giặt, hay cùng học cách gấp quần áo với bố mẹ mỗi ngày.
Những việc cho trẻ 3 – 4 tuổi
1. Lau sạch đồ đạc
Bố mẹ hãy đưa cho con một miếng vải sạch và nhờ con lau giúp những đồ vật gần gũi với con như kệ sách, giỏ đồ chơi, những món đồ con ưa thích. Việc này sẽ giúp rèn luyện sự sạch sẽ, kiên nhẫn cho con.
Video đang HOT
2. Phân loại đồ vật
Khác với phân loại quần áo khi lên 2, trẻ ở độ tuổi lớn hơn một chút sẽ thích những việc phức tạp hơn như phân loại đồ đi chợ của mẹ chẳng hạn. Khi cùng nhau cất đồ đã mua vào tủ, hãy nhờ con phân loại đâu là đồ cất vào tủ lạnh, đâu là đồ cất vào tủ bếp, hay những món đồ gia dụng nho nhỏ. Việc này là bước đệm để con học cách tự mua sắm và sắp xếp đồ đạc trong tương lai.
3. Tự dọn giường
Ở tuổi này, con có thể bắt đầu cố gắng dọn dẹp chăn gối trên giường vào buổi sáng. Bố mẹ hãy dạy con cách xếp gọn thú bông, gối vào một chỗ và kéo chăn phủ lên một cách gọn gàng.
Những việc cho trẻ 5 – 6 tuổi
1. Chăm sóc thú cưng
Dạy con cách đổ thức ăn vào bát cho thú cưng trong nhà vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày. Giao cho con việc chú ý bát nước của thú cưng, nếu sắp hết con có thể đổ đầy lại hoặc nhờ bố mẹ giúp đỡ. Những việc này giúp dạy con về trách nhiệm cũng như giúp con làm quen với việc sắp xếp công việc theo lịch và hoàn thành đúng hạn.
Chăm sóc thú cưng là cách đơn giản để giúp con hiểu về trách nhiệm.
2. Tự chọn quần áo
Cho con tự phân loại quần áo và xác định những món đồ nào phù hợp với thời tiết. Định kỳ hàng năm bố mẹ cũng cùng con phân loại những món đồ cất giữ cho sang năm, những món đồ có thể đem đi quyên góp. Điều này dạy cho con kỹ năng tổ chức và cũng giúp bố mẹ không gặp phải tình trạng con liên tục vứt quần áo lung tung khắp phòng.
3. Lập danh sách việc cần làm
Ở tuổi này con con đã bắt đầu học cách ghi nhớ nhiều việc phải làm và tuần tự thực hiện chúng để chuẩn bị cho bậc tiểu học. Bố mẹ có thể cho con làm quen bằng cách gợi ý con đọc tên những việc cần làm theo thứ tự và tự viết hoặc vẽ minh họa lên một tờ giấy. Con sẽ chọn dán tờ giấy đó ở chỗ dễ nhìn và nhớ chính xác những việc mình phải làm. Đây là bước đầu tiên trong việc dạy trẻ lập kế hoạch cho chính mình.
Những việc cho trẻ 7 – 9 tuổi
1. Chuẩn bị bữa ăn
Để con tự sắp xếp bát đũa đúng chỗ của mỗi người trên bàn ăn, giúp mẹ nấu bữa tối và dọn dẹp bàn ăn sau khi ăn xong. Việc này giúp con học cách chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình.
Để con học cách chuẩn bị bữa ăn sẽ giúp con biết cách tự chăm sóc bản thân.
2. Cùng nhau làm vườn
Chọn những ngày cuối tuần ngập nắng, cả nhà có thể cùng nhau dọn dẹp vườn, tưới cây hay tắm cho thú cưng. Con sẽ nhận nhiệm vụ đơn giản như tưới nước cho cây, nhổ cỏ dại hay giúp bố mẹ dội nước cho thú cưng sạch hết xà phòng. Vừa làm con sẽ vừa học được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Cho con tự cất đồ chơi, dọn giường sau khi ngủ dậy, làm sạch phòng, giữ đồ đạc gọn gàng đúng chỗ sau khi dùng xong. Khi con được tự mình làm tất cả những công việc này, con sẽ tránh được rất nhiều rắc rối sau này trong khi bước vào độ tuổi thiếu niên.
Những việc cho trẻ 10 – 12 tuổi
1. Quản lý tài chính cơ bản
Dạy con về quản lý tài chính đơn giản bằng cách cho con lập một danh sách các vật dụng cần thiết cho ngôi nhà, tìm kiếm giá cho từng loại và xác định một số tiền tối thiểu cần thiết để mua chúng. Con cũng sẽ lập danh sách tương tự cho những món đồ cá nhân của con. Học cách sắp xếp thứ tự mua từ rất cần đến chưa cần thiết.
Ô tô, xe máy hay xe đạp đều là những phương tiện để cả nhà sử dụng thường xuyên và chúng cũng cần được rửa sạch như đồ đạc của con vậy. Thay vì mang ra tiệm rửa xe hay tự làm mọi thứ một mình. Hãy để con được giúp một tay và học hỏi thêm về cấu tạo của chiếc xe hay cách để làm sạch và giữ gìn chúng.
3. Học cách sử dụng các loại máy móc trong nhà
Không chỉ đơn giản là bỏ quần áo vào máy giặt là được, ở độ tuổi này, hãy dạy con cách sử dụng chúng bằng cách chọn chế độ giặt, mực nước hay ngăn nào là ngăn để nước giặt, ngăn nào để nước xả và ngăn nào cho thuốc tẩy. Dạy con tương tự với lò vi sóng, lò nướng hay nồi cơm điện. Đây là những kỹ năng cơ bản chuẩn bị cho cuộc sống tự lập của con sau này.
Trẻ khó tiếp thu bài khi học từ xa, cha mẹ cần làm gì?
Các chuyên gia cho rằng cha mẹ nên giúp con cái phát triển các kỹ năng đọc, làm toán và xã hội trong thời gian ở nhà học từ xa vì Covid-19.
Cha mẹ cần dạy các kỹ năng quan trọng cho trẻ khi ở nhà vì Covid-19 - Ảnh chụp màn hình Telegraph
Trong bối cảnh nhiều học sinh trên thế giới phải ở nhà và học từ xa, các bậc cha mẹ phải vất vả vừa lo công việc của mình, vừa phải theo dõi quá trình học của trẻ.
Nhiều người cảm thấy có lỗi khi con cái khó thể tiếp thu hết các kiến thức cũng như hoàn tất các bài tập. Theo The Conversation, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rằng họ không thể thay thế các thầy cô, cũng như không thể dành toàn thời gian giúp trẻ học.
Dịch Covid-19 khiến hoạt động giáo dục bị xáo trộn và nhà trường cũng không hy vọng học sinh tiếp thu trọn vẹn các kiến thức được truyền thụ, nhất là học sinh tiểu học.
Giai đoạn chuẩn bị
Bà Olivia Parry, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bondi (Úc) cho biết có ngày học sinh nộp các bài tập vô cùng xuất sắc nhưng một số ngày lại không nộp bài nào.
"Tôi muốn các bạn biết rằng điều này không sao, đừng so sánh con bạn với những học sinh khác", theo bà Parry.
Theo các chuyên gia, có nhiều thứ khác cần lưu ý trong giáo dục vào thời điểm hiện nay, thay vì chỉ tập trung vào sách giáo khoa. Tại Úc, bình thường các trường cũng phải vất vả để dạy kịp chương trình. Tuy nhiên, giáo dục còn nhằm trang bị cho các em kỹ năng nắm bắt những nội dung cần thiết. Một số nghiên cứu nhận thấy khi trường học đóng cửa vì dịch bệnh hay chiến tranh, trách nhiệm giáo dục thường được đẩy về cho gia đình.
Trong khi đó, những em có khả năng nắm bắt kịp nội dung khi trở lại trường đều thuộc những gia đình tạo điều kiện để các em đọc, làm toán và phát triển kỹ năng xã hội.
Trong nghiên cứu về những người tị nạn châu Âu trong và sau Thế chiến thứ 2, giáo sư Reuven Feuerstein nhận thấy những trẻ có mẹ tin tưởng và đầu tư vào kỹ năng học dường như dễ vượt qua khó khăn hơn trong học tập.
Ba ưu tiên quan trọng
Do đó, các chuyên gia cho rằng điều tốt nhất có thể làm cho trẻ là duy trì niềm đam mê học tập cũng như các kỹ năng đọc, làm toán và kỹ năng xã hội.
Một trong những cách hữu hiệu nhất để xây dựng vốn từ là thông qua việc đọc. Nếu một ngày không học được nhiều ở nhà nhưng các em đọc sách khoảng 10 phút cũng được xem là thành công.
Việc đọc sách giúp tăng khả năng nhận thức và trang bị cần thiết để đạt thành tích học tập tốt.
Cần giải thích việc luyện kỹ năng đọc cũng giống như luyện cơ bắp, thậm chí có thể bắt đầu bằng việc đọc 5 phút mỗi ngày rồi tăng dần mỗi ngày thêm 1 phút. Ngay cả việc đọc truyện tranh hay truyện cười cũng tốt hơn không đọc gì cả.
Bên cạnh đó, nên kể chuyện cho trẻ, chia sẻ những câu chuyện đem lại cảm giác trách nhiệm.
Về toán học, giáo trình đã có nhà trường lo và cha mẹ cần cố gắng khuyến khích trẻ theo chương trình. Tuy nhiên, nếu trẻ khó học hết, cần giúp các em làm ít nhất một vài bài tập mỗi ngày.
Việc làm vài bài tập mỗi ngày là kỹ năng tốt hơn gom lại làm vào một ngày để rồi dễ quên. Có thể bấm giờ để xem trong 10 phút trẻ có thể giải bao nhiêu bài toán rồi từ từ tăng dần thời gian.
Làm việc với các con số không chỉ đơn thuần là giải toán mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng phán đoán và giải quyết vấn đề, thông qua việc đếm, đo lường, tính toán, so sánh và ước tính.
Giáo dục cũng xem trọng phát triển các kỹ năng cảm xúc và xã hội vốn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Các kỹ năng xã hội không tự nhiên có mà thường cần được dạy. Các kỹ năng này bao gồm thái độ, kỷ luật cá nhân và vệ sinh, và nơi tốt nhất để dạy những kỹ năng này là trong gia đình.
Cha mẹ có thể giúp trẻ thông qua những thời khóa biểu hằng ngày, chẳng hạn như thay đồ, chải tóc, đánh răng mỗi sáng trước 8 giờ và khuyến khích trẻ tự đưa ra những quy định cá nhân.
Khánh An
Cách ly xã hội là "thời cơ vàng" để dạy trẻ nấu ăn Việc các trường học, nhà trẻ đóng cửa, các hoạt động thể thao tạm ngừng do cách ly xã hội vì dịch Covid-19 được xem là cơ hội vàng để phụ huynh dạy trẻ kỹ năng nấu ăn. Theo Psychology Today (một tạp chí tâm lý học của Hoa Kỳ), trẻ thường xuyên ăn tối cùng gia đình mang lại nhiều lợi ích...